Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Sai lầm khi tự học TOEIC khiến bạn không bao giờ tiến bộ

 Trong bài viết này, tôi sẽ giải mã hết tất cả những sai lầm mà đa số những bạn tự luyện TOEIC tại nhà mắc phải sau cuộc khảo sát với những bạn đã và đang ôn thi TOEIC.

1. Không biết trình độ hiện tại của mình ở đâu

Tư vấn cho nhiều bạn tự học TOEIC. Khi hỏi, “bạn có biết trình độ hiện tại của mình ở mức nào theo điểm TOEIC không?”, nhiều bạn cứ ú ớ, à ờ trả lời không vào trọng tâm như “Hồi cấp 3 em có học ở Trường, mà chủ yếu ngữ pháp, lên đại học cũng có học mà không liên tục, em cũng chẳng biết em ở trình độ nào ..”, “em không biết nữa, trong lớp e kiểm tra tầm 5, 6 điềm”…
Các bạn không biết chính xác trình độ của mình thì không có lỗi. Tuy nhiên đã là tự học TOEIC thì điều này cực kì quan trọng. Bạn cần phải biết trình độ hiện tại của mình thì mới có kế hoạch học tập hợp lý, và chọn tài liệu ôn tập phù hợp để đạt được mức điểm mục tiêu.
Làm sao để biết trình độ của mình?
Đơn giản lắm, làm ngay bài Test Toeic online!

2. Đặt mục tiêu không thực tế và không có hành động rõ ràng

Để có thể tăng 1 số điểm đáng kể trong kì thi, người học phải phát triển trình độ tiếng Anh tổng quát. Không có mẹo, bí mật hay đường tắt nào ở đây. Chỉ đơn thuần là phải tiếp xúc, học và sử dụng tiếng Anh hàng ngày.
Để hiệu quả hơn, chỉ có thể là phát triển trình độ tổng quát tiếng Anh của mình kèm theo cấu trúc bài TOEIC và có 1 kế hoạch hành động rõ ràng
Một số đầu sách ôn luyện Toeic ích hiệu quả

3. Giải đề mà không hệ thống hoá lại kiến thức, phát triển các kỹ năng

Khi tôi hỏi “Bạn tự luyện TOEIC bằng cách nào?” thì 9/10 bạn nói là tải đề trên mạng về làm đến khi nào thành thục thì thôi. Chiến thuật đó chỉ hiệu quả duy nhất khi bạn đã có trình độ tiếng Anh tổng quát tốt, giải đề để làm quen với các dạng câu hỏi, quản lý thời gian …
Còn đối với những bạn mới khả năng tiếng Anh còn yếu, hoặc mới biết TOEIC là gì thì lôi đề ra giải chẳng khác nào lấy trứng đập vô đá, một mình ăn 1 cái pizza.

Ứng với mỗi phần trong bài thi TOEIC, sẽ có 1 lượng kiến thức và kỹ năng bạn cần phải phát triển, bạn không thể chỉ làm đề mà phát triển được những kỹ năng đó.
Cách hiệu quả nhất là bạn biết mình cần phải phát triển những kỹ năng gì và dùng đề TOEIC để luyện tập cho những kỹ năng đó.
Sau mỗi lần làm đề, bạn nên hệ thống hóa lại những điểm ngữ pháp, những từ vựng, những dạng câu hỏi thường gặp để ôn lại khi cần thiết.

4. Ôn thi TOEIC kiểu đối phó và bỏ cuộc sớm

Đây là hệ quả của sai lầm phía trên. Khi “còn yếu mà đã ra gió”, chưa đủ khả năng mà quất liền đi giải đề TOEIC thì nản ngay, làm sao mà chịu nổi.
Mình từng có kinh nghiệm kèm cho 1 người bạn mình ôn TOEIC, do không có thời gian mà bạn đó chỉ chọn giải đề. Càng làm càng không nghe được, càng đọc càng rối, tới tuần sau thì mất cả động lực, không muốn ôn thi.
Kết quả là không đủ điểm ra Trường. Lần thứ 2 lại vẫn phương pháp như vậy, học để đối phó và chỉ mong đủ điểm ra Trường. Và kết quả lần thi đó, chắc các bạn cũng biết được.
Từ đó đến nay, bạn mình ác cảm với tiếng Anh, và sợ hãi kì thi TOEIC. Dù bây giờ đã có việc làm ổn định, nhưng vẫn nợ bằng TOEIC để ra Trường.
Để có thể thành công trong kì thi TOEIC, cái bạn cần là thay đổi tư duy, xem kỳ thi TOEIC như là 1 bước đệm để mình phát triển khả năng tiếng Anh sau này, và là chìa khóa để mở ra những cơ hội trong tương lai. Nếu tư duy như vậy thì bạn mới có thể kiên trì theo đến cùng.

5. Không có sổ học từ vựng

Trong số 100 người mà mình phỏng vấn thì 80% người đề cập đến khó khăn lớn nhất của họ là thiếu từ vựng nên đọc bài và nghe không hiểu.
Để phát triển từ vựng, cách duy nhất là bạn phải học từ mới hàng ngày và ôn lại sau 1 thời gian nhất định. Cách thuận tiện nhất là giữ 1 cuốn sổ nhỏ bên mình, để có thể giở ra bất kì nào bạn rảnh và ghi lại từ mới nhanh nhất có thể. Không phải lúc nào bên cạnh bạn cũng có máy tính và có mạng phải không nào.

6. Chỉ tập trung ôn ngữ pháp

Tại sao thế? Vì nó dễ xơi nhất. Vì nó là part mà các bạn quen thuộc nhất trong số, biết làm nhất bởi ảnh hưởng có mười mấy năm học ngữ pháp ở nhà Trường.

Tuy nhiên bạn à, Part 5 -6 chỉ chiếm có 25% tổng số điểm TOEIC thôi. Dù bạn có xuất sắc đúng hết thì chỉ được có 240 điểm mà thôi.
Ôn tất cả các phần dành thời gian cho những phần nào chiếm nhiều tỉ lệ điểm nhất. Tuy khó những nếu bạn chú tâm ôn những phần đó, kỹ năng tiếng Anh tổng quát của bạn sẽ được tăng cường và những khả năng làm những part khác cũng được “hưởng xoáy” theo.

7. Không canh đúng thời gian khi luyện đề

“Bài đọc dài quá em đọc không kịp, lụi cả dãy luôn”
“Vô nghe được 1 hồi cái mất tập trung, nó đọc tới đâu em cũng chả biết”
Phía trên là chia sẻ của 1 số bạn thi TOEIC về nói lại với mình.
TOEIC là 1 bài thi rất dài, có khối lượng câu hỏi lên đến 200 câu, thời gian được tính toán rất kỹ để không cho bạn thời gian mò, đặt lên bạn 1 áp lực rất lớn. Đòi hỏi khả năng tập trung và quản lý thời gian cực kì tốt mới có thể đương đầu được.
Những kỹ năng đó bạn không thể rèn luyện được nếu không luyện tập dưới áp lực thời gian của đề thi thật. Nhiều người vừa làm đề vừa ăn, vừa đọc bài Part 7 vừa lướt facebook.
Đối với phần nghe, nghe được mới có 10’ chán là bắt đầu nghĩ lung tung, đến hồi quay về mặt đất thì đã thấy qua mấy chục câu. Tham khảo thêm bài Luyện nghe Toeic hiệu quả để ôn phần nghe hiệu quả.
Để có thể làm tốt được bài TOEIC, luyện đề thì bắt buộc phải tuân thủ theo thời gian làm để như thi thật.

Cuối cùng: 8. Không học được gì từ đề và không theo dõi tiến bộ

Mình biết có bạn, rất chăm chỉ giải đề giải tầm phải gần hết 3 cuốn của bộ ECO LC&RC. Nhưng mức điểm thì gần như không có tiến bộ gì nhiều.
Tại sao vậy? Giải đề là 1 chuyện, nó giúp tăng cường kỹ năng làm bài. Nhưng những gì bạn làm tiếp theo sau khi giải đề mới quyết định số điểm tăng thêm trong kì thi. Người bạn trong câu chuyện trên làm đề xong, chỉ chấm điểm nhưng không bao giờ xem lại là mình đã sai những gì, cũng như rút ra được những gì từ đó.
Nếu làm như vậy, thì thật ra kiến thức của bạn không được nâng cấp nhiều. Cái nâng cấp chính là khả năng nhuần nhuyễn khi làm đề.
Các bước học từ đề TOEIC hiệu quả:
  • Bước 1: Chấm điểm và tìm những chỗ sai
  • Bước 2: Phân tích những chỗ sai và bổ sung kiến thức cho những phần đó
  • Bước 3: Ghi chép lại những từ vựng mới và ôn lại những cấu trúc chưa rành
  • Bước 4: Học từ vựng và ôn lại sau 1 thời gian nhất định
Chúc tất cả các bạn có kế hoạch ôn luyện hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét