Khi bắt đầu vào học tiếng Anh thì người đang mất gốc sẽ khó khăn trong việc định hướng học, đó là bạn chưa tìm cho mình được trung tâm tiếng Anh uy tín chất lượng theo học hay bạn chưa có phương pháp khoa học tự học ở nhà, vì vậy sau thời gian học các bạn gần như sẽ không có sự tiến bộ rõ rệt nào!
Chưa học đã lo mình không học được. Đây là suy nghĩa mà mình thấy rất nhiều người học tiếng Anh mới bắt đầu đã lo lắng rồi, bởi các bạn luôn để trong đầu mình suy nghĩ tiếng Anh học khó lắm, phải người kiên trì, có năng khiếu hay có điều kiện đến trung tâm học mới có thể học được còn bản thân mình không được như vậy chắc sẽ không học được.
Học phải đi với hành. Chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi vì sao lại có nhiều người cho rằng học tiếng Anh rất chán, vì đơn giản bạn chưa biết được lợi ích của nó. Bạn đi học, ngồi nhà nghiền ngẫm nhưng cuối cùng lại…cũng chỉ để biết. Tức là bạn thiếu sự thực hành nên không biết học tiếng Anh có nghĩa lý gì ? Sau này khi bạn đi nhiều hơn, tiếp xúc với nhiều khách du lịch ngoại quốc hay làm việc với đối tác nước ngoài, bạn mới thấy "công dụng" của tiếng Anh.
Học vì điểm hay nói cách khác là học theo kiểu ép buộc. Bạn muốn cày ngày cày đêm để đạt được điểm số thật cao. Hay như những sinh viên, cả năm học chẳng "đoái hoài" gì đến nó, đến khi còn 2 tháng cuối cùng lại vùi đầu vào học, như thế bạn có cố gắng đến mấy cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Cách học theo kiểu ép buộc như vậy chẳng có nghĩa lí gì cả, đặc thù của môn ngoại ngữ rất khác, nên nếu không có sự đầu tư khoa học thì công sức của bạn cũng chỉ đổ xuống sông xuống bể mà thôi. Thế mới có câu chuyện học tiếng Anh ngần ấy năm nhưng chẳng "bập bẹ" được câu tiếng Anh nào khi gặp người ngoại quốc.
Thiếu Kiên Trì. Khẳng định 100% rằng không ai thể giỏi tiếng Anh chỉ sau dăm bữa nửa tháng. Bạn cần phải trải qua quá trình học và sử dụng thường xuyên. Một số bạn thất bại khi học tiếng Anh không phải do họ không có khả năng, mà là do họ bỏ cuộc quá sớm.Nhiều bạn mới chỉ học tiếng Anh vài tháng, vài tuần nhưng lại mong đợi kết quả có thể đạt được sau 1 năm. Xong từ đó thấy nản rồi bỏ cuộc.
Học thật nhiều từ vựng đơn lẻ, với một tập giấy chép từ vựng dày cộp. Nếu bạn luyện theo cách này, “thành tựu” mà bạn đạt được sẽ là học đâu quên đấy, học trước quên sau; học nhiều quên nhiều, học ít quên ít, và không học… thì không có gì để quên. Những cao thủ luyện theo cách này thường học theo kiểu tra từ mới và viết nó ra giấy… nhưng chỉ viết từ đó mà thôi.
Học không có nhất quán về tư tưởng, phương pháp và lịch học nghiêm túc cho bản thân. Bạn không tạo cho mình lộ trình học cụ thể từng ngày như thế nào? học gì? mà bạn học theo cách tuỳ hứng tuỳ lúc thì bạn mới học. Việc học tiếng Anh vì thế mà hay bị gián đoạn giống như dòng cảm hứng lúc có lúc không vậy. Kết quả là những cao thủ theo trường phái “tùy hứng” này sau nhiều năm vẫn mải mê đi tìm cảm hứng, nhưng họ vẫn không ngừng hát vang điệp khúc không có cảm hứng học tiếng Anh. Vì vậy, sau nhiều năm tiếng Anh của họ vẫn chưa thể nào đạt đến trình độ đủ để giao tiếp hoàn toàn độc lập.
Tiếng Anh vô cùng lợi ích cho bất cứ ai muốn phát triển bản thân, vì vậy đừng bao giờ có định không muốn chinh phục tiếng Anh bởi nó khó, chắc chỉ vì bạn đã mắc một trong các lỗi trên đây khi học tiếng Anh. Hãy tìm ra lỗi mình đang mắc và khắc phục nhé. Chúc bạn học thật tốt!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét