Khi những người nói Tiếng Anh càu nhàu về độ khó của một ngôn ngữ thì họ thường than phiền về các biến tố. Biến tố là sự thay đổi của một từ (tiền tố, trung tố hay hậu tố) bổ sung thông tin về ngữ pháp và cú pháp.
Ví dụ, những người nói Tiếng Anh hầu như là luôn thêm đuôi s vào sau một danh từ để biến nó thành dạng số nhiều và đây chính là phụ tố phổ biến với các danh từ trong tiếng Anh.
Do vậy mà những người học Tiếng Anh có khá ít các biến tố phải nhớ. Mặt khác Tiếng Nga lại có rất nhiều biến tố; một danh từ trong Tiếng Nga có thể có tới 10 đuôi nên những người học Tiếng Nga than thở rằng nó là ngôn ngữ rất khó.
Tuy nhiên, sự đơn giản dễ thấy của tiếng Anh cũng dễ gây nhầm lẫn: Trong Tiếng Nga bạn có một số lượng rất hạn chế các phụ tố và cách sử dụng của chúng thường rất rõ ràng và dễ đoán.
Ngược lại trong tiếng Anh giao tiếp các giới từ có chức năng hỗ trợ cho các từ khác, tương tự vai trò của các hậu tố trong tiếng Nga. Những học viên không biết phải sử dụng giới từ nào đi cùng với một động từ hay danh từ nào đó do vậy mà tiếng Anh không có quy tắc và khó đoán hơn.
Tóm lại, học tất cả các ngôn ngữ đều phải thực hiện một nhiệm vụ chung do vậy ngôn ngữ khó hay dễ là tùy thuộc vào bạn, thậm chí ngay cả một ngôn ngữ “dễ” cũng sẽ có những sự phức tạp riêng của nó.
Điều quan trọng là phải nhớ rằng tất cả các điểm ngữ pháp đều khá đơn giản. Dù nói về tiếng Ả Rập, tiếng Anh hay tiếng Hungari thì ngữ pháp có thể biên soạn trong vòng chưa tới 100 trang giấy (nếu bạn không liệt kê từng điểm bất quy tắc).
Mọi ngôn ngữ đều có số lượng rất ít các quy tắc và có thể học những quy tắc đó trong thời gian rất ngắn.Thực tế, hầu hết trẻ em nắm hết ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ vào lúc khoảng 5 tuổi.Những người trưởng thành có thể học nhanh hơn (mặc dù phát âm của người lớn không tự nhiên bằng trẻ con).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét