Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Một số điểm cần lưu ý khi luyện nghe Toeic Part 3 - Short conversation TOEIC Test

2 loại câu hỏi trong phần Luyện nghe TOEIC Listening - Part 3 Short  Conversation lúc bạn luyện thi TOEIC sẽ bắt gặp:
  • Câu hỏi về thông tin chi tiết
  • Câu hỏi về thông tin tổng hợp.
Đối với loại câu hỏi thông tin chi tiết, các bạn có thể đoán trước thông tin cần nghe trong lời nói của nhân vật nào. Trong trường hợp trong câu hỏi hoặc đáp án cho sẵn có đề cập đến tên công ty hoặc tên một nơi nào đó thì chắc chắn trong đoạn đối thoại sẽ đề cập đến những vấn đề như vậy nên các bạn cần ghi nhớ điều này.

Đối với loại câu hỏi về thông tin tổng hợp, một số loại câu hỏi thường gặp như: What are the speakers mainly talking about? Where is the conversation probably taking place? Who are the speakers? Các bạn cần nắm rõ câu hỏi trước khi nghe câu đối thoại.


Sau đây là một số chiến lược làm bài đối với Phần Short conversation này:

1.    Phân bố thời gian hợp lí lúc ôn thi TOEIC luyện nghe TOEIC Part 3
  • Trước khi bắt đầu part 3, các bạn sẽ được nghe phần hướng dẫn trong 30 giây. Tránh lơ đãng vì nếu mất tập trungthif bạn sẽ không thể nắm bắt được ý của cuộc đối thoại ngay khi part 3 bắt đầu
 
  • Sau khi nghe hết đoạn đối thoại, bạn sẽ nghe 3 câu hỏi liên quan đến đoạn đối thoại đó. Thời gian đọc câu hỏi là 1 giây, thời gian ngắt quãng giữa các câu hỏi là 8 giây. Tức là sau khi kết thúc đoạn đối thoại bạn có 27 giây để trả lời tất cả các câu hỏi trước khi bước sang đoạn đối thoại tiếp theo.

Vậy khi nghe đọc đến câu hỏi thứ 3, các bạn phải nhanh chóng giải quyết hết các câu hỏi và dùng khoảng thời gian còn lại để đọc đoạn tiếp theo.
  • Trong 3 câu hỏi tương ứng với đoạn hội thoại, chắc chắn có 1 câu hỏi về thông tin cụ thể. Bạn không giành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi
 
  • Khó có thể nhớ hết thông tin trong đoạn đối thoại đã qua, do đó đừng lãng phí thời gian để tìm đáp án cho câu hỏi đã qua, hãy tập trung làm quen với việc phân bố thời gian sao cho khi nghe xong câu hỏi thứ 3 bạn đã bắt đầu đọc đến đoạn đối thoại tiếp theo.

2.    Chọn đáp ứng cho câu hỏi luyện nghe TOEIC
  • Bạn vừa phải nghe 10 đoạn đối thoại, vừa phải đọc những câu hỏi và đáp án có sẵn trong đề chỉ trong vòng 10-11 phút. Nếu bạn tập trung nghe kĩ thì sẽ ko đọc được câu hỏi, nếu bạn chăm chú đọc câu hỏi và đáp án có sẵn thì sẽ không nghe kĩ được. Vì vậy, bạn phải phân bổ thời gian hợp lí để loại bỏ hết những yếu tố gây trở ngại
 
  • Nếu bạn đánh dấu đáp án vào phiếu Answer sheet ngaykhi tìm thấy câu trả lời sẽ mất tập trung và không có thời gian đọc những câu hỏi tiếp theo. 

3.    Lưu ý
  • Hãy phân tích thật nhanh loại câu hỏi trong đề thi và đoán xem đoạn đối thoại nói về vấn đề gì. Hãy tập làm quen để nắm bắt được thể loại của câu hỏi được cho và cách nghe mỗi thể loại. 
  • Ví dụ thể loại câu hỏi liên quan đến toàn bộ bài hội thoại; loại câu hỏi liên quan đến việc sẽ làm; câu hỏi Why, câu hỏi How, câu hỏi When


Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm luyện thi TOEIC về cách làm bài cũng như kinh nghiệm thi đối với thể loại Short Conversation TOEIC Test. Nếu có thắc mắc gì, tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Mẫu câu hỏi và trả lời khi đi phỏng vấn xin việc

 

Để giao tiếp tiếng Anh thành thục, chúng ta cần bỏ thời gian để trau dồi khả năng nói tiếng Anh, luyện tập trong nhiều tình huống khác nhau như: trao đổi công việc trực tiếp, qua điện thoại, phỏng vấn, buổi họp ... để nâng cao vốn từ vựng, diễn đạt sao cho tự nhiên và chính xác nhất. Nếu bạn sắp tới sẽ có cuộc phỏng vấn công việc bằng tiếng Anh quan trọng thì chuẩn bị kỹ lưỡng kỹ năng nói tiếng Anh lưu loát là điều các bạn không thể bỏ qua!

Sau đây bài viết sẽ chia sẻ những mẫu câu hỏi thường gặp và cách trả lời khi đi phỏng vấn xin việc dành cho các bạn đang luyện thi Toeic nói riêng và các bạn học tiếng Anh nói chung. 

ms hoa toeic, giao tiep tieng anh hang ngay

1. Tell me a little about yourself : Hãy cho tôi biết một chút về bản thân bạn.

Trả lời:

+ "I grew up in VN and studied accounting. I worked at an accounting firm for two years and I enjoy bicycling and jogging.”
“Tôi lớn lên ở VN và học ngành kế toán. Tôi đã làm việc tại một công ty kế toán trong hai năm và tôi thích đi xe đạp và chạy bộ.”

+ “I’m a hard worker and I like to take on a variety of challenges. I like pets, and in my spare time, I like to relax and read the newspaper.”
“Tôi là một người làm việc chăm chỉ và tôi muốn đón nhận nhiều thử thách khác nhau. Tôi thích thú cưng, và lúc rảnh rỗi, tôi thích thư giãn và đọc báo.”

+ “I’ve always liked being balanced. When I work, I want to work hard. And outside of work, I like to engage in my personal activities such as golfing and fishing.”
“Tôi luôn luôn muốn ở trạng thái cân bằng. Khi tôi làm việc, tôi muốn làm việc chăm chỉ. Và khi không làm việc, tôi thích tham gia vào các hoạt động cá nhân của tôi chẳng hạn như chơi gôn và câu cá.”

+ “I’m an easy going person that works well with everyone. I enjoy being around different types of people and I like to always challenge myself to improve at everything I do.”
“Tôi là người dễ hợp tác làm việc tốt với tất cả mọi người. Tôi thích giao thiệp với nhiều loại người khác nhau và tôi luôn luôn thử thách bản thân mình để cải thiện mọi việc tôi làm.”

2. What are your strengths ?: Thế mạnh của bạn là gì?

Trả lời:

+ “I believe my strongest trait is my attention to detail. This trait has helped me tremendously in this field of work.”
“Tôi tin rằng điểm mạnh nhất của tôi là sự quan tâm của tôi đến từng chi tiết. Đặc trưng này đã giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực này.”

+ “I’ve always been a great team player. I’m good at keeping a team together and producing quality work in a team environment.”
“Tôi luôn là một đồng đội tuyệt vời. Tôi giỏi duy trì cho nhóm làm việc với nhau và đạt được chất lượng công việc trong một môi trường đồng đội. ”
+ : “After having worked for a couple of years, I realized my strength is accomplishing a large amount of work within a short period of time. I get things done on time and my manager always appreciated it.”
“Sau khi làm việc một vài năm, tôi nhận ra thế mạnh của tôi là thực hiện một khối lượng lớn công việc trong một khoảng thời gian ngắn. Tôi hoàn thành mọi việc đúng thời hạn và quản lý của tôi luôn luôn đánh giá cao điều đó.”

3. “What are your weaknesses? : “Điểm yếu của bạn là gì?”

Trả lời:

+ “This might be bad, but in college I found that I procrastinated a lot. I realized this problem, and I’m working on it by finishing my work ahead of schedule.”
“Điều này có thể là xấu, nhưng ở đại học, tôi thấy rằng tôi thường hay chần chừ. Tôi đã nhận ra vấn đề này, và tôi đang cải thiện nó bằng cách hoàn thành công việc trước thời hạn.”

+ “I feel my weakness is not being detail oriented enough. I’m a person that wants to accomplish as much as possible. I realized this hurts the quality and I’m currently working on finding a balance between quantity and quality.”
“Tôi thấy điểm yếu của tôi là chưa có sự định hướng rõ ràng. Tôi là người muốn hoàn thành càng nhiều càng tốt. Tôi nhận ra điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiện tôi đang tìm cách cân bằng giữa số lượng và chất lượng.”

+ “I feel my English ability is my weakest trait. I know this is only a temporary problem. I’m definitely studying hard to communicate more effectively.”
“Tôi thấy khả năng tiếng Anh của tôi là điểm yếu nhất của tôi. Tôi biết đây chỉ là vấn đề tạm thời. Tôi chắc chắn sẽ học tập chăm chỉ để giao tiếp hiệu quả hơn.”

4. “What are your short term goals? : “Các mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?”

Trả lời:

+ “My short term goal is to find a position where I can use the knowledge and strengths that I have. I want to take part in the growth and success of the company I work for.”
“Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm một vị trí mà tôi có thể sử dụng kiến thức và thế mạnh mà tôi có. Tôi muốn cùng chia sẻ sự phát triển và thành công của công ty mà tôi làm việc cho.”

+ “I’ve learned the basics of marketing during my first two years. I want to take the next step by taking on challenging projects. My short term goal is to grow as a marketing analyst.”
“Tôi đã học được những điều cơ bản của việc tiếp thị trong hai năm đầu tiên. Tôi muốn thực hiện bước tiếp theo bằng cách tham gia vào những dự án đầy thách thức. Mục tiêu ngắn hạn của tôi là trở thành một nhà phân tích tiếp thị.”

+ “As a program manager, it’s important to understand all areas of the project. Although I have the technical abilities to be successful in my job, I want to learn different software applications that might help in work efficiency.”
“Là một người quản lý chương trình, điều quan trọng là phải hiểu mọi khía cạnh của dự án. Mặc dù tôi có những khả năng kỹ thuật để thành công trong công việc của tôi, nhưng tôi muốn tìm hiểu những ứng dụng phần mềm khác mà có thể giúp đỡ hiệu quả công việc.”

+ “My goal is to always perform at an exceptional level. But a short term goal I have set for myself is to implement a process that increases work efficiency.”
“Mục tiêu của tôi là luôn hoàn thành ở mức độ nổi bật. Tuy nhiên, mục tiêu ngắn hạn mà tôi đã đặt ra cho bản thân tôi là thực hiện việc làm tăng hiệu quả công việc.”

5. “What are your long term goals?” : “Các mục tiêu dài hạn của bạn là gì?”

Trả lời:

+ “I would like to become a director or higher. This might be a little ambitious, but I know I’m smart, and I’m willing to work hard.”
“Tôi muốn trở thành một giám đốc hoặc cao hơn. Điều này có thể là hơi tham vọng, nhưng tôi biết tôi thông minh, và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ.”

+ “After a successful career, I would love to write a book on office efficiency. I think working smart is important and I have many ideas. So after gaining more experience, I’m going to try to write a book.”
“Sau khi sự nghiệp thành công, tôi muốn viết một cuốn sách về hiệu quả làm việc văn phòng. Tôi nghĩ làm việc một cách thông minh là quan trọng và tôi có nhiều ý tưởng. Vì vậy, sau khi có được nhiều kinh nghiệm hơn, tôi sẽ thử viết một cuốn sách.”

+ “I’ve always loved to teach. I like to grow newer employees and help co-workers where ever I can. So in the future, I would love to be an instructor.”
“Tôi luôn yêu thích việc giảng dạy. Tôi muốn gia tăng những nhân viên mới hơn và giúp đỡ các đồng nghiệp ở bất kỳ nơi nào mà tôi có thể. Vì vậy, trong tương lai, tôi muốn trở thành một giảng viên.”

+ “I want to become a valued employee of a company. I want to make a difference and I’m willing to work hard to achieve this goal. I don’t want a regular career, I want a special career that I can be proud of.”
“Tôi muốn trở thành một nhân viên được quý trọng của một công ty. Tôi muốn tạo nên sự khác biệt và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu này. Tôi không muốn có một sự nghiệp bình thường, tôi muốn có một sự nghiệp đặc biệt mà tôi có thể tự hào.”
Hi vọng rằng với những câu giao tiếp tiếng Anh chuyên nghiệp trên đây sẽ giúp cho các bạn có thể tự tin trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc. Chúc các bạn học tập tốt nhé!

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Sự khác nhau giữa Want và Need

Want và Need – Sự khác nhau giữa Want và Need

Want và Need có thể thay thế nhau khi nói đến sở hữu hay thu cái gì đó Need chỉ điều thật sự cần để ai đó tồn tại, Want chỉ điều mà ai đó mong muốn có thể là ở hiện tại hoặc tương lai.



- Khi nói đến sở hữu hoặc thu được thứ gì đó, người ta thường sẽ dùng wantneed thay thế cho nhau.


- Tuy nhiên, trên thực tế wantneed vẫn có những ý nghĩa khác nhau như sau:

Định nghĩa thuật ngữ:

NEED (nhu cầu): là trạng thái cảm giác thiếu thốn một cái gì đó mà con người cảm nhận được và cần được thỏa mãn trong tâm thức. Theo tháp nhu cầu Maslow, ta thấy con người có 5 dạng nhu cầu: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, xã hội, được tôn trọng và cuối cùng là tự thể hiện. Tùy theo mỗi mức độ mà con người có những nhu cầu khác nhau và những nhà marketing chuyên nghiệp giỏi thì phải biết thỏa mãn họ một cách tốt nhất, nâng NEED lên thành WANT.

 WANT (mong muốn): là một thuật ngữ cao hơn NEED một xíu. Ví dụ mọi người need iphone nhưng mỗi người lại tự chọn cho mình các mẫu iphone khác nhau như: Iphone 7, iphone 7plus, Iphone 8, Iphone X… Vì thế phải làm sao để khách hàng mua sản phẩm thì phải tùy thuộc vào giá trị mà sản phẩm đem lại cho

Ví dụ:
I want to own a car, while she wants to travel to Egypt.
Tôi muốn sở hữu một chiếc xe, trong khi cô ấy muốn đi du lịch đến Ai Cập.


- Want có thể thay đổi theo thời gian. Trong khi need không thay đổi trong suốt cuộc đời của con người.


Ví dụ:
People have many objective needs such as food, water, shelter and even air.
Con người có nhiều nhu cầu khách quan như thực phẩm, nước, chỗ ở và thậm chí là không khí.

- Tuy nhiên, nhiều người vẫn có một điều khúc mắc giữa wantneed đó là làm sao để biết đâu thực sự là want, đâu thực sự là need của họ. Để giải quyết bạn có thể tự hỏi mình câu hỏi sau:

Have you been able to survive without this?
Bạn đã có thể sống mà không cần thứ này không?

Nếu câu trả lời là yes thì đó là want, không cần biết bạn muốn có nó ngay bây giờ như thế nào.
Từ  khóa:

Những cụm từ đồng nghĩa hay gặp trong Toeic

Hôm nay mình xin giới thiệu tới các bạn những cụm từ đồng nghĩa hay gặp trong đề thi Toeic. Mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm vốn từ vựng cũng như tránh được bẫy của bài thi Toeic tốt hơn.
Từ khóa:


  1. applicant = candidate: ứng viên
  2. shipment = delivery: sự giao hàng
  3. energy = power: năng lượng
  4. employee = staff: nhân viên
  5. schedule = calendar: lịch
  6. brochure = booklet = leaflet: sách/ tờ rơi quảng cáo
  7. route = road = track: tuyến đường
  8. down town = city centre: trung tâm thành phố
  9. signature = autograph: chữ kí
  10. people = citizen = inhabitants: người dân
  11. travelers = commuters: người đi lại
  12. improvement = renovation = development: sự cải tiến
  13. law = regulation = principle = rule: luật lệ
  14. transportation = vehicle = means: phương tiện giao thông
  15. announce = inform = notify: thông báo
  16. book = reserve: đặt trước
  17. buy = purchase: mua
  18. cancel = abort = call off: hủy lịch
  19. delay = postpone: trì hoãn
  20. decrease = cut = reduce: cắt giảm
  21. like = to be in favor of = enjoy = to be keen on: yêu thích
  22. seek = look for = search for: tìm
  23. require = ask for = need: đòi hỏi
  24. supply = provide: cung cấp
  25. confirm = bear out: xác nhận
  26. raise = bring up: nuôi nấng
  27. visit = come round to: ghé thăm
  28. telephone = call: gọi điện thoại
  29. continue = carry on: tiếp tục
  30. execute = carry out: tiến hành
  31. tidy = clean = clean up: dọn dẹp
  32. give out = distribute: phân bổ
  33. happen = come about: xảy ra
  34. omit = leave out: bỏ
  35. remember = look back on: nhớ lại
  36. suggest = put forward =get across: đề xuất
  37. extinguish = put out: dập tắt
  38. arrive = reach = show up: đến nơi
  39. discuss = talk over: thảo luận
  40. refuse = turn down: từ chối
  41. figure out = work out = find out: tìm ra
  42. annual = yearly: theo năm
  43. effective = efficent: hiệu quả
  44. famous = well-known = widely-known: nổi tiếng
  45. immediately = Instantly = promptly: ngay lập tức
  46. big = huge = gigantic = massive: to lớn
  47. defective = faulty = malfuntional: lỗi
  48. fragile = vulnerable = breakable: mỏng manh dễ vỡ
Chúc các bạn học tập thật tốt và đạt được mục tiêu đã đặt ra. 

Các kiến thức cần biết về tính từ trong tiếng Anh


1. Các loại tính từ
a) Chỉ định ( demonstrative): this, that, these, those
b) Phân biệt (distributive): each (mỗi), every (mọi) either, neither
c) Số lượng (quantitative): some, any, no, (a) little/ (a) few, many, much one, twenty
d) Nghi vấn (interrogative), which, what, whose
e) Sở hữu (possessive): my, your, his, her, its, our, their
f) Phẩm chất (quality): clever (khôn ngoan, thông minh), dry (khô), fat (béo, mập), golden, good, heavy,
(nặng, đầy), square (vuông).
2. This/these, that/those là các tính từ và đại từ chỉ định:
 This/these, that/those là các tính từ chỉ định:
This/ That + Danh từ đếm được số ít. Ví dụ: This house (This là tính từ chỉ định)
These/ Those + Danh từ đếm được số nhiều. Ví dụ: These houses (These là tính từ chỉ định)
Ví dụ:
This beach was quite empty last year. (Năm ngoái bãi biển này hoàn toàn vắng người).
These people come from that hotel over there. (Những người này từ khách sạn đàng kia đến).
What does that notice say? (Bảng thông báo đó nói gì vậy?)
Do you see those birds at the top of the tree? (Bạn có nhìn thấy những con chim ở trên ngọn cây
kia không?)
 This / these / that / those còn được dùng như đại từ:
This is my umbrella. That’s yours. (Đây là cái dù của tôi. Kia là của anh).
These are the old classrooms. Those are the new ones. (Đây là những lớp học cũ. Kia là những lớp học
mới).
 This/ these, that/ those dùng với one/ ones:
This shirt is expensive. I'll buy that one.
These shirts are expensive. I'll buy those ones.
 Cách dùng với sở hữu cách
This shirt is mine.
This is my umbrella. That is yours./ That is Ms Phuong's
This /these / that / those + danh từ + of + possessive (sở hữu cách)
Ví dụ: a friend of mine = my friend
a friend of Ms Phuong's = Ms Phuong's friend
This book of mine = my book
TÍNH TỪ (ADJ)
 Lưu ý cách dùng đại từ chỉ định this/ these, that/ those thay thế cho danh từ đã được nhắc
đến
The bookshelf of my room is better than that of his room.
The bookshelves of my room are better than those of his room.
 Those có thể có một mệnh đề quan hệ xác định theo sau:
Those who couldn’t walk were carried on stretchers. (Những ai không thể đi được thì được khiêng trên
cáng).
 This / that / these/ those có thể chỉ một cụm từ hay mệnh đề đã được đề cập trước:
He always tell lies. That makes me tired. = He always tell lies, which makes me tired.
(Anh ta luôn nói dối. Điều này khiến tôi mệt mỏi.)
They’re digging up my road. They do this every summer.
(Họ đang đào con đường của tôi. Họ làm việc này mỗi mùa hè)
He said I wasn’t a good wife. Wasn’t that a horrible thing to say?
(Anh ta nói rằng tôi không phải là một người vợ tốt. Đó không phải là một điều kinh khủng để nói à?)
3. Vị trí và chức năng của tính từ chỉ phẩm chất
a. Tính từ có thể làm tính từ (attributive use) hoặc bổ ngữ (predicate use).
- Tính từ thường đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ.
Ví dụ: It is a hot day.
This is a new car.
– Những trường hợp đặc biệt:
+ Đứng sau đại từ bất định everything, anything, something, nothing
I’ll tell you something new.
There is nothing new.
He’ll provide everything necessary.
+ Đứng sau một nhóm từ ngụ ý đo lường
The river is two hundred kilometers long.
The man is eighty years old. = An eighty – year – old man
The road is four metres wide.
+ Đứng sau danh từ khi cần một nhóm từ bổ nghĩa cho nó
I need to find an employee responsible for this job.
He wants a glass full of milk.
He is a man greedy of money
+ Trong trường hợp nhiều tính từ cùng bổ nghĩa cho một danh từ, có thể đặt sau
He has a face thin and worn, but eager and resolute.
b. Làm bổ ngữ
– Tính từ làm bổ ngữ khi nó kết hợp với một động từ làm thành vị ngữ trong câu.
Các động từ đó được gọi là “linking verb” - động từ nối, ví dụ: “to be, to turn, to become, to fall, to
keep, to, remain = stay, …”
Ví dụ: It is cold, wet and windy.
Nam fell asleep.
Tom became rich (Tom đã trở nên giàu có)
Ann seems happy (Ann dường như sung sướng)
Các linking verb thường gặp:
 Chỉ tri giác, cảm giác: look (trông), hear (nghe), smell (ngửi), sound (nghe), taste (nếm)
Ví dụ: The idea sounds interesting. (Ý kiến nghe hay đấy)
She looks tired today. (Hôm nay cô ta trông có vẻ mệt mỏi)
The dish tastes delicious
 Cấu trúc make + sb/sth + adj
Ví dụ: Don't make your parents sad. (Đừng làm cho bố mẹ bạn buồn.)
 Cấu trúc keep + sb/sth + adj
Keep your roon clean and tidy.
 Ngoài ra, các động từ nối khác cũng hay dùng là: appear (xuất hiện), feel (cảm thấy), get/ grow
(trở nên), keep (giữ), look (trông), turn (trở nên). Ví dụ:
Tom felt cold ( Tom cảm thấy lạnh)
He got/ grew impatient (Anh ta trở nên nôn nóng/ sốt ruột)
Lưu ý: Các linking verb khi không được dùng như là động từ nối thì chúng vẫn có thể được bổ nghĩa bởi
những trạng từ theo cách dùng quen thuộc. Sau đây là một số ví dụ về sự khác nhau trong cách dùng trạng
từ và tính từ:
He looked calm (tính từ) (Anh ta trông điềm tĩnh)
He looked calmly (trạng từ) at the angry crowd. (Anh ta điềm tĩnh nhìn vào đám đông giận dữ)
She turned pale (tính từ) (cô ta trở nên xanh xao)
He turned angrily (trạng từ) to the man behind him. (Anh ta giận dữ quay sang người đàn ông đứng sau
anh ta)
The soup tasted horrible (tính từ) (Súp nếm kinh khủng thật)
He tasted the soup suspiciously (trạng từ) (Anh ta nếm một cách nghi hoặc)
c. Một số trường hợp đặc biệt: Tính từ có thể có nhiều nghĩa
- Nghĩa của early (sớm) và late (muộn) có thể tùy thuộc vào vị trí của chúng: an early/ a late train (một
chuyến xe lửa sớm/ muộn) [câu này có nghĩa là chuyến xe lửa chạy đúng lịch trình là sớm hay muộn
trong ngày] còn the train is early/ late (xe lửa đến sớm/ muộn) [câu này có nghĩa là xe lửa đến sớm hay
muộn theo giờ ấn định]
- poor (nghèo): This is a poor family.
- poor (nghèo nàn): poor working condition

Đọc thêm:
Các công thức tiếng Anh thông dụng
Từ vựng chủ đề thời tiết
6 cuốn sách học từ vựng Ielts

Tên các cửa hàng thông dụng bằng tiếng Anh



Các loại cửa hàng thông dụng trong cuộc sống được gọi như thế nào trong tiếng Anh? Chúng ta cùng học từ vựng chủ đề này nhé.

antique shop – /ænˈtiːk.ʃɑːp/: cửa hàng đồ cổ
bakery – /ˈbeɪ.kɚ.i/: cửa hàng bánh ngọt
barbershop – /ˈbɑːr.bɚ.ʃɑːp/: hiệu cắt tóc nam
beauty salon – /ˈbjuː.t̬i sə ˌlɑːn/: tiệm làm đẹp
big-box store – /ˌbɪɡ.bɑːks ˈstɔːr/: cửa hàng tạp hóa (general store)
book club – /ˈbʊk ˌklʌb/: câu lạc bộ sách (bán sách cho thành viên với giá rẻ qua email hoặc đặt trước)
bookshop – /ˈbʊk.ʃɑːp/: hiệu sách

bookstall – /ˈbʊk.stɑːl/: cửa hàng sách (quy mô rất nhỏ và bán nhiều loại tạp chí)
booth – /buːθ/: quán cóc, bốt điện thoại
bottle shop – /ˈbɑː.t̬əl ˌʃɑːp/: cửa hàng bán rượu bia
boutique – /buːˈtiːk/: cửa hàng nhỏ bán quần áo, giày dép, …
bucket shop – /ˈbʌk.ɪt ˌʃɑːp/: đại lý vé máy bay giá rẻ, hoặc tổ chức dịch vụ du lịch giá rẻ
builders’ merchant – /ˈbɪl.dɚ.ˈmɝː.tʃənt/: cửa hàng vật liệu xây dựng

butcher shop – /ˈbʊtʃ.ərˌʃɑːp/: cửa hàng bán thịt
café – /kæfˈeɪ/: quán cà phê
cash-and-carry – /ˌkæʃ.ənˈker.i/: cửa hàng bán buôn
chain store – /ˈtʃeɪn ˌstɔːr/: chuỗi cửa hàng
charity shop – /ˈtʃer.ɪ.t̬i ˌʃɑːp/: cửa hàng bán đô từ thiện
pharmacy – /ˈfɑːr.mə.si/: hiệu thuốc
chip shop – /ˈtʃɪp ˌʃɑːp/: cửa hàng bán đồ ăn mang đi (thường là khoai tây chiên, cá chiên…)
laundry – /ˈlɑːn.dri/: cửa hàng giặt ủi
commissary – /ˈkɑː.mə.ser.i/: cửa hàng của nhà nước phục vụ cho các đối tượng đặc biệt (như quân nhân)
convenience store – /kənˈviː.ni.əns ˌstɔːr/: cửa hàng tiện ích
corner shop – /ˈkɔːr.nɚ ˌʃɑːp/: cửa hàng nhỏ bán đồ ăn và những thứ lặt vặt
deli – /ˈdel.i/ – quầy bán đồ ăn nhanh
delicatessen – /ˌdel.ə.kəˈtes.ən/: cửa hàng bán đồ ăn ngon (thường nhập khẩu từ nước ngoài)
department store – /dɪˈpɑːrt.mənt ˌstɔːr/: trung tâm thương mại cao cấp
dime store – /daɪm.stɔːr/: cửa hàng bán đồ rẻ tiền

drapery – /ˈdreɪ.pɚ.i/: cửa hàng đồ may mặc

duty-free – /ˌduː.t̬iˈfriː/: cửa hàng bán đồ miễn thuế

filling station – /ˈfɪl.ɪŋ ˌsteɪ.ʃən/: cửa hàng xăng dầu (petrol station)

flower shop – /flaʊər ˌʃɑːp/: cửa hàng hoa

garage – /ɡəˈrɑːʒ/: cửa hàng sửa chữa và bán xe ô tô

garden center – /ˈɡɑːr.dən ˌsen.t̬ɚ/: nơi bán các loại hạt giống, cây trồng

gift shop – /ˈɡɪft ˌʃɑːp/: cửa hàng bán đồ lưu niệm

haberdashery – /ˌhæb.ɚˈdæʃ.ɚ.i/: cửa hàng bán đồ kim chỉ, các dụng cụ may mặc (ở Mỹ: cửa hàng bán đồ lót nam)

hardware shop – /ˈhɑːrd.wer.ʃɑːp/: cửa hàng bán các vật dụng kim loại (ironmonger’s)

hypermarket – /ˈhaɪ.pɚˌmɑːr.kɪt/: siêu thị lớn (megastore)

junk shop – /ˈdʒʌŋk ˌʃɑːp/: cửa hàng bán đồ cũ

liquor store – /ˈlɪk.ɚ ˌstɔːr/: quán bán rượu bia mang đi không phục vụ tại quán)

newsstand – /ˈnuːz.stænd/: sạp báo (paper shop)

outfitter – /ˈaʊtˌfɪtər/: quầy bán đồ dã ngoại (quần áo, trại…)

perfumery – /pəˈfjuːm(ə)ri/: cửa hàng bán nước hoa

service center – /ˈsɝː.vɪs.ˈsen.t̬ɚ/: cửa hàng bán đồ phụ tùng

service station – /ˈsɝː.vɪs ˌsteɪ.ʃən/: cửa hàng bán xăng, dầu

stationery shop – /ˈsteɪ.ʃə.ner.i.ʃɑːp/: cửa hàng văn phòng phẩm

supermarket – /ˈsuː.pɚˌmɑːr.kɪt/: siêu thị

sweet shop – /ˈswiːt ˌʃɑːp/: cửa hàng bánh kẹo

Thành ngữ với động vật trong tiếng Anh



Thành ngữ tiếng Anh vô cùng thú vị khi nghĩa đen và nghĩa bóng mang ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Những thành ngữ dưới đây còn thú vị hơn rất nhiều khi trong câu đều xuất hiện con vật đó. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
·        Luyện nghe tiếng Anh
·        Thi thử toeic online
1. Ant in one’s pants – sốt sắng không yên, bồn chồn lo lắng

Kids are always jumping up and down and running all around. They seem to have an ant in their pants.

Lũ trẻ thường nhảy lên nhảy xuống và chạy khắp nơi. Chúng dường như không thể ngồi yên.

2. Eager beaver – tham công tiếc việc

Give that big project to the new girl, she’s a real eager beaver.

Hãy đưa dự án lớn cho cô gái mới, cô ấy là một người thực sự tham công tiếc việc.

3. Bee in one’s bonnet – bị ám ảnh về điều gì đó

She has a bee in her bonnet about stories of the victims in a serious persecution.

Cô ấy bị ám ảnh về câu chuyện của các nạn nhân trong một cuộc đàn áp nghiêm trọng.

4. Birds of a feather flock together – rất ăn ý, rất hợp nhau

You and Long will get along, you are will be birds of a feather flock together.

Cậu và Long sẽ hợp thôi, các cậu sẽ rất ăn ý.

5. A dark horse – người giỏi giang nhưng không thể hiện.

Anna’s such a dark horse – I had no idea she’d published a novel.



Anna đúng là người có năng khiếu mà không thể hiện – Tôi không biết là cô ấy vừa xuất bản cuốn tiểu thuyết.

6. A lone wolf – người thích một mình

He is a lone wolf. He doesn’t like getting close to anybody.

Anh ta là người thích một mình. Anh ta không muốn gần gũi ai cả.

7. A guinea pig – người hoặc vật thử nghiệm

My sister used me as a guinea pig to try her new dish.

Chị tớ dùng tớ để thử nghiệm món ăn mới của chị ấy.

8. Travel bug – đam mê du lịch

I was bitten by a travel bug, I want to go Paris by tomorrow.

Tớ muốn đi du lịch quá, tớ muốn tới Paris ngay ngày mai.

9. To have butterflies in your stomach – bồn chồn, lo lắng

I didn’t go on stage and perform tonight because I had butterflies in my stomach.

Tôi đã không tới sân khấu và biểu diễn tối nay vì tôi quá hồi hộp.

10. An early bird – người hay dậy sớm

She usually gets up at 4 a.m to do exercise. She’s really an early bird.

Cô ấy thường tỉnh dậy lúc 4 giờ sáng để tập thể dục. Cô ấy là một người hay dậy sớm.

11. A home bird – người hay thích ở nhà

He doesn’t want to get out in his free time. He is a home bird.

Cậu ấy không thích ra ngoài vào thời gian rảnh. Cậu ấy thích ở nhà.

12. A busy bee – con ong chăm chỉ

“I enjoyed being a busy bee, getting things done,” she said in her confident way.

“Tôi muốn là một chú ong chăm chỉ, khiến mọi việc hoàn thành.” Cô ấy nói với một vẻ rất tự tin.

13. An odd bird/ fish – người lập dị

Don’t wear that dress unless you want everyone to think you are an odd fish.

Đừng mặc cái váy đó trừ khi cậu muốn mọi người nghĩ cậu là một tên lập dị.

14. A rare bird – người có những đặc điểm hiếm có

He is really a rare bird. He can take long vacations and still make money.

Anh ta đúng là hiếm có. Anh ta có nhiều kỳ nghỉ dài ngày mà vẫn kiếm được tiền.

15. A dog in the manger – một người rất keo kiệt xấu tính

Hey son, you should not be a dog in the manger, you haven’t played that car any more so let your brother play with it.
Này con trai, con không nên keo kiệt như thế, con không chơi với cái xe đó nữa thì nên cho anh trai con chơi đi.

16. A cold fish – một người lạnh lùng vô cảm

The manager decided not to hire Tom because he came across like a cold fish during the interview.

Người quản lý quyết định không tuyển dụng Tom bởi vì cậu ta thể hiện rất vô cảm trong suốt buổi phỏng vấn.

17. A lame duck – một người, doanh nghiệp ở trong tình trạng khó khăn cần giúp đỡ

The company started as a lame duck that was saved by an innovative entrepreneur who decided to take some risk and go in a new direction.

Công ty khởi nghiệp rất khó khăn và được cứu thoát bởi một doanh nghiệp sáng tạo, họ đã quyết định chấp nhận một vài rủi ro để triển khai một hướng đi mới.

18. A sitting duck – một người, vật ở tình huống dễ bị hại

We can’t go into that dangerous area, we’d be sitting ducks!

Chúng tôi không thể tới nơi nguy hiểm như thế được, chúng tôi sẽ dễ bị tấn công.

19. Not hurt a fly – người hiền lành, vô hại

I don’t believe he did that, he doesn’t hurt a fly.

Tôi không tin anh ta làm điều ấy, anh ta không hại ngay cả một con ruồi.

20. Donkey’s year – thời gian dài dằng dặc

I haven’t been here in donkey’s years. I can’t believe how much the town has changed.

Tôi đã không ở đây một thời gian dài. Không thể tin được thị trấn đã thay đổi nhiều như thế này.