Thị trường việc làm cạnh tranh ngày càng
khốc liệt khiến việc tìm được một công việc tốt tại một công ty nước
ngoài không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt là khi bạn phải đối diện với
những cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh, và vượt qua rào cản về áp lực cũng
như ngôn ngữ. Hãy cùng tìm hiểu bốn bước hữu ích để chinh phục cuộc
phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh sau đây nhé!
Có thể bạn cần: tiếng anh chuyên ngành kế toán
1, TÌM HIỂU KĨ VỀ CÔNG TY/ TỔ CHỨC MÀ BẠN ỨNG TUYỂN
Bạn muốn chứng minh bạn là sự lựa chọn
tốt nhất cho nhà tuyển dụng, vậy thì việc đầu tiên bạn cần làm là tìm
hiểu thật kỹ xem như thế nào là tốt nhất đối với tổ chức đó cũng như vị
trí mà bạn ứng tuyển. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là ứng viên
hiểu rõ về tổ chức của họ nhất.
Có rất nhiều cách thức để có thể tìm
hiểu về một tổ chức. Cách đơn giản và dễ dàng nhất là lên website để nắm
được các thông tin như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, con người,
các hoạt động, các sản phẩm, dịch vụ chính, các yêu cầu đối với vị trí
mà mình ứng tuyển… Có thể đọc thêm các bài báo, các mục tin tức của công
ty để cập nhật về các kế hoạch mới, dự án mới. Nếu bạn phải tham gia
một buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh thì cố gắng tìm nhiều nguồn tin bằng
ngôn ngữ đó, sau đó thử tập tóm tắt lại bằng tiếng Anh ở nhà, để khi
được hỏi có thể dễ dàng trả lời lại một cách lưu loát.
Việc tìm hiểu thật kỹ về công ty và đặc
điểm vị trí ứng tuyển không những sẽ giúp bạn tự đánh giá về sự phù hợp
của bản thân với môi trường làm việc của tổ chức mà còn giúp tạo được ấn
tượng ban đầu rất tốt với nhà tuyển dụng về tâm huyết mình dành cho vị
trí ứng tuyển.
Xem Thêm: phương pháp học tiếng anh giao tiếp
2. PHÁC HỌA BỨC TRANH TỔNG THỂ VỀ BẢN THÂN
Sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng về tổ chức
và vị trí mà mình ứng tuyển. điều tiếp theo mà bạn cần làm là vẽ ra một
bức tranh tổng thể về bản thân, sơ đồ về con người mình để có thể dễ
dàng nắm được đâu là cái mà mình muốn truyền đạt cho nhà tuyển dụng. Một
trong những cách giúp bạn có thể làm được điều đó là việc lập ra danh
sách câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường hỏi và tổng hợp các câu trả
lời để có một cái nhìn tổng thể về bản thân.
Những câu hỏi, vấn đề thườn được các nhà tuyển dụng quan tâm bao gồm:
Định hướng phát triển bản thân, kế hoạch trong tương lai phù hợp với công việc và tổ chức
Kiến thức, kỹ năng mà mình đã có phù hợp với công việc và giúp đóng góp tích cực gì cho tổ chức
Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Câu chuyện về thành công và thất bại của cá nhân bạn
3. TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM THEO HỆ THỐNG VÀ LOGIC
Khi được phỏng vấn bằng tiếng Anh, mỗi
câu trả lời nên ngắn gọn, xúc tích, và vào thẳng vấn đề. Mỗi câu trả lời
không quá 3 ý. Các ý này nên cân bằng với nhau về cả nội dung và thời
lượng chia sẻ, cố gắng tránh việc trùng lặp ý. Việc này sẽ tránh cho
mình bị lan man trong cách trả lời, tránh bị quên ý, nói đi nói lại một
ý, đồng thời tạo ấn tượng về khả năng tư duy logic cho nhà tuyển dụng.
Việc học cách phát triển ý nhiều khi
không được coi trọng trong các khóa học tiếng Anh, nhưng đây lại là một
kỹ năng quan trọng không chỉ trong việc đi phỏng vấn xin việc bằng tiếng
Anh mà còn trong công việc tương lai.
4. THỂ HIỆN PHONG CÁCH CÁ NHÂN
Hãy suy nghĩ về ấn tượng mà bạn muốn tạo
ra đối với nhà tuyển dụng. Việc đó sẽ giúp bạn quyết định bạnnên ăn mặc
ra sao đến buổi phỏng vấn, sẽ thể hiện cảm xúc như thế nào, sẽ trả lời
câu hỏi ra sao, và sẽ thể hiện phong cách của bạn như thế nào.
5, DIỄN ĐẠT NGẮN GỌN, SÚC TÍCH, DỄ HIỂU
Phỏng vấn bằng tiếng Anh thì nên trả lời
ngắn gọn và súc tích, tránh diễn đạt quá dài như khi trả lời bằng tiếng
Việt. Tránh sử dụng các từ khó mà mình không hiểu rõ ràng nghĩa, hoặc 1
số từ phức tạp, điều này có thể làm người phỏng vấn không hiểu rõ những
gì mình muốn truyền đạt, gây hiểu nhầm.” Bên cạnh đó, ứng viên cũng cần
nắm rõ các từ chuyên ngành bằng tiếng Anh cơ bản cho vị trí mà mình ứng
tuyển.
“Một phần rất quan trọng là “practice
makes perfect”. Khi mình luyện tập nhiều với các câu hỏi, mình sẽ có tâm
lý thoải mái và sẵn sàng hơn khi tiếp nhận các câu hỏi và phân tích các
câu hỏi mới cũng nhanh hơn. Do mình luyện tập cũng tương đối nên mình
đi phỏng vấn với tư thế khá thoải mái. Nếu câu nào mà cần suy nghĩ thì
đừng ngại xin các anh chị phỏng vấn cho em 1-2 phút suy nghĩ, điều này
không làm ảnh hưởng đến đánh giá của các anh chị, thậm chi các anh chị
có thể đánh giá mình là người cẩn trọng.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét