Section I: Listening Comprehension (100 câu hỏi, khoảng 45 phút làm bài)
Học toeic miễn phí
Part 1- Photographs– 20 câu (4 lựa chọn)
Bạn sẽ xem một ảnh chụp và được yêu cầu lựa chọn trả lời mô tả đúng những gì đang diễn ra trong hình. Các lựa chọn trả lời sẽ được đọc cho bạn; chúng sẽ không được in trong quyển đề thi.
Các câu hỏi đặt ra sẽ hỏi về người (people) hoặc vật (things). Để làm tốt phần này , ngay khi bạn nhìn thấy bức tranh bạn cần phải trả lời ngay các câu hỏi sau:
- Photos for People:
- Who are they?
- Where are they?
- What are they doing?
- What do thay look like?
- Photos for things
- What are they?
- Where are they?
- What was done to them
- What do they look like
Part 2- Question and Response– 30câu (3 lựa chọn)
Bạn sẽ nghe một câu hỏi và được yêu cầu chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi. Cả câu hỏi lẫn các lựa chọn trả lời đều sẽ được đọc nhưng không được in trong quyển đề thi Toeic.
Vấn đề đặt ra là nếu bạn sao nhãng không nghe được câu hỏi thì những đoạn phía sau thật là vô nghĩa. Khi bạn đã tập trung và nghe rõ được câu hỏi , hãy định hình ngay trong đầu xem nó đang đề cập đến cái gì. Điều này bạn có thể làm được nhờ bắt được một số key word như:
Identifying Time bạn sẽ nghe thấy một số từ như) When , How long, What time, Yet, still, late , early , morning,… , at 6.am,… today , this week,… yesterday, tomorrow…
Identifying People: Who , Whom , Whose, Who’s , Name, An Occupation title
Identifying a suggestion : Why don’t we… , Why don’t you…, Let’s…, What about…
Identifying a choice : What , which, or , prefer , rather ….
Identifying a reason: Why …, Why didn’t…, Excuse , reason…
Identifying a location : What , where , how far, next to, beside, left, right, near , far ,at , …, name of place….
Identifying an opinion : What , how , think , believe , your opinion, like ,…
Part 3- Short Conversations– 30câu (4 lựa chọn)
Bạn sẽ được nghe đoạn hội thoại sau đó trả lời câu hỏi, phần này lại khoai hơn phần trước một tí. Để làm tốt được phần này bạn phải nhanh chóng đọc câu hỏi của đoạn hội thoại đó và chú ý nghe nội dung từ đầu đến cuối cố gắng không bỏ sót chữ nào vì bạn không thể tưởng tượng được đâu chính những từ bị phát âm lướt qua lại là đáp án cho câu trả lời đấy. Phần này đòi hỏi cả tư duy logic để phán đoán câu trả lời
Phần này cũng tương tự phần trên , sau khi bạn đọc câu hỏi để biết được hỏi về cái gì , bạn hãy chú ý lúc nghe thấy các từ key word như trên
Part 4- Short Talks– 20câu (4 lựa chọn)
Phần này gồm 20 câu hỏi cho khoảng 7 đến 9 đoạn, mỗi đoạn văn sẽ có tối thiểu 2 câu hỏi, phần này là phần khó nhất trong bài nghe, nhưng lại là phần ít lừa đảo và đánh đố nhất, nó chỉ đòi hỏi bạn khả năng ghi nhận thông tin nhanh thôi. Để làm tốt phần này bạn cần phải đọc lướt nhanh các câu hỏi (như nói ở trên kia) …. Bạn cũng cần phải luyện nghe đoạn văn thường xuyên để quen với các ghi nhận các thông tin chính, vì các câu hỏi trong đề thi thường tậ trung hỏi các vấn đề chính, với cả nghe thường xuyên bạn đỡ bị căng thẳng hơn, không bị bỏ sót thông tin hơn.
MẸO LÀM BÀI THI PHÁT ÂM.
Những câu trắc nghiệm kiểm tra trình độ phát âm luôn làm bạn đau đầu, đúng không? Xin giới thiệu một vài tuyệt chiêu để bạn đương đầu với dạng kiểm tra trắc nghiệm này.
1. Hãy tự mình phát âm
Khi kiểm tra, tất nhiên chúng ta không được phép mang từ điển vào rồi. Do vậy, hãy tự phát âm thử xem nhé. Không chừng bằng kiến thức bạn học được trên lớp, cộng với kĩ năng nói được rèn luyện thường xuyên của bạn, dần dần, bạn sẽ phát hiện ra từ nào phát âm khác với những từ còn lại ngay.
Riêng về phần âm nhấn, cố gắng nhớ lại cách phát âm trong băng, hoặc cách phát âm của thầy cô, sau đó tự mình dựa vào cách đọc ấy mà chọn lựa đáp án. Tỉ lệ thành công khi áp dụng phương pháp này là 40%.
2. Luôn lắng nghe thật kĩ cách phát âm của thầy cô, bạn bè và trên băng cát-sét
Lắng nghe cách phát âm của của thầy cô, cố gắng khắc ghi lại trong đầu thì trình độ nói của bạn sẽ được nâng lên đáng kể. Chưa hết, nếu chú ý cách phát âm của bạn bè, bạn sẽ thấy họ có cách phát âm khác mình, từ đó bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để khắc phục nhược điểm.
Trên các từ điển điện tử, các phần mềm tiếng Anh trên net, hoặc băng cát-sét luôn có phần phát âm, hãy nghe đi nghe lại các từ có cùng một âm nhấn, hoặc giống nhau ở nguyên âm,phụ âm, bạn sẽ phân loại được dạng từ.
Thực hiện phương pháp này, hiệu quả là 60%.
3. Đi từ khái quát đến cụ thể
Trước hết bạn hãy phân loại các cách đọc nguyên âm, phụ âm khác nhau. Ví dụ, đọc nguyên âm trước, sau đó tìm từ có nguyên âm ấy đọc lạo nhiều lần. Nhớ thường xuyên so sánh và phân biệt các nguyên âm gần giống nhau thường làm bạn lẫn lộn.
Bạn không cần thiết phải có một chất giọng “thiên phú” như người bản xứ,chỉ cần bạn phân biệt được các cách đọc nguyên âm, phụ âm thì tỉ lệ đạt điểm cao là 80% rồi.
4. Thường xuyên tra từ điển
Sau mỗi từ vựng bạn vừa học, hãy tra từ điển và ghi lại cách phát âm của nó. Học từ vựng và học luôn cả phần phát âm, điều này sẽ giúp bạn đáng kể trong việc nâng cao trình độ nói và vốn từ vựng của mình.
Còn nếu bạn học không vô? Không sao. Khi phát âm loại từ đó, hãy liên tưởng tới một từ loại có cách phát âm tương tự làm chuẩn hoặc nhớ tới mẫu kí tự phát âm.
Bạn có thể tự đặt tên cho mẫu kí tự đó để dễ nhớ. Ví dụ: “u” chậu, ”e” bướm, “e” ngược, ”I” dài… Như vậy, bạn sẽ dễ thuộc bài hơn.
Hiệu quả là 70% đấy nhé!
5. Dùng biện pháp loại trừ
Ngay cả khi tra từ điển hoặc kiểm tra, biện pháp loại trừ cũng giúp bạn tiết kiệm được cả khối thời gian đấy.Ví dụ, bạn phát hiện ra trong 4 đáp án, có một từ phát âm khác hai từ kia thì còn chần chờ gì nữa, đánh vào từ duy nhất ấy nào. Bạn không cần xét từ thứ tư nữa, đúng không? Và nếu tra từ điển thì trước hết hãy tra từ mà bạn cảm thấy nghi ngờ trước đã.
Nếu sự nghi ngờ của bạn là chính xác thì bạn không cần phải tra ba từ còn lại. Nếu nghi ngờ của bạn là sai thì tiếp tục với đáp án trong diện tình nghi thứ 2, cứ như vậy, dần dần bạn sẽ có được đáp án đúng.
Kết quả thu được khả quan lắm đấy, 65% cơ.
Kết hợp cả năm phương pháp còn lại, tin rằng khả năng phân biệt từ cũng như dấu nhấn của các bạn sẽ là 100% đấy. Áp dụng thử xem!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét