1. Nghe tiếng Anh thật nhiều – Tiếng Anh cho người mất gốc
Việc nghe tiếng Anh thường xuyên đem lại nhiều lợi ích hơn chúng ta tưởng rất nhiều: Để học được ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, những đứa trẻ người nước ngoài mất tới hơn một năm nghe cha mẹ chúng nói chuyện trong vô thức, chỉ một thời gian sau là chúng đã có thể nói chuyện bằng tiếng Anh hơn người Việt rất nhiều. Chúng ta hoàn toàn có thể rút ngắn khoảng thời gian đó bởi chúng ta đã có ý thức học tập, khác hẳn với những đứa trẻ mới sinh kia. Vậy việc cần làm là gì?Không hiểu gì cũng nghe. Bạn có thể nghe tiếng Anh trên bất kì kênh Youtube nào, hoặc qua các bài hát, hoặc trên TV, phim ảnh, … Khi nghe, hãy cố gắng “nhại” theo những gì bạn nghe được, nếu phát âm chuẩn được thì càng tốt. Cùng với việc nghe như vậy, hãy dựa vào hình ảnh mà bạn nhìn thấy để đoán ra nội dung của bài nghe đó. Duy trì đều đặn như mỗi ngày 30-40 phút trong vòng 3 tháng đầu là bạn hoàn toàn có thể đi đến bước 2.
2. Học từ vựng và ngữ pháp cơ bản – Tiếng Anh cho người mất gốc
Nói vậy không có nghĩa là bạn không còn làm bước thứ nhất nữa. Hãy tiếp tục duy trì thói quen nghe tiếng Anh như vậy, cùng với đó là bắt tay vào học ngữ pháp cơ bản. Ưu tiên học và phát âm từ vựng đầu tiên, tiếp đến là cấu trúc 4 thời cơ bản: Hiện tại, quá khứ, tương lai và Hiện tại hoàn thành.Về từ vựng, hãy học nghĩa của chúng bằng flash cards. Hãy học bất kì từ nào bạn nhìn thấy, đừng học theo chủ đề vừa tốn thời gian vừa không hiệu quả. Bạn có thể học phát âm các từ đó thông qua Google Translate, giọng phát âm trong đó khá chuẩn. Với số lượng từ vựng mà mình học được, hãy tự mình kiểm tra xem những bài nghe bạn đã nghe có đúng nội dung như bạn đã đoán không. Nếu gặp những từ vựng mình không biệt, đừng vội tra từ điển mà hãy đoán nó. Kĩ năng đoán vô cùng quan trọng, bởi bạn sẽ không bao giờ biết hết tất cả từ vựng dù bạn có chăm đến mấy!
Về 4 thời cơ bản, hãy nắm thật vững cấu trúc cho từng ngôi ở các dạng khẳng định, phủ định, nghi vấn. Đừng ôn quá nhiều vào mục đích sử dụng hay dấu hiệu nhận biết, vì trong giao tiếp những thứ đó không quá quan trọng. Không có lối tắt cho việc này. Điều duy nhất bạn có thể làm để thành thạo chúng là làm bài tập thật nhiều mà thôi. Tiếp tục vận dụng những gì mình học được để nhận biết những bài nghe kia đang sử dụng thời gì, cấu trúc như như thế nào,… Chỉ sau 1-2 tháng học từ vựng và ngữ pháp căn bản, bạn hoàn toàn có thể đi đến bước số 3 – bước cuối cùng.
3. Bắt tay vào giao tiếp với người nước ngoài – Tiếng Anh cho người mất gốc
Chúng ta học tiếng Anh để giao tiếp mà, vậy không có lý do gì để chần chừ bước cuối cùng này cả. Mới đầu chưa tự tin vào ngữ pháp của mình, bạn có thể kết bạn với những người bạn nước ngoài trên facebook để chat với họ. Liên tục sử dụng từ điển nhé, bởi vốn từ của bạn chỉ sau 2 tháng chưa đủ để giao tiếp thông thường đâu. Sau một thời gian “vào guồng” và có phản xạ về ngữ pháp, hãy tìm cho mình một nơi có người nước ngoài để giao tiếp. Bạn bắt buộc phải nói chuyện với người nước ngoài, tuyệt đối không được luyện giao tiếp với người Việt bởi như thế sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát âm của bạn. Nếu bạn ngại, trước khi nói chuyện với họ hãy phím trước một câu như sau: “My English is not really good so…” (Tiếng Anh của tôi không được tốt cho lắm nên…”) Như vậy họ sẽ hiểu hơn và bạn cũng cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với họ hơn.Đây cũng là thời điểm mà khả năng tiếng Anh của bạn lên nhanh nhất. Hãy tận dụng khoảng thời gian này một cách thông minh, bởi chỉ cần khoảng 2 tháng liên tục như vậy, bạn đã có thể giao tiếp với người nước ngoài rồi. Chúc bạn thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét