1.Kiên trì
là “từ khóa” đầu tiên đã giúp nhân vật mở cánh cửa tiếng Anh, giúp nhân
vật đuổi kịp các bạn cùng lớp vốn đi trước 4 năm kinh nghiệm học ngôn
ngữ này. Vì thời điểm đó không có nhiều tài liệu tham khảo nên nhân vật
đã đầu tư rất nhiều vào các bài học, chăm chú nghe giảng và làm bài tập
đầy đủ. Biết mình yếu văn phạm, tác giả đăng ký lớp văn phạm cơ bản kéo
dài 3 tháng, tiếp đó là lớp luyện bằng A kéo dài 8 tháng, kiên trì đi
học mỗi tuần 3 buổi.
Thời ôn thi Đại học, nhân vật đã phân bổ thời gian để có phương pháp học tiếng Anh mỗi ngày
vào ban đêm. Tài liệu đã được sử dụng là quyển 150 Bộ đề luyện thi đại
học tiếng Anh. Làm hết 150 đề, nhân vật quay lại làm từ đầu, dũng cảm
đối mặt với kết quả từ 2-3 điểm, sau nâng tầm lên 8-9 điểm! Điều hay ho
nhất của câu chuyện này là nhân vật đã tập làm đề luyện thi Đại học từ
lớp 11, chứ không chờ những tháng cuối cùng trước khi kì thi diễn ra rồi
mới “động tay”.
Để giải quyết thử thách giao tiếp,
nhân vật áp dụng triệt để kiến thức học được từ môn Luyện âm. Mỗi khi
tra từ điển, nhân vật luôn chú ý phát âm cho đúng. Một phương pháp khác
mà được chia sẻ từ chính thói quen của mẹ nhân vật, đó là mở băng
cát-xét tiếng Anh, nghe và lặp lại từng câu trong đó.
Để thuộc nhiều từ vựng,
nên chọn học ngôn ngữ bằng phương pháp so sánh với nhiều ngoại ngữ
khác. Ví dụ đem so từ vựng đó trong tiếng Anh và tiếng Pháp, tìm ra sự
khác biệt về phát âm, ngữ nghĩa, cách sử dụng… cho dễ nhớ.
2. Học từ theo cách của bác Hồ!
Đó là một ngày viết 5 từ vựng vào mảnh giấy nhỏ, gồm phiên âm, từ loại,
nghĩa, ví dụ, để nhuần nhuyễn về ý nghĩa và cách dùng của từ đó. Mỗi
ngày một tờ, cuối tuần thì ôn lại từ đã học cả tuần, lâu lâu ôn lại hết
tất cả và học lại những từ đã quên. “Biến tấu” hơn một chút, nhân vật đã
rủ rê nhóm bạn thân viết từ rồi xoay vòng đổi giấy cho nhau, viết một
tờ nhưng có từ để học cả tuần, rồi bạn bè dò bài nhau, càng vui!
3. “Tắm ngôn ngữ” luyện nghe.
Bắt sóng được BBC và VOA, nhân vật cứ mở đài cho nó “nói” cả ngày, để
triền miên đắm mình trong ngôn ngữ đó cả khi nấu ăn, dọn dẹp… Nhân vật
cũng đã học “nhuyễn: quyển Listen Carefully (Jack C. Richards), nghe tới
nghe lui và làm bài tập trong sách.
4. Học từ vựng theo ngữ cảnh.
Không nhất thiết chỉ học trong sách vở, nhân vật đã đọc bất cứ thứ gì
“tóm” được trước mắt và được ghi bằng ngôn ngữ Anh, từ chai dầu gội, vỏ
hộp thuốc, tờ giấy gói xôi đến mẩu quảng cáo trên truyền hình. Khi không
hiểu nghĩa, nhân vật đoán chừng rồi khi nào “bí” quá mới đi tra từ
điển.
Khi
tra từ điển, nên tra từ điển Anh-Anh (Oxford Advanced Learners’
Dictionary) để cho bản thân thêm một cơ hội đoán nghĩa. Bạn không nhất
thiết phải hiểu hết mà chỉ cần mang máng ý chính là được rồi!
5. Trau dồi kiến thức để… chém gió!
Tác giả bài viết khuyên bạn nên tiếp xúc với tin tức thời sự, kiến thức
khoa học phổ thông để có cái mà “chém gió” trong các bài thi nói/viết!
Các sách/tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài, văn học nước ngoài cũng rất
được khuyến khích vì chúng sẽ giúp bạn làm quen với văn phong, cách tư
duy, văn hóa của người bản địa, nắm được các sự tích, điển cố, có thêm
kiến thức về lịch sử, địa lý, truyền thống… của dân bản xứ. Kinh nghiệm
là hãy đọc những thứ bạn thật sự thích và quan trọng là phù hợp với
trình độ của bạn để có quyết tâm trong việc đọc/nghe tiếng Anh. Nhân vật
đã đọc say sưa trọn bộ 7 quyển Harry Potter nguyên bản tiếng Anh nhiều
lần, và rất thích thú, tuy nhiên lại “chạy mất dép” khi đọc Biểu tượng
thất truyền của Dan Brow.
-> Xem thêm: tiếng anh chuyên ngành
6. “Đọc cấu trúc” cũng là một phương pháp rất hay.
Kinh nghiệm của tác giả là khi đối mặt với các bài đọc dài loằng ngoằng
của TOEFL hay IELTS, tác giả chỉ lướt lướt qua từng câu, tìm chủ ngữ,
động từ, tân ngữ, liên từ… để hiểu ý chính của câu mà chẳng cần biết
nghĩa của từng từ. Kiểu đọc này khác với kiểu đọc từ khóa mà mọi người
hay làm!
Về
viết, tác giả cũng khuyên bạn nên kết bạn hay theo dõi các thần tượng,
hoặc những người nổi tiếng thế giới qua Facebook, Twitter… để chịu khó
đọc/ nhận xét vào các bài đăng của họ. Cách này không những giúp bạn
viết tốt hơn mà bạn cũng có thể nói/đọc tốt hơn vì những status hay
comment đó thường giống văn nói hơn là văn viết.
7.
Vào các group/diễn đàn học tiếng Anh, kết bạn với người nước ngoài, hay
những người Việt muốn học tiếng Anh để rèn tiếng Anh cũng là một cách
rất hay. Vận dụng kinh nghiệm làm hướng dẫn viên, nhân vật thỉnh
thoảng cũng tạo ra cho mình những hoàn cảnh sử dụng tiếng Anh thú vị,
chẳng hạn như mua hàng trực tuyến từ nước ngoài, theo dõi các
links/posts của các báo/tạp chí tiếng Anh, chịu khó đi dự hội nghị hội
thảo để trình bày và gặp gỡ trao đổi chuyên ngành bằng tiếng Anh, hay
lục lọi các trang học bổng và săn học bổng nước ngoài…
8. Cuối cùng, một cách học chẳng giống ai nữa của tác giả đó là… đi dạy tiếng Anh!
Trước khi thi TOEIC, TOEFL hay IELTS, nhân vật đều đã dạy luyện thi
những bằng cấp đó. Vì đặt bản thân trong “khuôn khổ” của một người thầy,
nên nhân vậy đã tự mày mò tìm hiểu, học từ vựng và ôn các điểm ngữ pháp
có liên quan, phải tìm các tips/tricks hiệu quả đối với từng dạng đề,
phải làm hết các bài tập mà mình sẽ dạy, và dĩ nhiên phải sửa bài cho
học viên. Nhân vật chia sẻ: “Như vậy, mình học được đến 3 lần: 1 lần khi
chuẩn bị bài giảng, 1 lần khi lên lớp và một lần nữa khi sửa bài cho
học viên. Với đứa làm biếng và bận tối mắt như mình, nếu không phải vì
áp lực phải chuẩn bị bài lên lớp mỗi ngày thì dĩ nhiên chả bao giờ mình
học được gì cả. Vậy nên, nếu có thể, hãy tìm một đứa bạn, em út hay cháu
chắt gì đó để dạy tiếng Anh, làm gia sư chẳng hạn, hoặc đôi bạn cùng
tiến. Áp lực có lẽ là cách tốt nhất để học tiếng Anh, nhất là khi động
lực của bạn chưa đủ mạnh”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét