Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Các câu nói trong phỏng vấn tiếng anh hay gặp

Hiện nay, có rất nhiều Doanh nghiệp yêu cầu ứng viên có trình độ tiếng Anh nhất định. Sau khi đã qua vượt qua vòng CV bằng tiếng Anh, bước tiếp theo bạn cần chuẩn bị thật kĩ tiếng Anh giao tiếp cho vòng phỏng vấn.
Bên cạnh nắm vững kiến thức chuyên môn, bạn cần biết cách trình bày quan điểm, thể hiện phong thái tự tin thuyết phục nhà tuyển dụng, bằng tiếng Anh.
Hãy cùng Jellyfish Education học tiếng Anh giao tiếp với 18 mẫu câu thông dụng nhất trong phỏng vấn xin việc dưới đây:
Xem thêm: học tiếng anh giao tiếp hiệu quả
                        tieng anh chuyen nganh ke toan
1. I am so glad to be at your interview today – Tôi rất vui mừng được có mặt tại buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
2. Let’s start the interview – Hãy bắt đầu cuộc phỏng vấn.
3. First of all: – Trước tiên là:
4. As soon as possible – Càng sớm càng tốt.
5. Have an opportunity – Có cơ hội
6. I am willing to… – Tôi sẵn sàng cho…
7. What are you looking for in a job? – Bạn trông đợi gì ở công việc này?
8. Put into practice – Đặt vào thực tế.
9. Hard-working person – Người làm việc chăm chỉ.
10. Fast learner – Tiếp thu nhanh.
11. I get along fine with everybody – Tôi hòa đồng với tất cả mọi người.
12. I do not mind – Tôi không ngại đâu.
13. Work long hours – Làm việc nhiều giờ.
14. I can handle the situation – Tôi có thể giải quyết vấn đề đó.

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng ván tiếng anh

  • Why should we hire you?
Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?
- I think my b work ethic will make me an asset to this company.
Tôi nghĩ các chuẩn mực trong đạo đức nghề nghiệp của tôi sẽ giúp tôi là một người có ích cho công ty.
- I'm a team player who has b interpersonal skills.
Tôi là một người làm việc với tinh thần đồng đội có kĩ năng giao tiếp tốt.
Theo bạn thì điều gì làm bạn thích hợp với công ty này?
Note: In asking this question, the employer is looking at what your skills are, but more importantly, whether your strengths well with the skills they're looking for.
Lưu ý: Khi hỏi câu này, người tuyển dụng đang muốn tìm kiếm những kĩ năng mà bạn có, nhưng điều quan trọng hơn là đó là những thế mạnh nào của bạn để phù hợp với những kĩ năng mà họ đang tìm kiếm.
- I am pro-active and I don't hesitate to take initiative.
Tôi là một người chủ động và tôi không ngần ngại để được nắm thế chủ động.
- My analytical nature makes me great at problem-solving.
Tôi có tính thích phân tích vấn đề và điều này giúp tôi giải quyết khó khăn rất nhanh.
  • How would you describe your work style?
Bạn hãy mô tả phong cách làm việc của bạn.
- It's important to me to be challenged by what I do.
Điều quan trọng là tôi thích được thử thách bởi những việc mà tôi làm.
- I work well under pressure and with tight deadlines.
Tôi làm việc tốt dù bị áp lực với hạn chót gần kề.
- My former supervisors have described me as ambitious and goal oriented.
Sếp cũ của tôi nhận xét tôi là một người tham vọng và có mục tiêu.
- I pride myself on always thinking outside the box.
Tôi tự hào là bản thân luôn có tư duy vượt giới hạn
  • What are your long term goals?
Mục tiêu lâu dài của bạn là gì?
- I'm looking for a job with opportunities for growth.
Tôi đang tìm một việc có nhiều cơ hội để phát triển.
- I would love to eventually have more responsibility.
Tôi rất thích khi cuối cùng được có nhiều trách nhiệm hơn với công việc.

10 cách mở đầu hoàn hảo khi trả lời câu hỏi "Tell me about your self"

  • “I can summarize who I am in three words.”
Gây sự chú ý của nhà tuyển dụng ngay lập tức. Ngoài ra nó còn chứng tỏ khả năng súc tích, sáng tạo cũng như sức thuyết phục của bạn
  • “The quotation I live my life by is…”
Chứng minh sự hoàn thiện cá nhân là 1 phần thiết yếu trong kế hoạch phát triển của bạn, cũng như nói lên được khả năng muốn vươn cao của bạn
  • “My personal philosophy is…”
Công ty thuê người có tư duy để làm việc, chứ không phải người đi làm cho có. Điều này chỉ ra bạn là người biết suy nghĩ, chứ không chỉ đơn thuần là 1 nhân viên
  • “People who know me best say that I’m…”
Câu trả lời này cho thấy bạn có được sự tự nhận thức về bản thân mình
  • “Well, I googled myself this morning, and here’s what I found…”
Những người hài hước, cá tính và có kiến thức về công nghệ có thể trả lời theo cách này. Nó không thể đoán trước được và rất đáng nhớ đúng không?
  • “My passion is…”
Người ta không quan tâm bạn làm cái gì, mà chỉ quan tâm bạn là ai. Và cái mà bạn đam mê sẽ chỉ rõ con người bạn. Thêm nữa, sự đam mê khơi gợi lòng nhiệt thành
  • “When I was seven years old, I always wanted to be…”
Câu trả lời này cho thấy có vẻ như là bạn đã có sự chuẩn bị cho công việc này từ rất lâu rồi, chứ không phải tối hôm qua
  • “If Hollywood made a move about my life, it would be called…”
Rất lôi cuốn, thú vị và hấp dẫn
  • “Can I show you, instead of tell you?”
Sau đó, lấy từ trong túi áo bạn thứ gì đó có thể tượng trưng cho bạn. Ai mà có thể từ chối cũng như quên được câu trả lời này kia chứ?
  • “The compliment people give me most frequently is…”
Câu trả lời giống như 1 giấy chứng thực , chỉ ra được sự tự đánh giá về bản thân cũng như khả năng tiếp nhận các phản hồi.

Bí quyết để học giỏi tiếng Anh của nữ thạc sĩ ĐH Harvard

Nữ đồng sáng lập kiêm CEO Rockit Online, chị Đào Thu Hiền, Thạc sĩ Báo chí và quản lý tại ĐH Tổng hợp Columbia và ĐH Harvard và từng là cố vấn quản lý công, Văn phòng thị trưởng Micheal Bloomberg thành phố New York (Mỹ), đã chia sẻ bí quyết để học giỏi tiếng Anh.
Một trong những bí quyết tôi đã đúc rút từ việc học tiếng Anh của mình là để học giỏi tiếng Anh bạn nên phát triển một “thói quen học” – trong tiếng Anh gọi là the learning habit. Tại sao tôi muốn nói đến thói quen học? Bởi vì khi có thói quen học rồi, việc học của bạn lập tức sẽ tự nhiên diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ và bạn sẽ không cần phải ngồi vào bàn mới học được.
Điều này rất quan trọng cho học ngoại ngữ vì theo tôi học ngoại ngữ ngoài đời tốt hơn học trên sách vở. Cái hay nữa của thói quen học là bạn có thể áp dụng cho việc học bất cứ ngôn ngữ nào chứ không chỉ tiếng Anh. Tôi đã xây dựng được vốn tiếng Anh của mình qua các thói quen này.

cach_hoc_tieng_anh_1
Thạc sĩ trường ĐH tổng hợp Columbia và Harvard Đào Thu Hiền, nữ đồng sáng lập kiêm CEO Rockit Online.
1. Học từ mọi người xung quanh
Trong trường hợp của tôi thì những người đó phần lớn là người nước ngoài nói tiếng Anh, vì sau khi ra trường tôi làm việc cho một hãng thông tấn báo chí của Mỹ. Nếu các bạn không có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài, thì học từ những người khác thạo tiếng Anh hơn mình, hoặc cùng có sở thích học tiếng Anh. Học từ những người phát ngôn viên chương trình tiếng Anh trên đài và TV. Học từ người phiên dịch cho một đoàn khách nước ngoài mà bạn tình cờ gặp. Học từ một khách du lịch nước ngoài hỏi đường.
Nói tóm lại là bất kỳ ai giỏi tiếng Anh hơn bạn đều có thể trở thành một “trường học”. Nếu bạn tranh thủ được các cơ hội này, bạn sẽ không chỉ hạn chế việc học tiếng Anh vào giờ lên lớp buổi tối khi thầy cô giáo của mình yêu cầu mở vở và đọc theo họ.
2. Học một cách chủ động
Xem thêm: phương pháp học tiếng anh giao tiếp
Trong thực tế rất nhiều người trong chúng ta thường học ngoại ngữ một cách thụ động: bạn đăng ký một khóa học một tuần hai ba buổi, đến lớp đều đặn và học hết mọi thứ trong sách và làm bài theo lời cô giáo dặn. Cái mà ít người làm là biến tiếng Anh thành một kiến thức chủ động, một phần của cuộc sống hàng ngày mà chúng ta thu thập và sử dụng bất kỳ lúc nào có thể và ở mọi nơi.
Tất nhiên là bạn sẽ hỏi: Hàng ngày tôi không tiếp xúc với ai nói tiếng Anh, chả lẽ lại mang tiếng Anh ra để nói chuyện với người Việt? Cái chủ động ở đây theo ý tôi là bạn phải học có mục đích. Bạn học để làm gì và bạn có mục tiêu thế nào. Dựa vào mục tiêu đó, bạn sẽ tìm cơ hội để mình sử dụng cái vốn ngôn ngữ đã tích lũy được.
3.  Phải luôn lắng nghe
Một trong những việc quan trọng nhất trong học tiếng Anh là nghe. Người nói tiếng Anh tốt thường là những người thính tai. Trong khía cạnh này học ngoại ngữ cũng không khác học nhạc. Trước đây, khi ngoại ngữ chưa phổ biến ở cấp 2, các trường chuyên ngữ tuyển sinh cấp 3, để phát hiện ra những cá nhân có năng khiếu thường kiểm tra khả năng nghe và nhắc lại.
Thí sinh có năng khiếu không cần phải biết ngoại ngữ mà vẫn có thể nhắc lại từ hoặc cụm từ trong bất kỳ ngôn ngữ nào mà không cần biết từ đó đánh vần như thế nào. Trong việc học ngoại ngữ hàng ngày, người có tai nghe tốt nhận ra từ mới, cách nói khác, cách phát âm chuẩn, và họ nhận ra khi chính bản thân họ mắc lỗi trong cách phát âm, cách nói. Họ học từ hoặc cách nói qua nghe chứ không nhất thiết phải ghi lại hay biết cách đánh vần.

cach_hoc_tieng_anh_2

4. Không ngại hỏi, kể cả câu “ngớ ngẩn”
Khi nói chuyện trực tiếp với người khác bằng tiếng Anh, bạn sẽ có cơ hội để hội thoại và trong những trường hợp này tôi gợi ý các bạn nên kết hợp nghe với hỏi. Người Mỹ rất chuộng câu “Chẳng có câu hỏi nào là ngớ ngẩn cả!” Vì thế họ sẽ không đánh giá bạn nếu bạn hỏi “What does that mean?” khi gặp phải từ khó mà bạn không biết.
Nếu bạn không biết một từ đánh vần thế nào (tên riêng chẳng hạn), bạn luôn có thể hỏi “How do you spell that?” Không nên đoán mò. Khi bạn hỏi, người nói có thể sẽ nhắc lại hoặc thay đổi cách diễn đạt để giúp bạn hiểu dễ hơn. Họ cũng có thể sẽ đưa thêm thông tin vào để giải thích kỹ hơn. Phản ứng của người nói sẽ giúp bạn hiểu dễ hơn. Vì vậy, nếu có cơ hội giao tiếp trực tiếp với người bản xứ, đừng ngồi nghe một cách thụ động và để mất cơ hội học quý giá này.
5. Tập thói quen ghi chép
Khi nghe, trong khi học hoặc trong cuộc sống hàng ngày (khi xem phim, nghe đài) các bạn nên tập thói quen ghi chép. Tôi làm phóng viên nhiều năm nên ghi chép là thói quen nghề nghiệp. Song nếu bạn chưa làm việc này, tôi gợi ý bạn mang theo mình cuốn sổ tay nhỏ, thấy từ gì mới và hay ghi lại. Bạn có thể tra từ điển hoặc hỏi người khác cách đọc khi có dịp.
Khi học ngôn ngữ ở thời trẻ thơ chúng ta chẳng ghi chép gì mà vẫn nhớ. Nhưng khi lớn rồi đầu óc chúng ta luôn thu thập thôngtin và phải quên kiến thức cũ thì mới có chỗ cho kiến thức mới. Hơn nữa nhiều người học bằng hình ảnh, nên khi nhìn vào từ sẽ nhớ lâu hơn là chỉ nghe không…
Bạn có thể thấy việc ghi chép khó khăn nếu chúng ta không biết hết từ. Điều đó đúng, nhưng chỉ cần ghi lại từ đó theo cách phát âm mà bạn đoán thôi thì khi hỏi người khác cũng dễ nhớ hơn.
6. Phải nói và nói to rõ ràng
Nếu bạn muốn nói được tiếng Anh, bạn phải nói. Kể cả những câu đơn giản và nói ngay từ khi mới học.Bạn đừng mơ tưởng là bạn sẽ học tốt ngữ pháp, biết nhiều từ hay tăng kỹ năng đọc và nghe rồi tự nhiên một ngày nào đó bạn sẽ giao tiếp tiếng Anh một cách vô tư.
Tôi có quen một anh hiện làm CEO của một doanh nghiệp rất thành công. Anh là một ví dụ của người học tiếng Anh mà tôi rất ngưỡng mộ: anh ấy bắt đầu học tiếng Anh lúc gần 30 tuổi, tập trung rất nhiều vào ngữ pháp và từ vựng, sau đó lao vào luyện thi TOEFL để đi du học và hoàn thành bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh. Nhưng anh nhận ra rằng cách học cấp tốc và không chú trọng vào phát âm và nói làm cho anh ấy gặp rất nhiều khó khăn về giao tiếp khi ra nước ngoài. Cụ thể là khi anh nói, nhiều người nghe không hiểu và hỏi lại, và họ chỉ hơi tỏ ra thiếu kiên nhẫn là anh bối rối và càng không nói được.
Vì thế, sau khi hoàn thành bằng thạc sỹ anh dành 6 tháng sang Canada chỉ để học phát âm và học nói. Kết quả là anh ấy nói chuẩn, tự tin và giao tiếp hiệu quả hơn rất nhiều.
Tôi mong rằng các bạn sẽ bắt đầu học phát âm và nói sớm hơn để không phải trải qua những trải nghiệm vất vả như anh bạn tôi. Nhưng không lúc nào là quá muộn: hãy nói tiếng Anh ngay hôm nay!

Phương pháp học giỏi tiếng anh


Các bạn có từng suy nghĩ, hoặc bỏ ra lượng thời gian tương xứng để tìm hiểu những phương cách giúp mình đạt mục đích trong thời gian hiệu quả nhất chưa?
Những lưu ý dành cho người mới bắt đầu học tiếng anh
Trước đây khi mới bắt đầu, mình bị đắm chìm trong hàng trăm các trang web về học tiếng Anh, hàng ngàn các loại tài liệu khác nhau, hàng trăm các gợi ý khác nhau về việc học tiếng Anh. Và cuối cùng thì mình cũng đã tìm ra được con đường hiệu quả nhất . Nhờ đó mà mình đã có thể nói lưu loát tiếng Anh sau 1 năm học tâp. Và điều tuyệt vời hơn, là bây giờ mình có thể sử dụng vốn tiếng Anh của mình để giúp các học sinh của mình nghe nói tốt, mặt khác, nâng cao nhiều lần thu nhập của mình nhờ việc giúp người khác thực hiện giấc mơ nói tiếng Anh của họ. Vậy mình đã làm thế nào? Đây là những gì mình rút ra được từ việc học của chính bản thân mình.
Làm sao để tăng khả năng giao tiếp bằng tiếng anh?

Phương pháp học tiếng anh giao tiếp: Làm sao để tăng khả năng giao tiếp bằng tiếng anh?

Việc đầu tiên của bạn là phải vứt hết các quyển sách ngữ pháp đi, vì như thực tế đã chứng minh, trường học dạy bạn hàng trăm (thậm chí nhiều hơn thế) các quy tắc ngữ pháp, và bạn đã không thể nói chuyện với người bản ngữ nhờ chúng. Trên thực tế, chúng đã ngốn hết một lượng thời gian quý báu của bạn chẳng để làm gì cả (có chăng là để đạt điểm cao trong các kì thi vô nghĩa của trường học- cái điểm số đó sẽ không giúp bạn thực hiện được ước mơ thực sự của mình).
Xem thêm: học tiếng anh giao tiếp hiệu quả 
phương pháp tự học tiếng anh hiệu quả 

Xác định mục đích cụ thể cho việc học tiếng anh

Xác định cho mình một mục đích cụ thể cho việc học tiếng Anh, nếu bạn không có mục đích rõ ràng, hoặc mục đích của bạn ở dưới dạng: "Tôi muốn nói tốt tiếng Anh" thì sẽ không có thông số nào đo đếm được thành công của bạn, cho bạn biết là mình đang ở đâu và đi như thế nào cho đến đích. Bạn phải lập ra 1 kế hoạch rõ ràng, xác định 1 mục đích rõ ràng và phải nhận thấy lợi ích thực tế của việc học tiếng Anh đưa lại. Bạn có thấy khó hiểu không?
Nếu có, tôi sẽ đưa ra 1 ví dụ:
  • A hỏi B: "Lương của cậu được bao nhiu?" - B trả lời: "Tám trăm"
  • A: "Khổ thân cậu, tớ được tám triệu mỗi tháng minh còn thấy ít quá" - B: "Không, ý tớ là $ 800 cơ"
Bạn biết đấy, rất nhiều người chia sẻ với mình là: Nếu 2 người có trình độ như nhau, người có tiếng Anh sẽ nhận được lương gần như là gấp đôi người kia. Và bản thân mình cũng vậy, việc dạy tiếng Anh đã giúp mình kiếm được 40 triệu/tháng một cách không mấy khó khăn (Mình không muốn ai đó nghĩ rằng mình đang khoe khoang, mình chỉ muốn các bạn nhận thấy rằng, việc nhìn ra lợi ích lâu dài của việc học tiếng Anh sẽ cho ta động lực cần thiết cho việc kiên trì học tập từng ngày).

Quan tâm tới việc phát âm chuẩn

Tham gia học ngữ âm, vì nếu bạn nói không đúng âm, các bạn sẽ không thể tự tin nói ở khắp nơi, cũng không thể nghe được. Hoặc, nếu bạn cố nghe và cố chỉnh sửa, lấy kinh nghiệm qua từng lần nghe nhỏ lẻ thì bạn sẽ mất cực kì nhiều thời gian cho việc này. Có rất nhiều người sau khi có khả năng nói lưu loát rồi, lại phải quay lại từ đầu đế học ngữ âm, và việc này làm mất nhiều thời gian và khó khăn hơn nhiều so với việc bạn học nó từ đầu. Việc này cũng giống như bạn học cộng trừ các số có 1 chữ số trước khi học làm toán vậy.

Cần được nghe nhiều từ vựng tiếng anh hàng ngày

Bạn phải tắm ngôn ngữ ở 1 thời gian đầu, để não bạn có thời gian làm quen với các âm của tiếng Anh đã, y như là đứa trẻ mới sinh ra cần được nghe nhiều từ những người xung quanh, để sau đó nó có thể học nói rất nhanh. Mình nhớ có một lần xuống American Center, một thầy giáo người Mỹ đã nói rằng: "Các bạn luôn giỏi tiếng Việt hơn tôi, vì các bạn đã nghe tiếng Việt từ khi còn là đứa bé cho đến tận bây giờ. Bạn nghe rất nhiều lần, rồi bắt chước, rồi phản xạ, cuối cùng bạn nói tiếng Việt rất tốt. Với tiếng Anh cũng vậy, nếu mỗi tuần bạn dành ra 1 giờ đồng hồ để nghe tiếng Anh, thì bạn sẽ cần nhiều, nhiều, nhiều năm để có thể nói được tiếng Anh, thậm chí là không nói đươc. Nhưng, nếu bạn nghe tiếng Anh 5 giờ mỗi ngày thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác, bạn sẽ có thể nói được tiếng Anh rất tốt trong 1 khoảng thời gian tương đối "Practice make perfect"!"

Thay vì học từ mới, bạn hãy "hình dung nó"

Bạn cần hiểu rõ các nguyên tắc học ngôn ngữ, bạn cần biết cơ chế làm việc của não mình đối với ngôn ngữ để có cách học thích hợp phù hợp với nó. Mình sẽ lấy 1 ví dụ để bạn dễ hiểu:
Bạn đã từng nghe đến "Hiệu ứng con voi vàng" chưa? Nếu chưa thì mình sẽ nói cho bạn biết: Bây giờ nhé, giả sử có 1000 con voi vàng đang đi trên biển(???). Nhưng mà khi tôi nói đến 1000 con voi vàng đi trên biển thì bạn không được tưởng tượng ra 1 con voi vàng nào đâu nhé, nhớ nhé, không được nghĩ đến 1 con voi vàng nào cả.
OK! Bạn xong chưa? Rồi, bây giờ trong đầu bạn có hình ảnh gì nào?
Sự thật là trong đầu bạn hiện lên hình ảnh những con voi màu vàng, và hơn nữa bạn đang nghĩ "cái cô nàng crazy này nói gì thế nhỉ, làm sao con voi vàng có thế đi trên biển được?"
Ok, đấy chính là cơ chế làm việc của não, dù bạn có cố tình hay ko thì não của chúng ta cũng sẽ ngay lập tức hiện lên hình ảnh những gì mà ngôn ngữ đang nói tới. Chính vì vậy, khi bạn nghe "rose", bạn cần phải hình dung ra 1 bông hồng đang rực rỡ chứ không phải là chữ : "hoa hồng" trong đầu bạn, bạn hiểu ý tôi chứ? Ý tôi là chúng ta không được dịch, hay là đọc thuộc danh sách dài dằng dặc các từ mới, cách đó không hữu dụng cho việc học ngôn ngữ đâu.

Học tiếng anh giao tiếp theo nguyên tắc 80/20

Hiện nay, nguyên lý 80/20 đang được ứng dụng cực kì hiệu quả trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, với việc học tiếng Anh cũng vậy. Bạn biết không? Phương pháp học, tài liệu, giáo viên... chỉ chiếm 20% thành công trong việc học tiếng Anh của bạn. Còn 80% còn lại liên quan đến tình cảm, động lực.... Vậy nên mỗi khi bạn bắt đầu học tiếng Anh, việc trước tiên là phải tạo cho mình tâm trạng vui vẻ trước đã. Bạn có thể làm cho mình tăng năng lượng bằng cách cử động cơ thể : có thể đi dạo, hoặc là sử dụng ngôn ngữ cơ thể, thì bạn sẽ nhớ bài rất lâu, và có thể sử dụng dễ dàng khi cần. Nếu bạn chỉ ngồi yên 1 chỗ, năng lượng của bạn sẽ giảm dần và hiệu quả học tập sẽ giảm xuống.
Hơn nữa, nếu khi học bài, bạn nói càng to thì bạn nhớ càng lâu và dễ dàng sử dụng khi cần. Bạn có thể nghe 1 bản nhạc sôi động trước khi bắt đầu bài học của mình, bạn sẽ thấy hiệu qủa khác hẳn. Bạn hãy tự mình thử nghiệm trong 1 tuần xem nhé!

Các bước có thể giúp bạn tăng khả năng giao tiếp bằng tiếng anh

Để phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn và đồng bộ thì hai bên đều cần phải hiểu nhau. Nếu muốn hiểu nhau thì cần phải cùng chung một ngôn ngữ. Dưới đây là các bước giúp bạn có thể tăng khả năng giao tiếp bằng tiếng anh.
  1. Mỗi sáng thức dậy trước khi đi làm bạn hãy cố gắng học thuộc vài từ vựng và hãy dùng những từ bạn vừa học để viết ra thành 1 đoạn văn ngắn hay tối thiểu là 1 câu văn. Điều này sẽ giúp cho bạn nhớ lâu và dễ dàng biết cách vận dụng chúng vào tình huống nào. Khi đến công ty bạn có thể cùng một người bạn nào đó cũng có nhu cầu học anh văn giao tiếp giống bạn hai người sẽ đàm thoại với nhau bằng tiếng anh với những câu đơn giản. Từ từ như vậy bạn sẽ có được 1 vốn từ vựng cần thiết.
  2. Học tiếng anh thật sự không khó nhưng cần bạn phải kiên nhẫn và chăm chỉ mới có thể thành công. Để có thể nói tiếng anh tốt bạn hãy thực tập nói tiếng anh thường xuyên với đồng ngiệp và cấp trên của bạn, từ từ ban sẽ quen cách phát âm và biết sử dụng từ ngữ đó trong tình huống nào.
  3. Học tiếng anh điều quan trọng là bạn phải tự học, và bạn hãy cố gắng dành thời gian để tham gia 1 khóa học tiếng anh ở các trung tâm hay bạn cũng có thể học từ những người bạn thành thạo về nó, để có được những kiến thức nền tảng vững vàng hơn.
  4. Mỗi ngày bạn hãy thực tập lắng nghe và nói tiếng anh trên báo đài hay trên trang web, nó sẽ giúp bạn tăng kỹ năng nghe nói tiếng anh, hơn nữa bạn có thể học cách phát âm. Bạn cũng cần học các thành ngữ tiếng anh và các câu giao tiếp phổ biến hay cách thành lập cụm từ, cụm động từ.
  5. Bạn nên chuẩn bị thuật ngữ chuyên nghành mà mình chưa biết, những tữ ngữ quan trọng và cần thiết cho công việc của bạn và có thể sử dụng các trang web dịch tiếng anh miễn phí trực tuyến trên mạng như: Google, Babylon để có thể dịch các từ hay cụm từ khóa.

Làm sao để học tiếng anh giao tiếp hiệu quả

Theo kết quả của PLI (The Power Language Index) – chỉ số giúp so sánh về mức độ hữu ích của ngôn ngữ năm 2016, tiếng Anh chính là ngôn ngữ quyền lực nhất, xếp sau đó là các thứ tiếng khác như tiếng Pháp, tiếng Trung,… Chính vì vậy, việc trang bị cho mình kỹ năng nói tiếng Anh đúng “chuẩn” là vô cùng cần thiết, nhất là trong thời buổi kinh tế hội nhập – phát triển của nước ta.
Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên, người đi làm muốn tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm, thăng tiến trong công việc nhưng thường gặp trở ngại khi giao tiếp bằng tiếng Anh, chính điều đó làm chúng ta luôn bị dậm chân tại chỗ và không thể phát triển. Theo lời khuyên từ chuyên gia Hội đồng Anh, không có một độ tuổi nhất định để bạn cần phải học tiếng Anh, nhưng càng tiếp xúc với ngôn ngữ này sớm và nghiêm túc, bạn càng có nhiều cơ hội để thành công. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả, chúng ta hãy cùng nhau phân tích những lỗi giao tiếp thường xuyên mắc phải nhất để từ đó tìm ra phương pháp học phù hợp nhất.
Xem thêm:
tiếng anh chuyên ngành phương pháp học tiếng anh giao tiếp

Những lỗi giao tiếp tiếng Anh căn bản 

Lỗi giao tiếp đầu tiên dễ nhận thấy nhất của người Việt nói riêng và người học ngoại ngữ nói chung chính là cách phát âm thiếu âm cuối – final sound. Một số lỗi phát âm mà chúng ta thường mắc phải là bỏ qua các âm /t/,/d/,/s/,/z/...do cấu trúc khác biệt trong ngôn ngữ tiếng Việt. Một điều chắc chắn rằng mọi người không thể hiểu từ bạn nói là gì vì bạn đã “Việt hoá” từ đó. Chính điều này dễ làm người nước ngoài rơi vào tình trạng bối rối vì không hiểu điều chúng ta đang muốn nói đến hoặc thậm chí là hiểu nhầm
Bên cạnh đó, đa số người Việt chúng ta khi học tiếng Anh giao tiếp cũng thường không chú trọng vào cách nhấn giọng trong một câu nói – sentence stress. Nếu bạn nói một đoạn thật dài, chứa nhiều thông tin nhưng âm phát ra lại đều đều, không có trọng âm cho các từ, điều đó sẽ làm người nghe không thể nhận biết đâu là ý chính của bạn. Cách nói “ru ngủ” như vậy sẽ làm đối phương cảm thấy nhàm chán, dễ lơ là và thiếu tập trung vào lời bạn nói, đặc biệt là những trường hợp thuyết trình trên lớp, tại phòng họp hay thương thuyết với khách hàng,…

Làm sao để học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả nhất

Bước đầu để học Anh văn giao tiếp tốt đó là người học cần phải tìm được phương pháp học phù hợp với bản thân. Bạn có thể lên mạng và tìm hiểu về những cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả vì có rất nhiều cách học khoa học mà bạn có thể áp dụng như học nhóm cùng bạn bè, đến trung tâm Anh ngữ, tham gia các câu lạc bộ hoặc thậm chí tự nghiên cứu tại nhà,… Việc tìm được cho mình một phương pháp học phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy có động lực để học cũng như sẽ đem lại hiệu quả học tập cao hơn rất nhiều.
Ngoài ra, một điều vô cùng quan trọng khi học Anh văn giao tiếp chính là bạn phải dành thời gian để luyện nghe thường xuyên hơn vì luyện nghe sẽ giúp tăng khả năng phản xạ tiếng Anh và từ đó cải thiện được cách phát âm của mình. Bạn nên bắt đầu tập nghe từ các mẫu truyện ngắn với các chủ đề đơn giản rồi sau đó sẽ luyện nghe từ các bản tin trên tivi, podcast,… Một cách luyện kỹ năng giao tiếp hữu dụng khác là bạn có thể luyện tập trước gương khi nói để điều chỉnh khuôn miệng, cử chỉ khi giao tiếp.
Hơn thế nữa, để quá trình học tiếng Anh giao tiếp đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn nên có một giáo viên hướng dẫn. Giáo viên sẽ là người hỗ trợ bạn rất nhiều do họ đã được đào tạo bài bản từ các trường đại học, biết cách nhấn âm trong câu khi giao tiếp tiếng Anh và chỉnh sửa khi bạn phát âm sai cách.

Rèn luyện thói quen học để cải thiện tiếng Anh giao tiếp

Học giao tiếp không khó, đó chỉ là sự lặp đi lặp lại hàng ngày và lâu dần sẽ hình thành phản xạ tự nhiên khi bạn nói chuyện. Chính vì vậy, hãy tạo một thời gian biểu cụ thể bắt bản thân mình phải tự học giao tiếp tiếng Anh mỗi ngày và biến nó thành một thói quen. Duy trì những thói quen tốt sẽ giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn trong cuộc sống – Good habits are the key to all success.
Hãy để thói quen học tiếng Anh làm thay đổi lối sống của bạn.

Những thắc mắc khi tham dự thi toeic

1. Em có thể tìm các đề thi TOEIC đã được sử dụng trong các buổi thi TOEIC thật để luyện tập ở đâu?
Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kì không cung cấp đề thi Toeic đã dùng rồi cho cả sinh viên lẫn các nhà viết sách. Nếu em thấy một quyển sách khẳng định rằng họ tổng hợp được các đề thi Toeic thật đã sử dụng thì chắc chắn đó không phải là sự thật.
2. Phần nào khó nhất trong đề thi TOEIC?
Theo thống kê, thí sinh đạt số điểm cao hơn ở phần thi Đọc hơn phần thi Nghe. Điều này có lẽ một phần do những bài thi TOEIC phổ biến ở những nước có kĩ năng nghe hiểu tiếng Anh nhìn chung là yếu.
Cô giáo Hàn Quốc tại buổi Khai giảng lớp học
3. Em có cần phải đi học để cải thiện tăng điểm số TOEIC?
Đối với phần lớn học sinh, việc đi học tốt hơn là tự học TOEIC một mình ở nhà. Em có thể cần nghĩ đến việc tham gia một lớp học Toeic nếu:
+ Không có động lực học tập
+ Những tài liệu luyện thi Toeic đang dùng chỉ đưa đáp án đúng mà không giải thích vì sao.
+ Đã thi TOEIC hoặc đã làm nhiều bài thi thử nhưng điểm số không hề tăng.
+ Có nhiều lỗi sai và mình thường xuyên mắc phải.
Tuy nhiên nếu biết sắp xếp thời gian, kết hợp giữa việc đi học và tự học Toeic ở nhà thì điểm thi Toeic của em sẽ đạt được số điểm cao nhất có thể.
4. Nếu một sách có chữ “TOEIC ®” thì đó có phải là quyển sách chính thức của ETS?
– Không phải. Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kì chỉ công nhận vài quyển sách giáo trình chuẩn bị cho kì thi TOEIC và sách đề thi luyện tập Toeic. Măc dù nhiều sách khác cũng có thể là những tài liệu tốt, nhưng vẫn có nhiều sách rẻ mà không hữu dụng và chưa hề được kiểm chứng bởi ai cả. Em nên thật cẩn thận khi lựa chọn tài liệu cho bài thi TOEIC mới (sau năm 2007) vì nhiều nhà xuất bản nhỏ đã in sách trước khi những chi tiết cuối cùng về bài thi được công bố bởi Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kì.
5. Làm thế nào để em có thể giải thích được ý nghĩa điểm số TOEIC của mình cho một người không biết gì về kì thi này?
Khi nhận phiếu báo điểm từ IIG, em sẽ được nhận một văn bản chỉ rõ những khả năng mà em có thể làm được, chính là ý nghĩa của điểm số. Em có thể copy những điều này vào hồ sơ hoặc giải thích trong cuộc phỏng vấn khi xin việc.
Hướng dẫn SV truy cập khóa học online
6. TOEIC mới có khó hơn TOEIC cũ?
Dù bài thi mới có vẻ khó hơn vì nò có nhiều bài nghe và đọc dài hơn và ít câu hỏi trong phần 1, phần dễ nhất, nhưng Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kì khẳng định rằng hai dạng bài thi tương đương nhau. Hơn nữa, nhóm thí sinh dự thi tham gia kiểm chứng đầu tiên ở Nhật Bản năm 2007 không hề phàn nàn về bất kì khó khăn hay biến đổi điểm số bất thường. Tuy nhiên, các kĩ năng cần có để làm bài khác một chút, nên một số người sẽ thấy dạng thi này khó hơn dạng thi kia.
7. Nếu không biết câu trả lời, em có nên bỏ trống?
Đừng bao giờ bỏ trống. Vì dù trả lời sai em cũng không bị trừ điểm nên nếu em không biết câu trả lời, hãy thử loại bỏ đáp án sai, sau đó đoán nhanh câu trả lời trong số những đáp án đúng còn lại và làm câu tiếp theo. Trong bài thi Đọc, nếu em làm xong mọi thứ và thừa thời gian, em có thể quay trở lại những câu hỏi này một lần nữa nếu em thích. Nhưng em phải chắc chắn là đã tô câu trả lời ngay từ lần đầu tiên đoán, phòng khi không có thời gian thừa ở cuối giờ.
8. Em học thuộc lòng để đi thi có được không?
– Không. Đấy không phải là cách ôn thi TOEIC hiệu quả. Em có thể tăng điểm với vài mẹo làm bài thi Toeic và chiến thuật Nghe và Đọc, nhưng vì Ngữ pháp không phải là một phần lớn trong bài thi nên không có danh sách các chủ điểm ngôn ngữ chắc chắn sẽ xuất hiện trong bài thi để em học thuộc trong một thời gian ngắn. TOEIC là bài thi cho tất cả các trình độ cho tới trình độ Nâng cao, nên nhìn chung mọi thứ liên quan đến Anh Mỹ chuẩn đều có thể nằm trong đề thi.
9. TOEIC là bài thi kiểm tra tiếng Anh Mỹ đúng không?
– Chắc chắn học tiếng Anh Mỹ sẽ giúp em làm tốt bài thi TOEIC, đặc biệt là phần Nghe. Nếu em chỉ biết các thuật ngữ kinh tế Anh Anh, thì nên dành thời gian học những cụm từ Anh Mỹ tương ứng. Tuy nhiên, dạng thi mới cũng có giọng nói của người Anh và người Úc khiến cho những người chỉ học tiếng Anh Mỹ thấy những phần này khó hiểu. Thế nên các em cần luyện nghe Toeic nhiều hơn với nhiều giọng khác nhau.
10. Em cần học bao lâu trước khi thi TOEIC?
Em hoàn toàn có thể thi mà không cần làm đề luyện tập, nhưng nếu em làm một bài thi luyện tập ở nhà thì sẽ rất hữu ích vì ít nhất nó khiến cho em bớt lo lắng khi thi thật. Đó là bởi em sẽ biết em cần làm gì ở mỗi phần thi. Tuy nhiên, vào buổi tối trước khi thi, em không nên luyện tập gì cả. Nếu chỉ làm đề thi thử thì thời gian dài nhất em nên dành cho nó là một tháng – nếu thời gian luyện tập lâu hơn thế thì em nên tập trung vào nâng cao trình độ tiếng Anh tổng quát (tiếng Anh dùng cho công việc) và tiếng Anh thương mại. Ví dụ, trong một năm theo học một khóa học hoặc tự học, em nên tập trung 60 đến 80% vào thực hành tiếng Anh tổng quát, phần còn lại dành cho ngữ pháp, từ vựng, kĩ năng và làm đề thi.
Còn đối với các bạn đang học tại trung tâm, đặc biệt là các bạn đang học khóa Toeic B thì sau khi kết thúc khóa học, trong vòng 1 tháng đổ về thì nên đăng kí thi thật ngay, khi đó kết quả của em sẽ sát nhất với điểm thi tiến độ cuối của mình.
11. Tại sao điểm thi TOEIC của em lại thấp đi trong khi trình độ tiếng Anh của em vẫn vậy?
Có thể là do yếu tố bên ngoài như em cảm thấy mệt hoặc căng thẳng. Cũng có thể chỉ là sai số do em thiếu may mắn khi câu hỏi trong bài thi là những câu xa lạ với em. Trong vài trường hợp, những lỗi ngớ ngẩn như tô đáp án đúng vào sai ô trên phiếu trả lời khiến em bị mất điểm.
12. Tại sao điểm thi TOEIC của em vẫn vậy mặc dù đã học rất nhiều?
Ngoài những lí do đã được đề cập trong câu hỏi trước, có thể vì em đã học quá nhiều từ mới mà em không thể áp dụng nhanh trong điều kiện thi cử, hoặc em chưa ôn lại những gì em đã học trước đó, cho nên khả năng hiểu chậm đi. Một lí do phổ biến khác là khi khả năng nghe và đọc hiểu tăng, em sẽ cố gắng hiểu mọi từ thay thì chỉ tìm thông tin quan trong nhất để hiểu.
13. Em nên mua những tài liệu TOEIC nào?
Để chắc rằng tài liệu gần với những gì sẽ có trong bài thi, tốt nhất em nên chọn những tài liệu được Viên khảo thí Giáo dục Hoa Kì (nơi soạn các bài thi TOEIC và TOEFL) chứng thực và khuyên dùng. Em sẽ cần đọc phần cuối sách cẩn thận để chắc chắn điều này, vì nhiều nhà xuất bản khác cũng muốn tài liệu của họ trông như đã được chứng thực.  Nếu em không tìm thấy sách có logo ETS (Tên viết tắt của Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kì), hoặc đã dùng xong những quyển như vậy, hoặc sẽ dùng chúng trên lớp và muốn có một quyển sách khác để tự học, thì sách của các nhà xuất bản lớn khác cũng thường có chất lượng tốt.
Về loại sách mà em muốn mua, chọn sách nào là phụ thuộc vào thời gian em có trước khi thi, em có đang theo học lớp luyện thi hay không và em cần dùng tài liệu gì trong quyển sách đó, điểm mạnh và yếu của em là gì.
14. Phần nào quan trọng nhất em cần nâng cao để cải thiện điểm số?
Hầu hết mọi người đều nhận thấy thiếu từ vựng tiếng Anh thương mại và tiếng Anh tổng quát khiến cho điểm số không tăng. Yếu tố thứ hai là thường là đọc chậm, và yếu tố thứ ba là không hiểu được những lời nói nhanh của người bản địa.
15. Tại sao giáo viên dạy TOEIC của em lại dạy nói và phát âm trên lớp, trong khi chỉ thi Nghe và Đọc?
Việc nói tiếng Anh trong lớp học TOEIC rất hữu ích trong việc giúp em sẵn sàng nghe và đọc, trong các chiến thuật làm bài và trong việc luyện tập từ vựng và phát âm. Điều này giúp em hiểu được khi gặp những bài nói nhanh trong bài thi. Và do đó các khóa học tại trung tâm được thiết kế bao gồm 4 kĩ năng trong cùng 1 khóa học.
16. Em có cần phải giỏi đồng thời cả hai kĩ năng Nghe và Đoc?
Nếu em giỏi đồng thời cả 2 kĩ năng thì đó là 1 điều rất tuyệt vời để em có thể thi đạt điểm số cao. Tuy nhiên không phải ai cũng giỏi tất cả. Em nên nhớ là điểm số cuối cùng là tổng điểm cả hai kĩ năng, nên nếu em mắc vài lỗi trong một phần thi, thì vẫn có thể bù lại số điểm đó bằng cách làm phần thi kia tốt hơn.

Mẹo làm bài Part 7 trong đề thi toeic

Rất nhiều bạn chia sẻ rằng các bạn gặp khó khăn lớn trong việc làm Bài test toeic, nhất là Part 7-Reading Comprehension của đề thi TOEIC. Một số bạn bị thiếu thời gian, một số bạn thì không hiểu format nội dung của các đoạn văn. Để giúp các bạn luyện thi TOEIC, chúng ta thử đi tìm một số nguyên nhân và giải pháp để làm phần này nhé!

6

Hãy làm các Bài thi thử toeic để xem bạn cân đối thời gian và làm bài ra sao

1. Có thể làm Part 7 TOEIC  trước hay không?
Ở phần Reading Comprehension, khả năng tập trung của thí sinh thường bị giảm rất nhiều khi đến part 7. Vào lúc này, thí sinh rất dễ bỏ sót hoặc chọn câu trả lời sai hoặc đôi khi không có đủ thời gian vì đã dành quá nhiều thời gian cho Part 5 và Part 6. Nếu làm Part 7 với tâm trạng phấn chấn và bình tĩnh thì ngược lại thí sinh có thể làm tiếp Part 5 và Part 6 một cách dễ dàng. Vậy các bạn hãy suy nghĩ xem có nên làm Part 7 trước hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào quan điểm riêng của mỗi người.

2. Có nhiều tình huống khác nhau trong Double passage 
Số lượng bài đọc tăng lên do thí sinh phải đọc Double Passage. Tuy vậy, nếu biết được các tình huống khác nhau thường xuất hiện ở phần này, bạn có thể hiểu được nội dung của bài đọc một cách dễ dàng và trả lời câu hỏi đọc hiểu chính xác và hiểu quả hơn.
(1) Dạng bài đọc liên quan đến thư tín
a) Thư tín + thư tín
b) Thư tín + thông báo
c) Thư tín + bài báo
d) Thư tín + quảng cáo
e) Thư + đơn đặt hàng
(2) Dạng bài đọc liên quan đến thông báo
a) Thông báo + thông báo
b) Thông báo + bài báo
c) Thông báo + quảng cáo
(3) Dạng bài đọc liên quan đến bài báo
a) Bài báo + bài báo
b) Bài báo + quảng cáo
(4) Dạng bài đọc liên quan đến bài báo
a) Quảng cáo + quảng cáo
b) Quảng cáo + email
c) Quảng cáo + những thứ khác
3. Không có đủ thời gian
thuc-khuya-hoc-bai-lam-viec-chua-chac-da-hieu-qua
 Tham gia 1 Khóa học toeic sẽ giúp bạn có nhiều Mẹo thi toeic
Số lượng câu hỏi ở Part 7 trong New TOEIC đã tăng thêm 8 câu và số bài đọc cũng tăng thêm thông qua dạng double passage. Vì vậy, cách duy nhất để bạn có thể mở rộng thời gian dành cho việc đọc hiểu ở phần này là luyện tập trả lời mỗi câu hỏi ở Part 5 và Part 6 TOEIC trong 30 giây. Điều đó có nghĩa là bạn dành 26 phút để giải quyết tổng số 52 câu hỏi ở Part 5 TOEIC và Part 6 TOEIC và dành 49 phút còn lại cho 48 câu hỏi ở Part 7. Vậy bạn hãy thử các bài Thi thử toeic online, tính thời gian cụ thể để có thể cân đối thời gian phù hợp nhé

Cấu trúc đề thi TOEIC

Khi dự thi TOEIC, một trong những điều kiện tiên quyết để dành được tối đa điểm số đó là hiểu rõ về cấu trúc đề thi TOEIC. Nếu nắm rõ cấu trúc của bài thi (đề thi), bạn sẽ có chiến lược làm bài phù hợp, tiết kiệm được thời gian và dành trọn số điểm của từng phần. Vậy một bài thi TOEIC gồm bao nhiêu phần? Mỗi phần có bao nhiêu câu? Mỗi câu được tính bao nhiêu điểm? Thời gian làm bài được tính như thế nào?

Một bài thi TOEIC đầy đủ gồm hai phần thi: Phần thi Listening (nghe hiểu) trong 45 phútphần thi Reading (đọc hiểu) trong 75 phút. Mỗi phần thi có 100 câu. Tổng số câu hỏi của cả hai phần thi là 200 câu. Tổng thời gian làm bài là 120 phút hay 2 tiếng. Cấu trúc và nội dung chi tiết của từng phần thi như sau:
Xem them: chứng chỉ toeic
                   sách học toeic

Phần A – Listening (100 câu / 45 phút)

Phần thi Listening được dùng để đánh giá kỹ năng nghe. Thí sinh sẽ được nghe các câu miêu tả, câu hỏi, hội thoại và đoạn thông tin bằng tiếng Anh được đọc trực tiếp trên đài cassette hoặc loa. Thí sinh chỉ có 45 phút để vừa nghe vừa trả lời 100 câu bằng cách khoanh vào các đáp án A-B-C-D.
Phần A Nội dung thi Số câu Chi tiết
Phần 1 Hình ảnh 10 câu Tương ứng với mỗi bức ảnh, bạn sẽ được nghe 04 câu mô tả về nó. Nhiệm vụ của bạn là phải chọn câu mô tả đúng nhất cho bức ảnh.
Phần 2 Hỏi đáp 30 câu Bạn sẽ nghe một câu hỏi (hoặc câu nói) và 03 lựa chọn trả lời. Nhiệm vụ của bạn là phải chọn ra câu trả lời đúng nhất trong ba đáp án A-B-C.
Phần 3 Hội thoại ngắn 30 câu Bạn sẽ nghe 10 đoạn hội thoại ngắn. Mỗi đoạn có 03 câu hỏi. Nhiệm vụ của bạn là chọn ra câu trả lời đúng nhất trong 04 đáp án của đề thi.
Phần 4 Đoạn thông tin ngắn 30 câu Bạn sẽ nghe 10 đoạn thông tin ngắn. Mỗi đoạn có 03 câu hỏi. Nhiệm vụ của bạn là chọn ra câu trả lời đúng nhất trong số 04 đáp án được cung cấp.
Trong phần thi nghe hiểu sẽ có một số ví dụ sử dụng giọng Anh – Mỹ (Bắc Mỹ), giọng Anh – Anh, giọng Anh – Úc và giọng Anh – Canada. Những ngữ âm này xuất hiện không nhiều nhưng phản ánh những kiểu giọng đặc trưng khác nhau trong thực tế ở môi trường làm việc quốc tế. Chính vì vậy đòi hỏi người học phải có phương pháp tổng hợp và khả năng nhận biết một cách linh hoạt, nhạy bén.

Phần B – Reading (100 câu / 75 phút)

Phần thi Reading (đọc hiểu) được thực hiện ngay sau khi thí sinh kết thúc phần thi nghe. Phần thi này dùng để đánh giá vốn từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh và khả năng đọc hiểu các đoạn văn ngắn. Các câu hỏi và phần thông tin liên quan đều được in trực tiếp trên đề thi. Có tất cả 100 câu và thí sinh có 75 phút để hoàn thành.
Phần B Nội dung thi Số câu Chi tiết
Phần 5 Hoàn thành câu 40 câu Bạn cần phải chọn từ đúng nhất để hoàn thành câu.
Phần 6 Hoàn thành đoạn văn 12 câu Mỗi đoạn văn có 03 chỗ trống. Bạn phải điền từ thích hợp còn thiếu vào mỗi chỗ trống trong đoạn văn đó.
Phần 7 Đoạn đơn 28 câu Đề thi có thể có từ 7-10 đoạn văn đơn. Hết mỗi đoạn văn sẽ có 2-5 câu hỏi.
Đoạn kép 20 câu Trong phần này sẽ có từ 04 cặp đoạn văn. Hết mỗi cặp đoạn văn sẽ có 5 câu hỏi.

Thí sinh trả lời bằng cách sử dụng bút chì tô vào các lựa chọn (A), (B), (C) hoặc (D) vào phiếu trả lời. Tổng số câu cần trả lời là 200 câu. Tổng thời gian làm bài là 120 phút hay 02 tiếng.

Cách làm Toeic phần nghe.

Phần nghe trong bài thi Toeic có 100 câu hỏi, với khoảng 45 phút làm bài.
Part 1 – Photographs – 20câu (4 lựa chọn).
Bạn sẽ xem một ảnh chụp và được yêu cầu lựa chọn trả lời mô tả đúng những gì đang diễn ra trong hình. Các lựa chọn trả lời sẽ được đọc cho bạn; chúng sẽ không được in trong quyển đề thi.
ky-nang-lam-phan-nghe-trong-bai-thi-toeic
Kỹ năng làm phần nghe trong bài thi Toeic
 XEM THÊM: luyện nghe tiếng anh, luyện nghe toeic

Các câu hỏi đặt ra sẽ hỏi về người (people) hoặc vật (things). Để làm tốt phần này , ngay khi bạn nhìn thấy bức tranh bạn cần phải trả lời ngay các câu hỏi sau:
Photos for People:
Who are they?
Where are they?
What are they doing?
What do thay look like?
Photos for things
What are they?
Where are they?
What was done to them?
What do they look like?
Đây là phần bạn rất dễ bị “lừa” khi nghe. Các câu miêu tả sẽ hoặc là có nội dung sát với bức tranh nhưng không chính xác hoặc các câu đó phát âm tương tự nên bạn rất dễ bị nhầm. Hãy tỉnh táo khi nghe phần này nhé!
Part 2 – Question and Response – 30câu (3 lựa chọn)
Bạn sẽ nghe một câu hỏi và được yêu cầu chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi. Cả câu hỏi lẫn các lựa chọn trả lời đều sẽ được đọc nhưng không được in trong quyển đề thi.
Vấn đề đặt ra là nếu bạn sao nhãng không nghe được câu hỏi thì những đoạn phía sau thật là vô nghĩa. Khi bạn đã tập trung và nghe rõ được câu hỏi , hãy định hình ngay trong đầu xem nó đang đề cập đến cái gì. Điều này bạn có thể làm được nhờ bắt được một số key word như: When , How long, What time, Yet, still, late , early , morning,… , at 6.am,… today , this week,… yesterday, tomorrow…
Identifying People: Who , Whom , Whose, Who’s , Name, An Occupation title
Identifying a suggestion: Why don’t we… , Why don’t you…, Let’s…, What about…
Identifying a choice: What , which, or , prefer , rather ….
Identifying a reason: Why …, Why didn’t…, Excuse , reason…
Identifying a location: What , where , how far, next to, beside, left, right, near , far ,at , …, name of place….
Identifying an opinion: What , how , think , believe , your opinion, like ,….
Part 3 – Short Conversations – 30câu (4 lựa chọn)
Bạn sẽ được nghe đoạn hội thoại sau đó trả lời câu hỏi, phần này lại khoai hơn phần trước. Để làm tốt được phần này bạn phải nhanh chóng đọc câu hỏi của đoạn hội thoại đó và chú ý nghe nội dung từ đầu đến cuối cố gắng không bỏ sót chữ nào vì bạn không thể tưởng tượng được đâu chính những từ bị phát âm lướt qua lại là đáp án cho câu trả lời đấy. Phần này đòi hỏi cả tư duy logic để phán đoán câu trả lời
Phần này cũng tương tự phần trên , sau khi bạn đọc câu hỏi để biết được hỏi về cái gì , bạn hãy chú ý lúc nghe thấy các từ key word như trên
Part 4 – Short Talks – 20câu (4 lựa chọn)
Phần này gồm 20 câu hỏi cho khoảng 7 đến 9 đoạn, mỗi đoạn văn sẽ có tối thiểu 2 câu hỏi, phần này là phần khó nhất trong bài nghe, nhưng lại là phần ít lừa đảo và đánh đố nhất, nó chỉ đòi hỏi bạn khả năng ghi nhận thông tin nhanh thôi. Để làm tốt phần này bạn cần phải đọc lướt nhanh các câu hỏi (như nói ở trên kia) …. Bạn cũng cần phải luyện nghe đoạn văn thường xuyên để quen với các ghi nhận các thông tin chính, vì các câu hỏi trong đề thi thường tậ trung hỏi các vấn đề chính, với cả nghe thường xuyên bạn đỡ bị căng thẳng hơn, không bị bỏ sót thông tin hơn.

Tìm hiểu về Toeic là gì.

TOEIC (viết tắt của Test of English for International CommunicationBài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) là một bài thi nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ), đặc biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế. Kết quả của bài thi TOEIC phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động như kinh doanh, thương mại, du lịch… Kết quả này có hiệu lực trong vòng 02 năm và được công nhận tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. English Test Key

Lịch sử hình thành

Chương trình thi TOEIC được xây dựng và phát triển bởi Viện Khảo thí Giáo dục (ETS – Educational Testing Service), Hoa Kỳ – một tổ chức nổi tiếng và uy tín chuyên cung cấp các chương trình kiểm tra trắc nghiệm như TOEFL, GRE, GMAT… theo đề nghị từ Liên đoàn Tổ chức Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) kết hợp với Bộ Công thương Quốc tế Nhật Bản – MITI (nay là Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản – METI) vào năm 1979.  Bài thi TOEIC được thiết kế dựa trên cơ sở tiền thân của nó là chương trình trắc nghiệm TOEFL. Và tính đến nay, sau hơn 35 năm, ETS đã tổ chức kiểm tra cho nhiều triệu lượt người tham dự trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, TOEIC bắt đầu được tổ chức thi từ năm 2001 thông qua đại diện là IIG Việt Nam, được ưa thích và phổ biến rộng rãi hơn khoảng 5 năm sau đó.

TOEIC dùng để làm gì?

Trước đây tại Việt Nam, nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức… thường sử dụng chứng chỉ tiếng Anh phân chia theo cấp độ A, B, C (chứng chỉ ABC) như một tiêu chí ngoại ngữ để đưa ra quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp nhân sự hay bố trí nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài. Tuy nhiên trong khoảng 07 năm trở lại đây, chứng chỉ TOEIC nổi lên như một tiêu chuẩn phổ biến hơn để đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của người lao động. Test English Xuất phát từ thực tế đó, nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã đưa TOEIC vào chương trình giảng dạy và lựa chọn bài thi TOEIC để theo dõi sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh đối với sinh viên theo từng học kỳ, năm học hoặc sử dụng làm chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp. Chính vì những lý do đó nên việc học TOEICluyện thi TOEIC và tham dự kỳ thi TOEIC đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang kiến thức với nhiều sinh viên và người đi làm.

Cấu trúc của bài thi TOEIC

Bài thi TOEIC truyền thống là một bài kiểm tra trắc nghiệm bao gồm 02 phần: phần thi Listening (nghe hiểu) gồm 100 câu, thực hiện trong 45 phút và phần thi Reading (đọc hiểu) cũng gồm 100 câu nhưng thực hiện trong 75 phút. Tổng thời gian làm bài là 120 phút (2 tiếng).
  • Phần thi Nghe hiểu (100 câu / 45 phút): Gồm 4 phần nhỏ được đánh số từ Part 1 đến Part 4. Thí sinh phải lần lượt lắng nghe các đoạn hội thoại ngắn, các đoạn thông tin, các câu hỏi với các ngữ âm khác nhau như: Anh – Mỹ, Anh – Anh, Anh – Canada & Anh – Úc để trả lời.
  • Phần thi Đọc hiểu (100 câu / 75 phút): Gồm 3 phần nhỏ được đánh số từ Part 5 đến Part 7 tương ứng với 3 loại là câu chưa hoàn chỉnh, nhận ra lỗi sai và đọc hiểu các đoạn thông tin. Thí sinh không nhất thiết phải làm tuần tự mà có thể chọn câu bất kỳ để làm trước.
Mỗi câu hỏi đều cung cấp 4 phương án trả lời A-B-C-D (trừ các câu từ 11-40 của part 2 chỉ có 3 phương án trả lời A-B-C). Nhiệm vụ của thí sinh là phải chọn ra phương án trả lời đúng nhất và dùng bút chì để tô đậm ô đáp án của mình. Bài thi TOEIC không đòi hỏi kiến thức và vốn từ vựng chuyên ngành mà chỉ tập trung với các ngôn từ sử dụng trong công việc và giao tiếp hàng ngày.

Bài thi TOEIC Speaking & Writing

Ngoài bài thi TOEIC truyền thống (Listening & Reading), bạn có thể tham dự thêm bài thi TOEIC Speaking (Nói) & Writing (Viết) để có thể đáp ứng cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết mà nhiều vị trí ứng tuyển đòi hỏi. Bạn cũng cần lưu ý: Theo khuyến nghị của ETS, nếu đạt trên 500 điểm với bài thi TOEIC Listening & Reading thì bạn nên tham dự cả bài thi TOEIC Speaking & Writing để đánh giá đầy đủ cả 2 kỹ năng Nói & Viết. Điểm số của bài thi này được chia ra các cấp độ khác nhau được gọi là “các cấp độ thành thạo” (proficiency levels) chứ không dùng thang điểm như bài thi TOEIC Listening & Reading.

Điểm thi TOEIC & cách tính điểm bài thi

TOEIC Certificate Điểm của bài thi TOEIC được tính và quy đổi dựa trên số câu trả lời đúng, bao gồm hai điểm độc lập: điểm của phần thi Nghe hiểu và điểm của phần thi Đọc hiểu. Bắt đầu từ 5, 10, 15… cho tới 495 điểm mỗi phần. Tổng điểm của cả 2 phần thi sẽ có thang từ 10 đến 990 điểm. Sau khi có kết quả, thí sinh sẽ nhận được chứng chỉ TOEIC (phiếu điểm) được gửi riêng cho từng thí sinh (không công bố công khai). Việc quy đổi điểm số từ số câu trả lời đúng có thể tham khảo tại đây >> http://cfl.edu.vn/toeic/thang-diem-va-cach-tinh-diem-bai-thi-toeic/

Chuẩn TOEIC? Cần đạt bao nhiêu điểm TOEIC để được cấp chứng chỉ

Cũng giống như bài thi IELTS, kết quả của bài thi TOEIC không có mức điểm để quy định đỗ hay trượt mà chỉ phản ánh trình độ sử dụng tiếng Anh của người tham dự. Tuy nhiên tại nhiều trường Đại học tại Việt Nam, đều có quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh. Theo đó, sinh viên khi tốt nghiệp phải đạt chuẩn tiếng Anh tương đương với TOEIC 450 hoặc cao hơn tùy theo chuyên ngành. Khi tham dự thi TOEIC bạn cũng cần lưu ý: Nếu muốn cung cấp thêm phiếu điểm để nộp Hồ sơ tuyển dụng cho các đơn vị tuyển dụng, thí sinh phải đạt điểm TOEIC từ 200 trở lên. Nếu muốn cung cấp thêm phiếu điểm để nộp Hồ sơ du học, thí sinh phải đạt điểm TOEIC từ 500 trở lên. Lệ phí cho mỗi phiếu điểm in thêm là 50.000 đồng, nếu cần chuyển phát nhanh thì nộp thêm 15.000 đồng.

Một số mức điểm TOEIC tham khảo

  • TOEIC 100 – 300 điểm: Trình độ cơ bản. Khả năng giao tiếp tiếng Anh kém.
  • TOEIC 300 – 450 điểm: Có khả năng hiểu & giao tiếp tiếng Anh mức độ trung bình. Là yêu cầu đối với học viên tốt nghiệp các trường nghề, cử nhân các trường Cao đẳng (hệ đào tạo 3 năm).
  • TOEIC 450 – 650 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh khá. Là yêu cầu chung đối với SV tốt nghiệp Đại học hệ đào tạo 4-5 năm; nhân viên, trưởng nhóm tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
  • TOEIC 650 – 850 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Là yêu cầu đối với cấp trưởng phòng, quản lý điều hành cao cấp, giám đốc trong môi trường làm việc quốc tế.
  • TOEIC 850 – 990 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Sử dụng gần như người bản ngữ dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ.

Phương pháp học tiếng anh hiệu quả

Khi bạn bắt đầu luyện thi TOEIC tại nhiều trung tâm các thầy cô thường khuyên bạn nên cố gắng làm phần nghe thật nhiều điểm để kéo lại phần đọc. Bởi vì phần nghe thường có vẻ dễ kiếm điểm hơn. Nhưng làm thế nào để luyện phần nghe hiệu quả để được điểm số cao. Bài viết cách học nghe toeic hiệu quả của chúng tôi sau đây sẽ đề cập những phương pháp hay giúp bạn điều đó.
Cách học nghe Toeic hiệu quả 1

Hiểu rõ bài nghe TOEIC

Bạn đã biết bài thi TOEIC chủ yếu vào anh văn giao tiếp trong kinh doanh, công việc, giao tiếp quốc tế. Vì vậy việc đầu tiên để nghe TOEIC hiệu quả đó là bạn nên tìm nghe những bài nghe trong môi trường kinh doanh, giao tiếp trong công sở…
Bí quyết đầu tiên khi bạn nên chọn những giáo trình TOEIC nghe phù hợp. Không nên chọn giáo trình dễ quá hoặc khó quá bằng cách tự đánh giá kỹ năng nghe của bạn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giáo trình luyện thi TOEIC giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Xem thêm: tổng hợp hơn 20 sách TOEIC hay nhất

Nghe thật nhiều và tập trung

Khi bạn đã chọn được giáo trình nghe phù hợp thì việc luyện nghe nhiều và tập trung là rất quan trọng. Việc luyện nghe thường xuyên mỗi ngày và tập trung sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhanh.
Để nghe hiệu quả bạn nên nghe bài nghe từ dễ đến khó. Hãy tập thói quen nghe hết cả đoạn hội thoại tránh tình trạng nghe từng câu. Bởi vì 1 bài nghe trong TOEIC rất ngắn và lại đọc rất mau. Nếu bạn nghe từng câu một sẽ không thể nghe hiệu quả được.

Luyện nghe toeic phần miêu tả tranh

Phần Luyện nghe TOEIC phần 1 Nghe tranh bao gồm 10 câu hỏi tương ứng với 10 câu hỏi luyện nghe tranh.  Đây cũng được đánh giá là phần nghe làm khó thí sinh rất nhiều trong kỳ thi TOEIC, nên các em phải luyện tập thật kỹ để có thể đưa ra đáp án chính xác cho bức tranh nhé!Trong bài thi TOEIC listening - phần tranh vật chia làm 2 loại tranh là tranh trong nhà và tranh ngoài trời. 

  • Đối với tranh trong nhà (indoor pictures), trọng tâm nghe tập trung vào những đồ vật trong một căn phòng hoặc trong một office
  • Đối với tranh ngoài trời outdoor pictures), trọng tâm nghe là cảnh vật xung quanh
Trong phầnnghe TOEIC tranh không chỉ có nghe tranh vật còn có nghe tranh người nên các em xem bài học Kỹ năng nghe tranh người trong bài thi TOEIC ( Unit 2) nhé! Để luyện tập củng cố kiến thức cho mình kỹ năng luyện nghe tốt hơn!
Các em có thể tham khảo thêm: 


 

Sau đây là một số Kỹ năng Luyện nghe TOEIC phần tranh vật trong bài thi TOEIC các bạn có thể áp dụng trong quá trình luyện tập của mình. 


Bước 1: Nghiên cứu tranh và nghe kĩ 4 đáp án trong lúc luyện thi TOEIC part 1

-          Xác định chủ ngữ của câu
-          Quan sát vị trí của vật trong mối quan hệ với vật khác. Mối quan hệ này được thể hiện qua các cụm giới từ chỉ vị trí: ví dụ: in front of, behind….
-          Để ý những chi tiết nhỏ nhặt nhất của tranh


Bước 2: Cẩn thận với bẫy của đề thi TOEIC

-          Để ý với một số từ “all, every, both, none…”
-          Cẩn thận với những từ đông âm-similar sounding
-          Chắc chắn nghe xong 4 lựa chọn mới đưa ra câu trả lời


Bước 3: Luyện tập để đạt mức điểm cao hơn

-          Học danh sách những vật ở những nơi hay xuất hiện trong đề thi TOEIC
-          Làm quen với những cụm trạng từ chỉ nơi chốn bắt đầu bằng giới từ
-          Làm quen với dạng câu bị động
-          Luyện nghe những động từ có dạng-ed (V-ed) trong câu

Trên đây là 3 bước căn bản trong phần nghe tranh miêu tả vật. Để tìm hiểu thêm về chủ điểm từ mới cũng như danh sách những động từ dạng –ed hay xuất hiện trong kì thi TOEIC, các bạn có thể tham khảo thêm ở Level 500-750 và 750-990.

Nếu có thắc mắc gì? các em có thể comment ở dưới và cô sẽ giải đáp thắc mắc chi tiết nhé!


Để củng cố cho các em kiến thức phần luyện nghe tiếng Anh phần tranh Ảnh thì các bạn hãy làm thêm một số bài luyện tập kỹ năng luyện nghe TOEIC phần tranh vật trong bài thi TOEIC nhé!. Có 3 bài luyện tập dành cho bạn:

Với các bài luyện tập nghe này các em có luyện nghe  2 - 3 lần sẽ hiểu và nghe được nội dung trong bài nghe tốt hơn, đừng nản chí khi em chỉ nghe 1 lần mà chưa hiểu gì? Hãy luyện tập dần dần kỹ năng sẽ  tiến bộ lên các em nhé!. Ngoài ra, cô giới thiệu cho các bạn thêm một số tài liệu TOEIC hay sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn thi TOEIC đạt điểm cao: 
Trọn bộ Economy TOEIC từ 1 – 5 bản đẹp + Giải chi tiế

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Topic: Fashion

Có lẽ việc đau đầu nhất của con gái mỗi khi ra đường đó là không biết phải mặc gì, áo màu đỏ có hợp với đôi giày mới mua không...
Có lẽ vì vậy mà chủ đề về " thời trang" không bao giờ là hạ nhiệt trong các bài báo, tạp chí cả. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về topic này nha!


Romantic /rə’mæntik/ lãng mạn

Sexy /’seksi/ gợi tình

Sophisticated /sə’fistikeitid/ tinh tế

Western /’westən/ miền tây

Traditional /trə’diʃənl/ truyền thống

Preppy /prepi/ nữ sinh

Punk /pʌɳk/ nổi loạn
Bohemian /bou’hi:mjən/ bô hê miêng

Arty /’ɑ:ti/ nghệ sĩ

Chic /ʃi:k/ sang trọng

Classic /’klæsik/ cổ điển

Exotic /eg’zɔtik/ cầu kỳ

Flamboyant /flæm’bɔiənt/ rực rỡ

Glamorous /’glæmərəs/ quyến rũ



Tomboy /’tɔmbɔi/ cô gái nam tính


Rocker /’rɔkə/ tay chơi nhạc Rock

Goth /gɔθ/ Gô tích

Dramatic /drə’mætik/ ấn tượng

Gamine /’ɡæmɪn/ trẻ thơ, tinh nghịch

Sporty /’spɔ:ti/ khỏe khoắn, thể thao

Trendy /’trɛndi/ thời thượng

Natural /’nætʃrəl/ tự nhiên, thoải mái

Ví dụ

The main characteristic of flamboyant is being flashy. The clothing of this fashion style are often asymmetrical, exaggerated flouncing, fringe, multi-colored, and splashy.

Đặc điểm chính của phong cách rực rỡ là trông hào nhoáng, sặc sỡ. Trang phục của phong cách thời trang này thường là bất đối xứng, rất nhiều ren, tua rua, mầu sắc đa dạng và gây chú ý.

A glamorous style is never complete without diamonds, silk and satin.

Phong cách quyến rũ sẽ không hoàn hảo nếu thiếu kim cương, lụa và xa –tanh.

Similar to classic, people with sophisticated style want high quality.

Cũng tương tự như phong cách cổ điển, những người theo phong cách tinh tế luôn muốn đồ chất lượng cao.

The western fashion is great for those who work or live on a ranch, participate in a rodeo or those who wish they live that kind of life.

Thời trang miền tây rất phù hợp với những người làm việc hoặc sinh sống trong các nông trại, làm các công việc đồng áng hoặc những người mong muốn được sống theo kiểu đó.

Preppy style is very popular among college students.

Phong cách nữ sinh rất phổ biến trong giới sinh viên đại học.

Mẫu câu giao tiếp trong rạp chiếu phim

Rạp chiếu phim có lẽ là một trong những địa điểm hẹn hò bạn bè, hẹn người yêu lý tưởng của giới trẻ phải không nhỉ?
 Lỡ có một ngày có anh chàng/cô nàng ngoại quốc rủ bạn đi xem phim thì mình biết phải nói gì đây? Đừng lo vì các mẫu câu rất hay dưới đây sẽ giúp bạn giao tiếp tự nhiên hơn với người ấy nhé!
Xem thêm:


CHỌN PHIM

What’s on at the cinema?

rạp đang chiếu phim gì?

Is there anything good on at the cinema?

có gì hay chiếu hôm nay không?

what’s this film about?

phim này có nội dung về cái gì?

have you seen it?

bạn đã xem phim này chưa?

who’s in it?

ai đóng phim này?

it’s thriller/ comedy/ romantic comedy /horror / documentary/ an animation/ war/ science fiction… film

Đây là bộ phim ly kỳ/hài/ hài lãng mạn/kinh dị/ tài liệu/ hoạt hình/chiến tranh/khoa học viễn tưởng…

It’s in English/Frech/Italian/ film.

Đây là phim tiếng Anh/Pháp/Ytalia


It’s with English subtitles

Phim này có phụ đề tiếng Anh

It’s just been release

Nó mới được công chiếu

It’s been out for about two months

Nó đã chiếu được 2 tháng rồi

It’s meant to be good

Phim ý nghĩa hay

TRONG RẠP CHIẾU PHIM

Shall we get some popcorn? salted or sweet?

Mình ăn bỏng ngô nhé? mặn hay ngọt nào?

Do you want anything to drink?

Cậu có muốn uống gì không?

Where do you want to sit?

Cậu muốn ngồi đâu?

Near the back

Gần đằng sau

Near the front

Gần đằng trước

In the middle

Ở giữa

BÀN LUẬN VỀ BỘ PHIM

What did you think?

Bạn nghĩ thế nào?

I enjoyed it

Tớ thích nó

It was great/really good/ not bad

Nó thật tuyệt vời/ thật hay/ không tệ

I thought it was rubbish

Tớ nghĩ nó thật nhảm nhí

It was one of the best films I’ve seen for ages

Nó là bộ phim hay nhất tôi từng xem trong nhiều năm qua

It had a good plot

Phim có nội dung hay

The plot was quite complex

Nội dung phức tạp quá

It was too slow-moving

Phim có tiết tấu chậm quá

It was very fast-moving

Phim có tiết tấu rất nhanh

The acting was excellent/good/poor/ terrible

Diễn xuất tuyệt vời/tốt/kém/tệ hại

He’s/She’s a very good /talent actor

Anh ấy/Cô ấy là một diễn viên tốt/tài năng

Những mẫu câu thể hiện sự sợ hãi bằng tiếng Anh

Khi bị áp lực, khi bạn xem một bộ phim kinh dị...chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy sợ hãi phải không. Có rất nhiều mẫu câu bày tỏ cảm xúc này vậy hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn để vận dụng thật thành thạo trong từng ngữ cảnh thôi nào.

Luyện nghe tiếng Anh


1. Từ vựng


Chúng ta có một loạt các tính từ như:

– Afraid (sợ hãi, lo sợ)

Ví dụ: Are you afraid of the dark?

Bạn có sợ bóng tối hay không?

– Frightened (khiếp sợ, hoảng sợ)

Ví dụ: I’m frightened of spiders.

Tớ cảm thấy hãi hùng với mấy con nhện.

– Scared (bị hoảng sợ, e sợ)

Ví dụ: He’s scared of making mistakes.

Anh ta e sợ mắc lỗi.

– Feel uneasy (Cảm thấy không yên, không thoải mái, lo lắng, sợ sệt)

Ví dụ: I felt a bit uneasy when I walked home in the dark.

Tớ cảm thấy trong lòng có chút lo lắng khi về nhà lúc đêm khuya)


– Spooked (sợ hãi)

Ví dụ: My cats are easily spooked before a thunderstorm.

Những con mèo của tôi ất dễ trở nên sợ hãi trước khi có cơn bão.

– Terrified (cảm thấy khiếp sợ, kinh sợ)

Ví dụ: She was absolutely terrified when she heard the noise.

Cô ta đã cảm thấy hoàn toàn khiếp sợ khi nghe thấy tiếng ồn ào)

– Petrified (cực kỳ khiếp sợ, sợ đến nỗi đơ người ra)

Ví dụ: “The building began to shake and we were all petrified.”

Tòa nhà bắt đầu rung chuyển và tất cả chúng ta cảm thấy kinh khiếp.


2. Một số cụm từ

– A terrifying ordeal

Một thử thách đáng sợ

– Send shivers down my spine

Thấy lạnh xương sống

– Give me goosebumps

Nổi hết cả da gà

– Make the hairs on the back of my neck stand up

Dựng tóc gáy

– Be scared shitless/ shit scared

Rất sợ hãi

– Frighten the life out of me = scared the hell out of me

Làm tôi hoảng hết cả hồn

– Shake with fear

Sợ sun cả lên

– Jump out of my skin

Giật bắn cả mình



3. Một số ví dụ về bày tỏ nỗi sợ hãi liên quan đến phim kinh dị:

– Some of the scenes in the horror film sent shivers down my spine.

Một vài cảnh trong bộ phim ma làm tôi thấy lạnh xương sống.

– When she hear the crying voices at the end of the film, it will make the hairs on the back of her neck stand up.

Cô ta đã dựng tóc gáy khi nghe thấy tiếng khóc ở cuối bộ phim.

– The film scared the hell out of me for weeks afterwards.

Bộ phim vẫn còn làm tôi hoảng hồn trong mấy tuần tiếp theo.

Mạo từ A, An và The trong bài thi Toeic


“A” và “An” dùng chỉ những sự vật, hiện tượng cụ thể người nghe không biết, “The” chỉ sự việc cả người nói và người nghe đều biết. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn nhé!

Website tự học Toeic

1. Mạo từ “The”

– Dùng “The” khi nói về một vật riêng hoặc một người mà cả người nghe và người nói đều biết.

Ví dụ: The dog is on the chair. (Con chó ở trên ghế ấy)

– “The” cũng được dùng để nói về một vật thể hoặc địa điểm đặc biệt, duy nhất.

Ví dụ: The Eiffel Tower is in Paris. (Tháp Eiffel ở Paris)
The Earth revolves around the Sun. (Trái đất xoay xung quanh mặt trời)

– Trong một số trường hợp, “The” có thể dùng với danh từ số ít và số nhiều.

Ví dụ: The cat (Con mèo), The cats (những con mèo)

– “The” đứng trước danh từ, xác định bằng một cụm từ hoặc một mệnh đề.

Ví dụ: The girl in uniform. (Cô gái mặc đồng phục)

– Mạo từ “The” đứng trước từ chỉ thứ tự của sự việc như “First” (thứ nhất), “Second” (thứ nhì), “only” (duy nhất)

Ví dụ: The first day (ngày đầu tiên)
The best time (thời gian thuận tiện nhất)
The only way (cách duy nhất)

– “The” + Danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm động vật, một loài hoặc đồ vật

Ví dụ: The whale is in danger of becoming extinct (Cá voi đang trong nguy cơ tuyệt chủng)

– “The” dùng với một thành viên của một nhóm người nhất định

Ví dụ: The small shopkeeper is finding business increasingly difficult. (Giới chủ tiệm nhỏ nhận thấy việc buôn bán ngày càng khó khăn)

Mạo từ “The” đứng trước tính từ chỉ một nhóm người, một tầng lớp trong xã hội

Ví dụ: The old (người già)
The rich and the poor (người giàu và người nghèo)

– Dùng trước những danh từ riêng chỉ biển, sông, quần đảo, dãy núi, tên gọi số nhiều của các nước, sa mạc, miền

Ví dụ: The Pacific (Thái Bình Dương);The Netherlands (Hà Lan)

– “The” + tên họ (dạng số nhiều) chỉ gia tộc…

Ví dụ: The Smiths (Gia đình nhà Smiths)



2. Mạo từ “A” và “An”

– “A” và “An” có cách sử dụng gần giống nhau. Tuy nhiên, dùng “An” khi chữ đằng sau bắt đầu bằng nguyên âm (a, o, u e,i) và dùng “A” khi chữ đằng sau bắt đầu bằng các phụ âm còn lại.

Ví dụ: An hour (một giờ), a dog (một con chó)

– Từ “A” và “An” dùng khi danh từ người nói nhắc đến không đặc biệt.

Ví dụ: I would like an apple. (Tôi muốn một trái táo.)

– “A” và “An” dùng để giới thiệu về thứ lần đầu tiên nhắc tới với người nghe (người nghe chưa biết gì về thứ này). Sau khi giới thiệu, người nói có thể dùng mạo từ “The” khi nhắc tới vật đó.

Ví dụ: John has a dog and cat. The dog is called Rover, and the cat is called Fluffy. (John có một con chó và một con mèo. Chú chó tên là Rover và chú mèo tên là Fluffy.)

– Trong một số trường hợp, “A”, “An” được dùng với danh từ số ít

Ví dụ: A cat (một con mèo)

Không sử dụng mạo từ

– Mạo từ không được sử dụng khi nói về sự việc chung hoặc nhắc tới ví dụ.

Ví dụ: I don’t like apples (Tôi không thích táo)

– Một số tên quốc gia, thành phố, các bang không dùng mạo từ đứng trước.

Ví dụ: I live in London. (Tôi sống tại London)
Trừ trường hợp của The Philippines, The United Kingdom, The United States of America.

– Tên các môn học không sử dụng mạo từ

Ví dụ: John studies economics and science.

– Trước tên quốc gia, châu lục, núi, hồ, đường.

Ví dụ: Europe (châu Âu), South America (Nam Mỹ), France (Pháp)

– Sau tính từ sở hữu hoặc sau danh từ ở sở hữu cách

Ví dụ: The girl’s mother (Mẹ của cô gái)

– Trước tên gọi các bữa ăn.

Ví dụ: They invited some friends to dinner. (Họ mời vài người bạn đến ăn tối)

– Trước các tước hiệu

Ví dụ: King Louis XIV of France (Vua Louis XIV của Pháp)

– Trong một số trường hợp đặc biệt

Ví dụ: In spring/in autumn (vào mùa xuân/mùa thu), last night (đêm qua), next year(năm tới), from beginning to end (từ đầu tới cuối), from left to right (từ trái sang phải).

Dấu hiệu nhận biết Tính từ, trạng từ

Trong bài thi Toeic Reading, để có thể lựa chọn nhanh đáp án đúng đôi khi chúng ta chỉ cần xác định loại từ cho phù hợp mà không nhất thiết phải dịch nghĩa cả câu/đoạn văn.

Do đó xác định đúng từ loại là điều vô cùng quan trọng mà các sĩ tử cần nắm vững. Chúng ta cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết Tính từ Trạng từ trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Đọc thêm: Đề luyện thi Toeic; Thi thử Toeic online; Chứng chỉ Toeic

1. Dấu hiệu nhận biết Trạng từ

Trạng từ kết cấu khá đơn giản:

Adv= Adj+ly: wonderfully, beautifully, carelessly...

Ex: she dances extremely beautifully
x



Ex: We select the hotel because the rooms are comfortable

Ex: She is responsible for her son's life

Ex: She is one of the most humorous actresses I've ever known

Ex:


Ex: He is confident in getting a good job next week

Ex: Smoking is extremely harmful for your health

Ex: He is fired because of his careless attitude to the monetary issue

Ex: Unemployment is the important interest of the whole company

Ex: Please stick to the specific main point

Ex: Making many copies can be very costly for the company.

Ex: Today is the rainiest of the entire month

Ex: Instead of driving to work, he has found out a more economical way to save money.

Ex: I can't help crying because of the moving film

He has been working so hard today, so he is really exhausted

2. Dấu hiệu nhận biết Tính từ



Tận cùng là “able”: comparable, comfortable, capable, considerable
Tận cùng là “ible”: responsible, possible, flexible
Tận cùng là “ous”: dangerous, humorous, notorious, poisonous
Tận cùng là “ive”: attractive, decisiveShe is a very attractive teacher
Tận cùng là “ ent”: confident, dependent, different
Tận cùng là “ful”: careful, harmful, beautiful
Tận cùng là “less”: careless, harmless
Tận cùng là “ ant”: important
Tận cùng “ic”: economic, specific, toxic
Tận cùng là “ ly”: friendly, lovely, costly (từ này hay xuất hiện trong đề thi)
Tận cùng là “y”: rainy, sunny, muddy (đầy bùn), windy...
Tận cùng là “al”: economical (tiết kiệm), historical, physical...
Tận cùng là “ing”: interesting, exciting, moving = touching (cảm động)
Tận cùng là “ed”: excited, interested, tired, surprised...

Những lời khen về phụ nữ bằng tiếng Anh

Trong tiếng Anh, ngoài câu "you're beautiful" còn có rất nhiều cách để khen phái nữ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều mẫu câu hay để trò chuyện với nữ giới nhé!

Wow, you are gorgeous!

Ồ, trông em thật tuyệt! (pha chút ngạc nhiên)

I think you are stunning!

Tôi thấy em rất tuyệt!

I think you are super cute!

Tôi thấy em rất dễ thương!

You look gorgeous!

Trông em tuyệt lắm!

You look as pretty as always!

Em lúc nào cũng thật xinh đẹp!

You look drop dead gorgeous!

Trông em quá tuyệt vời! (cách nói pha lẫn sự hài hước)

I think you are very attractive!

Tôi thấy em rất cuốn hút!
Trông em thật tuyệt diệu!You look absolutely fantastic!

I love the way you look today!

Tôi rất thích em như hôm nay!

You have looks to die for!

Tôi nguyện làm tất cả vì em!

You’re beyond gorgeous!

Em thật tuyệt vời!



You’re very beautiful!

Em rất xinh!

You have the most beautiful eyes!

Em có đôi mắt đẹp nhất!

You look out of this world!

Trông em đẹp như thiên thần vậy!

You make my heart melt!

Em làm trái tim tôi tan chảy!

I can’t take my eyes off of you!

Tôi không thể rời mắt khỏi em!

Your smile melts my heart!

Nụ cười của em làm trái tim tôi tan chảy!

I think you’re the most beautiful girl in the world!

Tôi nghĩ em là cô gái đẹp nhất trên đời!
You look hot!

Trông em thật gợi cảm!

You look so radiant!

Trông em rất rực rỡ!

You are so adorable!

Em thật đáng yêu!

You are very pretty!

Em thật xinh xắn!
I have never seen anyone as beautiful as you!

Tôi chưa từng thấy ai đẹp như em!

Your beauty is incomparable!

Không ai có thể đẹp được như em!

You look like an angel!

Em đẹp như một thiên thần vậy!