Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Từ vựng tiếng Anh chủ đề "sleep"

Đi ngủ là hành động bạn hoạt động hằng ngày. Bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn những từ vựng tiếng Anh cho chủ đề sleep để giúp bạn tăng vốn từ vựng tiếng Anh áp dụng nó cho tiếng Anh giao tiếp hằng ngày của bạn.


Snore: ngáy
Ví dụ:
I couldn’t sleep because my brother snored.
Tớ không thể ngủ được vì anh trai tớ ngáy.

Stay up late: thức khuya
Ví dụ:
Don’t stay uplate or you will be late to school.
Đừng có thức khuya không thì con sẽ tới trường muộn đó.

Take a nap: ngủ trưa (chợp mắt)
Ví dụ:
I usually take a nap from 12 a.m to 12.30 p.m.
Tớ hay ngủ trưa từ 12h tới 12h30.

Tuck in: vỗ về ai đó ngủ
Ví dụ:
She tucks her baby in bed.
Cô ấy giỗ bé ngủ trên giường.


A night owl: cú đêm (người hay thức khuya)
Ví dụ:
He always plays game until 2 a.m, so he is really a night owl.
Cậu ấy hay thức chơi điện tử tới tận 2 giờ sáng, vì thếcậu ta đúng là một con cú đêm.

Drowsy: buồn ngủ, gà gật
Ví dụ:
This hot weather makes me drowsy.
Trời nóng khiến tớ buồn ngủ gà ngủ gật.

Fall asleep: ngủ quên
Ví dụ:
He fell asleep in front of the TV.
Anh ấy ngủ quên trước cái TV.

Oversleep: dậy trễ, ngủ quá giấc
Ví dụ:
Sorry to be late, I was oversleep.
Xin lỗi tới trễ, tớ ngủ quên mất.

Passed out: ngủ thiếp đi
Ví dụ:
I don’t remember any more because I passed out at that point.
Tôi chả nhớ gì vì tôi đã ngủ thiếp đi lúc đó.

Pull an all-nighter: thức suốt đêm
Ví dụ:
I pulled an all nighter to make this gift for you.
Tớ đã thức suốt đêm để làm món quà này cho cậu đó.

Sleep in: ngủ nướng
Ví dụ:
I want to sleep in all Sunday.
Tớ muốn ngủ nướng cả ngày Chủ Nhật.

Sleep like a baby: ngủ bình yên như đứa trẻ
Ví dụ:
After a working night, he slept like a baby.
Sau một đêm làm việc, anh ấy ngủ như một đứa trẻ.


Sleep like a log: ngủ say không biết gì
Ví dụ:
I did sleep like a log when you called me last night.
Tớ ngủ không biết gì khi cậu gọi tớ đêm qua.

Những cách đơn giản để xóa tan nỗi sợ tiếng Anh.

Bạn nên học tiếng Anh mỗi ngày với những thói quen đơn giản như đọc báo, tập nghe và chép lời bài hát bằng tiếng Anh...hoc toeic online

Tập nghe và chép lời bài hát
Âm nhạc là loại hình giải trí thú vị của đời sống. Không chỉ thế, nó còn là trợ thủ giúp bạn tự học. Bạn nên lựa chọn ca khúc có tiết tấu vừa phải, lời hát rõ ràng để rèn luyện từ từ.
polyad
Học tiếng Anh với người bản xứ.
Học với người bản xứ
Nếu có cơ hội gặp gỡ người bản xứ, hãy tận dụng để học tiếng Anh. Mỗi khi nói chuyện bạn có thể trực tiếp hỏi họ một điều gì đó. Câu trả lời của họ sẽ khiến bạn ghi nhớ rất lâu.
Bạn cũng có thể tham gia các hoạt động out door ngoài trời để “săn Tây” và nâng cao khả năng ngoại ngữ. Trong trường hợp chưa có cơ hội gặp gỡ trực tiếp, bạn có thể lên các trang học tiếng Anh online để kết nối - trò chuyện và học tiếng Anh hàng ngày với người bản ngữ.
Đọc báo tiếng Anh
Đọc báo tiếng Anh là cách tự học hàng ngày hiệu quả. Nó giúp bạn bổ sung từ vựng, ngữ pháp, đồng thời cải thiện khả năng viết.
Hãy áp dụng các kỹ năng như scanning - đọc lướt lấy ý chính và skimming - đọc để hiểu. Bạn cũng nên viết cấu trúc, từ vựng hay cách hành văn mới vào sổ tay để nhớ lâu và tiện tham khảo khi cần.
Thời gian đầu, bạn nên đọc từng chút mỗi ngày. Khi trình độ tiếng Anh nâng cao hơn, bạn có thể tăng tần suất và thời gian đọc báo. Một số báo bạn có thể tham khảo như BBC English, The Times, Allkpop...
Học từ vựng bằng ngôn ngữ hình thể
Bạn không học các từ đơn lẻ, nên học theo cụm từ để hiểu rõ cách vận dụng. Muốn nhớ nhanh, bạn có thể áp dụng phương pháp body language (ngôn ngữ hình thể) - cách giúp bạn tiếp thu từ mới tự nhiên, hiệu quả.
Ví dụ: Khi học từ “chubby”, hãy đưa 2 tay lên má và véo nhẹ. Gắn từ với hoạt động và hình ảnh cụ thể là các học hiệu quả mà trong 15 phút, bạn có thể ghi nhớ được nhiều từ.

Mẫu câu sử dụng trong cuộc họp

Các cuộc họp sẽ diễn ra thường xuyên nếu chúng ta đi làm. Nếu muốn bắt đầu cuộc họp một cách chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo 15 mẫu câu hữu ích dưới đây.
 

1.Hello everyone. Thank you for coming today.
Chào mọi người. Cảm ơn vì đã có mặt tại buổi họp hôm nay.
2. Everyone has arrived now, so let’s get started.
Mọi người đã có mặt, chúng ta bắt đầu thôi nhỉ.
3. If we are all here, let’s start the meeting.
Nếu tất cả đã đông đủ, chúng ta sẽ bắt đầu cuộc họp.
4. I’d like to extend a warm welcome to…
Tôi muốn gửi lời chào nồng nhiệt tới...
5. Okay, let’s begin. Firstly, I’d like to welcome you all.
Vâng, chúng ta bắt đầu thôi. Trước tiên, chào mừng các vị.
6. Thank you so much for meeting with me today.
Rất cảm ơn mọi người đã đến tham dự hôm nay.
7. For those of you who don’t know me yet, I am …
Xin giới thiệu với những người mới, tôi là…
8. We are pleased to welcome…
Chúng tôi vui mừng chào đón…
9. I know most of you, but there are a few unfamiliar faces. I am …
Hầu hết chúng ta đã biết nhau, nhưng có một vài gương mặt mới. Tôi là …
10. I’d like to take a moment to introduce…
Tôi muốn dành chút thời gian để giới thiệu…

11. Shall we get down to business?
Chúng ta bắt đầu vào việc luôn chứ?
12. Firstly, I’d like to introduce …
Đầu tiên, tôi xin phép giới thiệu…
13. …will be presenting the…
[Tên người phát biểu] sẽ trình bày về…
14. …has kindly agreed to give us a report on…
[Tên người phát biểu] sẽ gửi chúng ta báo cáo về…
15. …, would you mind taking notes / taking the minutes today please?
[Tên thư ký cuộc họp] , anh/chị có thể ghi chép lại nội dung cuộc họp hôm nay được không?

Cách sử dụng 'Do' và 'Make'

"Do" và "make" xuất hiện thường xuyên trong tiếng Anh, tuy nhiên rất nhiều người chưa hiểu được khác biệt và cách sử dụng chính xác của hai động từ này. 

Trường hợp sử dụng "make"


1. Make dùng để chỉ sự sản xuất, chế tạo, xây dựng (producing, constructing, creating, building) một thứ gì đó mới. Nó cũng được dùng để chỉ nguồn gốc hoặc chất liệu ban đầu dùng làm thứ gì đó.
- His wedding ring is made of gold. (Nhẫn cưới của anh ta làm bằng vàng.)
- The house was made of adobe. (Ngôi nhà được làm bằng gạch sống.)
- Wine is made from grapes. (Rượu được làm từ nho).
- The watches were made in Switzerland. (Những chiếc đồng hồ được làm từ Thụy Sĩ.)

2. Make được dùng để chỉ việc gây ra ra hành động hoặc phản ứng.
- Onions make your eyes water. (Hành khiến bạn chảy nước mắt.)
- You make me happy. (Anh khiến em hạnh phúc.)
- It's not my fault. My brother made me do it! (Không phải lỗi của tôi. Anh trai tôi bắt tôi làm vậy!)

3. Chúng ta dùng make cùng các danh từ chỉ kế hoạch hoặc quyết định.
- make the arrangements (sắp xếp)
- make a choice (đưa ra lựa chọn)

4. Make đi cùng danh từ chỉ việc nói (speaking) và tiếng động:
- make a comment (bình luận)
- make a noise (làm ồn)
- make a speech (phát biểu)

5. Dùng make với đồ ăn, đồ uống, bữa ăn:
- make a cake (làm bánh)
- make a cup of tea (pha một tách cà phê)
- make dinner (nấu bữa tối)
 

Trường hợp sử dụng "do"


1. Do được sử dụng khi nói về công việc, việc làm hoặc nhiệm vụ (work, jobs, tasks). Tuy nhiên, những việc này không tạo ra một vật thể hữu hình.
- Have you done your homework? (Bạn đã làm bài tập về nhà chưa?)
- I have guests visiting tonight so I should start doing the housework now. (Tôi có khách tối nay nên phải bắt đầu dọn nhà bây giờ.)
- I wouldn't like to do that job. (Tôi không thích làm công việc này.)

2. Do được dùng để chỉ hoạt động nói chung, không cụ thể. Trong những trường hợp này, những từ đi kèm thường là thing, something, nothing, anything, everything...
- Hurry up! I've got things to do! (Nhanh lên! Tôi có việc phải làm!)
- Don't just stand there - do something! (Đừng đứng đực ra như thế - làm gì đi!)
- Is there anything I can do to help you? (Tôi có thể giúp gì cho anh?)

3. Đôi khi chúng ta dùng do để thay thế một động từ khi nghĩa của nó đã rõ ràng hoặc được chỉ ra trước đó. Dưới đây là một số cách nói quen thuộc (dùng trong tình huống không trang trọng) trong tiếng Anh:
- Do I need to do my hair? (do = brush or comb) (Tôi có cần chải tóc không?)
- Have you done the dishes yet? (done = washed) (Con đã rửa bát chưa thế?)
- I'll do the kitchen if you do the lawns (do = clean, do = mow) (Em sẽ dọn bếp nếu anh cắt cỏ.)
Ngoài ra, bạn cần nhớ do cũng là trợ động từ dùng để đặt câu hỏi trong thì hiện tại đơn. (Do you like chocolate? - Bạn có thích chocolate không?)

Những cách nói ngày tháng trong tiếng Anh.

Vấn đề ngày tháng dùng khá nhiều trong Tiếng anh giao tiếp, tieng anh giao tiep hàng ngày. Dưới đây là cách nói, viết cơ bản về chúng bằng tiếng Anh, giúp bạn sử dụng hiệu quả, chuẩn xác hơn.

Cách đọc ngày tháng cơ bản
Bạn có thể đọc theo một trong 2 cách: "Thứ + tháng + ngày + năm" hoặc "Thứ + ngày + of + tháng + năm".
Ví dụ: Thứ Hai, ngày 3/5/2017 có hai cách đọc dưới đây:
Monday, May the third, two thousand and seventeen.
Monday, the third of May, two thousand and seventeen.
Lưu ý: Trong tiếng Anh, khi nói về ngày, chúng ta dùng thứ tự như trong bảng dưới đây:
cach-noi-ve-ngay-thang-trong-tieng-anh
Cách viết ngày tháng cơ bản
Để viết ngày tháng, chúng ta có 2 cách:
Cách 1: Thứ + tháng + ngày + năm. Ví dụ: Tuesday, May 20th, 2017
Cách 2: Thứ + ngày + tháng + năm. Ví dụ: Tuesday, 20th May, 2017
Cách sử dụng giới từ đi kèm với ngày tháng, các mùa trong năm
Thêm cụm từ “on the lunar calendar” ở phía sau câu khi nói về ngày âm lịch. Ví dụ: August 15th on the Lunar Calendar is the Middle-Autumn Festival (15 tháng 8 âm lịch là ngày tết Trung Thu).
Dùng giới từ "on" khi nói về thứ và ngày nào trong tháng. Ví dụ: On Monday, we go back to work. Hoặc People don't believe you when you say your birthday is on April 1st. (Mọi người thường không tin khi bạn nói sinh nhật của bạn vào ngày 1/4).
Dùng giới từ "in" khi nói về mùa hoặc tháng. Ví dụ: Why is it hot in summer and cold in winter? (Tại sao lại nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông?). Hoặc In september, students go back to school after their summer vacation. (Vào tháng 9, học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ hè).

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Cách phân biệt Salary, Wage, Income

Salary, Wage và Income là ba danh từ đều có nghĩa là: lương, tiền lương, thu nhập. Nhưng giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về cách sử dụng. Chúng ta hãy xem trong bài sau nhé.


Salary: Tiền lương

Là số tiền cố định được trả hàng tháng, hoặc hằng năm, không thay đổi dựa trên số giờ làm việc. Lương được trả vào tài khoản ngân hàng của nhân viên hoặc bằng tiền mặt.

Ví dụ:
The company is offering a salary of £30,000 per year.
Công ty đưa ra mức lương 30.000 bảng một năm.

Wage: Tiền công

Là tiền công được trả hàng tuần, đôi khi hàng ngày dựa trên mức tiền công theo giờ, ngày hoặc tuần hoặc theo khối lượng công việc hoặc một dịch vụ nào đấy.

Ví dụ:
A clerks daily wage is 50,000 VND an hour. 
Tiền công hằng ngày của thư ký là 50 nghìn đồng một giờ.

Income: Thu nhập
Là để chỉ tất cả các khoản tiền nhận được, kiếm được nói chung sau một khoảng thời gian, nhất là tiền trả cho công việc bạn làm (work) hoặc tiền kiếm được từ đầu tư (investment). Gọi chung là thu nhập tài chính.

Ví dụ:
Tax is payable on all income over 10 million VND. 
Tất cả các thu nhập trên 10 triệu đều phải đóng thuế.
  
Xem thêm tại:

luyện thi toeic online miễn phí
luyện nghe tiếng anh, luyện nghe toeic

website tự học toeic

Các từ thường đi với giới từ "IN''



Ở bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các từ thường đi với giới từ IN rất hay gặp trong
tiếng anh giao tiếp
  1. Believe in st/sb (v): tin tưởng cái gì/vào ai
  2. Break in (v): xông vào, đột nhập vào
  3. Check in (v): đến và đăng kí tại khách sạn hay sân ga
  4. Cut in (v) : làm gián đoạn
  5. Deal in (v): buôn bán (cái gì)
  6. Deficient in st (adj): thiếu hụt cái gì
  7. Delight in st (v): thích thú với cái gì
  8. Disappointed in sb (v): thất vọng về ai
  9. Employ in st (v): sử dụng về cái gì
  10. Encourage sb in st (v):cổ vũ khích lệ ai làm cái gì
  11. Engaged in st (adj): tham dự, lao vào cuộc
  12. Enter in st (v): tham dự vào cái gì
  13. Experienced in st (adj): có kinh nghiệm về cái gì
  14. Fail in (v): thất bại
  15. Fluent in (adj): lưu loát
  16. Fortunate in st (adj): may mắn trong cái gì
  17. Get in a tax (v): lên xe tắc xi
  18. Delp sb in st (v): giúp ai việc gì
  19. Honest in st /sb (adj): trung thực với cái gì
  20. Include st in st (v): gộp cái gì vào cái gì
  21. Indulge in st (v): ham mê cái gì
  22. Instruct sb in st (v): chỉ thị ai việc gì
  23. Interested in st /doing st (adj): quan tâm cái gì /việc gì
  24. Invest st in st (v): đầu tư cái gì vào cái gì
  25. Involved in st (v): dính lứu vào cái gì
  26. Join in (v): tham gia vào, gia nhập vào
  27. Persist in st (v): kiên trì trong cái gì
  28. Qualified in st (adj): có năng lực trong việc gì
  29. Speak in (v): nói bằng (tiếng gì)
  30. Weak in st (adj): yếu trong cái gì
Ví dụ:

Only if one believes in something can one act purposefully.
Chỉ khi người ta tin vào cái gì đó thì người ta mới có thể hành động có mục đích.


We all delight in James. What a fine boy!
Tất cả chúng tôi đều thích thú với James. Đúng là một cậu bé ngoan!


The two ​governments have ​agreed to ​engage in a ​comprehensive ​dialogue to ​resolve the ​problem.
Chính phủ hai nước đã đồng ý tham gia vào một cuộc đối thoại toàn diện để giải quyết vấn đề.


She is very experienced in ​marketing.
Cô ấy rất có kinh nghiệm trong tiếp thị.


Many people think that they could become fluent in English if they study for 6 months.
Nhiều người nghĩ rằng họ có thể nói lưu loát tiếng Anh nếu họ học trong vòng 6 tháng.


He’s very honest in money matters.
Anh ấy rất trung thực trong vấn đề tiền bạc.


I indulge in chocolate until I can’t hold any more.
Tôi nghiện thưởng thức socola cho đến khi tôi không thể ăn được nữa.


The company is to invest $12 million in its new manufacturing site.
Công ty là đầu tư 12 triệu đôla cho việc sản xuất trang web mới.

Many different companies are involved in producing these aircraft.
Nhiều công ty khác nhau liên quan đến việc sản xuất chiếc máy bay này.


Although the ​meeting had ​ended, she persisted in ​trying to ​question the ​mayor.
Mặc dù cuộc họp đã kết thúc, cô vẫn kiên trì trong việc cố gắng để đặt câu hỏi với thị trưởng.

I’m weak in spelling.
Tôi rất yếu trong việc đánh vần.


Somebody broke in last night and stole our TV.
Ai đó đã đột nhập tối qua và lấy mất cái TV của chúng tôi.


We will get the hotel keys when we check in.
Chúng tối sẽ nhận được chìa khoá phòng khách sạn khi chúng tôi đến và làm xong thủ tục đăng kí


My sister cut in while I was talking with my friends.
Chị gái tôi đã xen ngang khi tôi đang nói chuyện với những người bạn của tôi

Xem thêm tại:
chứng chỉ toeic
 
học tiếng anh giao tiếp online miễn phí

tự học tiếng anh giao tiếp

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Những website tự học TOEIC miễn phí và hiệu quả nhất.

Những website dưới đây sẽ giúp bạn luyện thi TOEIC dễ dàng và hiệu quả. Đặc biệt nó được chia sẻ miễn phí cho mọi người.



Thi thử Toeic miễn phí: thi thu toeic, thi thử toeic
polyad
 
Website cung cấp cái nhìn toàn cảnh về TOEIC từ dạng thức đề thi, bố cục cho tới mức độ. Đặc biệt, bạn sẽ tìm thấy ở đây kho dữ liệu đa dạng, phân chia theo các kỹ năng nghe, đọc, các phần ôn luyện chuyên sâu như từ vựng, ngữ pháp.
Phần luyện Ngữ pháp (Grammar) chia thành 4 cấp độ nhỏ hơn (A1, A2, B1, B2), bạn có thể dễ dàng xây dựng lộ trình học, hình dung rõ hơn các cấu trúc ngữ pháp cần học trong cả quá trình.
polyad
 
Đây là kho mẫu đề thi TOEIC lớn dành cho các bạn muốn luyện tập nhiều dạng đề. Thậm chí, bạn có thể thỏa sức kiểm tra trình độ hiện tại cũng như luyện đề trong các tuần nước rút trước khi thi.
Trong kho đề thi của English Test Store, bạn cũng có thể trau dồi các kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu, nói tiếng Anh qua các bài test khác.
polyad
 
Trang web của Canada này phù hợp với những ai có nhu cầu học tiếng Anh lại từ đầu. Nó đưa ra khái quát về dạng thức của đề thi TOEIC, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết từ quá trình luyện tập cơ bản đến nâng cao. Website phù hợp với những ai đang loay hoay không biết nên bắt đầu học TOEIC từ đâu. 
polyad
 
Đây là trang web của giáo viên người Việt nhằm hỗ trợ việc học TOEIC trực tuyến. Bạn sẽ được kiểm tra trình độ tiếng Anh với những dạng đề thi phân thành nhiều cấp độ ở cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Thi thử  online: Thi thu toeic online
Ngoài ra, bạn còn được tham khảo nguồn sách học TOEIC phong phú do các giảng viên tuyển chọn. Với kho tài liệu đa dạng, bài giảng miễn phí bằng video, đây là một địa chỉ bạn không nên bỏ qua. 

Những câu nói bằng tiếng Anh thông dụng khi đi du lịch

Các câu cách học tiếng anh giao tiếp ở nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đi du lịch hoặc trò chuyện với người nước ngoài.

Xem thêm:  phương pháp học tiếng anh giao tiếp, phương pháp học tiếng anh hiệu quả

* Click vào hình để xem các cụm từ liên quan:
nhung-cau-tieng-anh-thong-dung-khi-di-du-lich nhung-cau-tieng-anh-thong-dung-khi-di-du-lich-1
Tại quầy check in thông tin Trên máy bay
nhung-cau-tieng-anh-thong-dung-khi-di-du-lich-2 nhung-cau-tieng-anh-thong-dung-khi-di-du-lich-3
Tại trung tâm mua sắm Hỏi đường
nhung-cau-tieng-anh-thong-dung-khi-di-du-lich-4 nhung-cau-tieng-anh-thong-dung-khi-di-du-lich-5
Chỉ đường cho lái xe Trường hợp khẩn cấp
nhung-cau-tieng-anh-thong-dung-khi-di-du-lich-6 nhung-cau-tieng-anh-thong-dung-khi-di-du-lich-7
Trong nhà hàng Tại khách sạn

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Chủ đề tình bạn trong tiếng Anh


Những từ vựng cần thiết về tình bạn _ Friendship
Trong cuộc sống chúng ta không chỉ có các mối quan hệ tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa mà còn có những người bạn tốt. Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu những từ vựng rất hay gặp về chủ đề này nhé!
Tự học Toeic
Học tiếng Anh mỗi ngày
Tiếng Anh giao tiếp


Make friends (with someone) : đánh bạn (với). When you go to university you will make a lot of new friends. Khi em lên Đại học, em sẽ quen nhiều bạn mới.

Strike up a friendship : bắt đầu làm bạn (start a friendship)

Jack struck up a friendship with a girl he met on holiday. Thằng Jack bắt đầu đánh bạn với một cô gái nó gặp trong kì nghỉ.

Form / develop a friendship: dựng xây tình bạn / phát triển tình bạn

Juliet formed a lasting friendship with the boy she sat next to at primary school. Juliet dựng xây tình bạn dài lâu với thằng con trai mà nó ngồi sát bên hồi tiểu học.

cement / spoil a friendship: bồi dưỡng tình bạn / làm rạn vỡ tình bạn.

Spending several weeks on holiday together has cemented their friendship. Ở chung nhau nhiều tuần trong kì nghỉ đã bồi đắp thêm tình bạn của họ.

A friendship + grow: tình bạn bền vững hơn

We were at school together, but our friendship grew after we'd left school. Tụi tôi học chung trường, nhưng sau khi ra trường tình bạn bền vững hơn.

close / special friends: bạn thân thiết / bạn đặc biệt

I glad that our children are such close friends, aren't you? Mình vui vì con em chúng ta là bạn thân thiết của nhau, còn bạn thì sao?
Mutual friends: bạn bè chung (trong một nhóm)
A casual acquaintance: bạn xã giao (biết mặt)
I don't know Rod well. We're just casual acquaintances. Tôi không rành Rod lắm. Chúng tôi chỉ là bạn xã giao.
Have a good relationship with someone: có mối giao hảo tốt với ai
Anna and Marie have a very good relationship. They love doing things together. Anna và Marie có mối giao hảo rất tốt. Họ thích làm các thứ cùng nhau.
Keep in contact / touch: giữ liên lạc (phản nghĩa: lose contact / touch) We must keep in contact when the course ends. Xem thêm: 
Những từ vựng tiếng anh thường dùng khi nói về tình bạn

(A)ccepts you as you are – Chấp nhận con người thật của bạn.

(B)elieves in “you” – Luôn tin tưởng bạn.

(C)alls you just to say “HI” – Điện thoại cho bạn chỉ để nói “Xin chào”.

(D)oesn’t give up on you – Không bỏ rơi bạn.

(E)nvisions the whole of you – Hình ảnh của bạn luôn ở trong tâm trí họ.

(F)orgives your mistakes – Tha thứ cho bạn mọi lỗi lầm.

(G)ives unconditionally – Tận tụy với bạn.

(H)elps you – Giúp đỡ bạn.

(I)nvites you over – Luôn lôi cuốn bạn.

(J)ust “be” with you – Tỏ ra “xứng đáng” với bạn.

(K)eeps you close at heart – Trân trọng bạn.

(L)oves you for who are – Yêu quí bạn bởi con người thật của bạn.

(M)akes a difference in your life – Tạo ra khác biệt trong đời bạn.

(N)ever judges – Không bao giờ phán xét.

(O)ffers support – Là nơi nương tựa cho bạn.

(P)icks you up – Vực bạn dậy khi bạn suy sụp.

(Q)uiets your tears – Làm dịu đi những giọt lệ của bạn.

(R)aises your spirits – Giúp bạn phấn chấn hơn.

(S)ays nice things about you – Nói những điều tốt đẹp về bạn.

(T)ells you the truth when you need to hear it -Sẵn sàng nói sự thật khi bạn cần.

(U)nderstands you – Hiểu được bạn.

(W)alks beside you – Sánh bước cùng bạn.

(X)-amines your head injuries – “Bắt mạch” được những chuyện khiến bạn “đau đầu”.

(Y)ells when you won’t listen – Hét to vào tai bạn mỗi khi bạn không lắng nghe.

(Z)aps you back to reality – Và thức tỉnh bạn khi bạn lạc bước

Diễn tả mối quan hệ bằng tiếng Anh

Mối quan hệ nam nữ đôi khi không đơn giản là hẹn hò hay đã kết hôn. Nếu muốn nói mình vừa bị "đá" hay giới thiệu về một đôi vợ chồng son, bạn sẽ diễn đạt bằng tiếng Anh như thế nào?

Học tiếng Anh online
Luyện nói tiếng Anh
Tiếng Anh giao tiếp

1. Không ở trong mối quan hệ nào

- Single: Nếu bạn không ở trong một mối quan hệ hôn nhân hay hẹn hò với ai đó, bạn đang "single".
A: Are you seeing anyone?
B: No, I'm single.
- Just friends: Hãy tưởng tượng bạn có một người bạn. Ai đó hỏi liệu có phải bạn đang hẹn hò với người này không.
Bạn có thể trả lời: We're just friends.
- A platonic relationship: Đây là cách đặc biệt và trang trọng hơn khi muốn diễn đạt tương tự just friends. Từ platonic ở đây được hiểu theo nghĩa "thuần khiết".
Our relationship is strictly platonic.

2. Ở giai đoạn đầu của mối quan hệ

- Into (someone): Khi bạn vừa gặp ai đó và cả hai cảm thấy bị hấp dẫn bởi người còn lại, bạn có thể sử dụng cách nói này.
I think he's into me. I'm kind of into him too.
- (someone) asked (someone) out: Đây là cách diễn tả việc một người mời người kia đi chơi riêng như một buổi hẹn hò của hai người.
He asked me out.
- Hook up: Một số mối quan hệ khác lại không bắt đầu theo kiểu truyền thống như trên. Nếu bạn hôn một ai đó hoặc có những hành động đi xa hơn thế trước khi có một buổi hẹn hò, bạn có thể dùng cụm từ lóng này.
We've hooked up.
- Seeing each other/ not serious: Nếu bạn mới hẹn hò hoặc hooked up với ai đó vài lần, bạn có thể nói đơn giản là mối quan hệ này chưa có gì nghiêm túc.
We're seeing each other. It's nothing serious, though.

3. Mối quan hệ rõ ràng

- Dating: Từ này được dùng khi bạn và đối phương hẹn hò chính thức và thông báo điều đó cho mọi người.
We're dating.
- Boyfriend/ girlfriend: Đây là những từ để chỉ người đang hẹn hò với mình.
This is my boyfriend./ This is my girlfriend.
- In a relationship: Trong tình huống cần diễn đạt trang trọng hơn, bạn có thể dùng cụm từ này.
I'm in a relationship.
- Get engaged: Sau giai đoạn hẹn hò, bạn có thể quyết định cưới người kia. Đầu tiên, bạn sẽ có một sự hứa hôn, ước hẹn (engagement).
Scott and I just got engaged!
- Newlyweds: Tiếp đến là hôn nhân (marriage). Trong một hoặc hai năm đầu tiên cưới nhau, vợ chồng thường được gọi là "vợ chồng son" (newlyweds).
Back when we were newlyweds, he'd bring home flowers once a week. (Nhớ hồi chúng tôi mới cưới, tuần nào anh ấy cũng mua hoa về nhà.)
- Happily married: Sau khi trải qua thời gian đầu tiên của cuộc hôn nhân, vợ chồng được gọi là đơn giản là a married couple. Những người đã kết hôn thường tự nói về mình bằng cụm từ happily married.
I'm happily married, with two kids, a boy and a girl.
- Partners: Một số đôi yêu nhau nghiêm túc nhưng lại không kết hôn, có thể bởi họ không nghĩ kết hôn là điều nhất định phải làm, hoặc họ là gay và không được phép kết hôn ở khu vực mình sinh sống. Trong trường hợp này, họ gọi người sống cùng mình là partner.
My partner and I took a trip to Italy last year.

4. Kết thúc một mối quan hệ

- Broke up: Nếu bạn đang hẹn hò ai đó và mối quan hệ này kết thúc, điều này có nghĩa hai bạn đã chia tay (break up).
A: Where's Jane?B: Actually, we broke up.
- Through: Nếu bạn chia tay với ai đó một cách đầy tức giận, bạn có thể dùng từ này.
He and I are through!/ I am through with him!
- Dump (someone): Có khi cả hai người trong một mối quan hệ đều đồng ý với việc chia tay, tuy nhiên đôi khi có một người đưa ra quyết định và điều đó có nghĩa anh ta "đá" người còn lại.
I can't believe he dumped me!
- Separated: Khi cặp vợ chồng kết thúc mối quan hệ, trước khi ly hôn theo đúng thủ tục pháp luật, họ tự xem như hai cá thể độc lập, có thể ly thân (separation).
My wife and I are separated.
- Divorced: Nếu không làm lành sau khi ly thân, họ quyết định ly hôn để hợp thức hóa tình trạng chia tay.
We're getting divorced.
Khi cuộc ly hôn này được xử lý xong, bạn có thể nói:
He and I are divorced.
- Exes: Sau khi chia tay hoặc ly hôn, hai người trở thành người cũ (ex) của nhau.
My ex took the house and the kids.
Hey, isn't that your ex-wife over there?

Phân biệt look, seem và appear

Các phân biệt look, seem và appear trong khi sử dụng tiếng anh đôi khi làm các bạn bối rối vì từ nào cũng gần như giống nhau về nghĩa. Bài sau đây về Look, Seem, Appear sẽ hướng dẫn bạn cách dùng hợp lý nhất mỗi từ trong từng ngữ cảnh.
 

Phân biệt look, seem và appear




Look, seem và appear đều là các động từ liên kết (copular verbs) và có thể được dùng theo cách tương tự để nói tới cảm giác hay ấn tượng mà bạn có được từ một ai hay một điều gì đó. Động từ liên kết nối tính từ với chủ ngữ:

She looks unhappy.
He seems angry.
They appear (to be) contented.

Xin lưu ý là tính từ, không phải trạng từ được dùng với các động từ liên kết. Chúng ta không nói:

She looked angrily.
He seems cleverly.

Chúng ta phải nói như sau:

She looked angry.

He seems clever.

Tất nhiên khi look không được dùng như một động từ liên kết, mà như một ngoại động từ đi cùng tân ngữ, thì phó từ sẽ được dùng để miêu tả chủ ngữ look/nhìn như thế nào:
She looked angrily at the intruder.

look / seem + as if / like

Sau động từ look và seem, nhưng thường là không theo sau động từ appear, chúng ta có thể dùng cấu trúc as if / like:

It looks as if it's going to rain again.
It looks like we're going home without a suntan.
It seems as if they're no longer in love.
It seems like she'll never agree to a divorce.

seem / appear to + infinitive

Sau seem và appear chúng ta thường dùng cấu trúc với động từ nguyên thể: to + infinitive (hoặc động từ ở thì hoàn thành đối với những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ). Nhưng động từ look không thể dùng theo cách này.

Hãy so sánh những câu sau:

They appear to have run away from home. They cannot be traced.
I seem to have lost my way. Can you help me?
It seems to be some kind of jellyfish. Do not go near it.
They appear not to be at home. Nobody's answering.
They do not appear to be at home. No one's answering.

Chúng ta cũng có thể dùng cấu trúc câu với mệnh đề that-clause sau It seems?... và It appears..., nhưng không dùng được như vậy với động từ look. It looks... theo sau phải là cấu trúc với mệnh đề as if / like:

It seems that I may have made a mistake in believing you did this.
It appears that you may be quite innocent of any crime.
It looks as if / like you won't go to prison after all.

appear / seem - những khác biệt về nghĩa

Chúng ta có thể dùng seem để nói về nhiều thực tế hay ấn tượng khách quan và về nhiều chủ đề cũng như các ấn tượng tình cảm khác nhau. Nhưng chúng ta thường không dùng appear để nói tới tình cảm và các ấn tượng chủ quan. Hãy so sánh các câu sau:
+ impressions / emotions

It seems a shame that we can't take Kevin on holiday with us.
It doesn't seem like a good idea to leave him here by himself.
It seems ridiculous that he has to stay here to look after the cat.

+ Thêm các ví dụ về ấn tượng và thực tế khách quan
They have the same surname, but they don't appear / seem to be related.She's not getting any better. It seems / appears that she's not been taking the medication.

Cách dùng động từ appear và look khi không phải là động từ liên kết

Xin lưu ý rằng động từ seem chỉ được dùng như một động từ liên kết còn cả hai động từ appear và look có các nghĩa và các cách sử dụng khác:

+ appear = (begin to) be seen: xuất hiện

She has appeared in five Broadway musicals since 2000.
Cracks have suddenly appeared in the walls in our lounge.
Digital radios for less than £50 began to appear in the shops before the end of last year.

+ look = đưa mắt nhìn /tìm kiếm (ai/cái gì)

I've looked everywhere for my passport, but I can't find it.

I've looked through all the drawers and through all my files.

He didn't see me because he was looking the other way.

Xin lưu ý là look được dùng trong nhiều động từ kép. Sau đây là một vài ví dụ:

Could you look after the children this afternoon while I go shopping?

Could you look at my essay before I hand it in?

I'm looking for size 36 in light blue. Do you have it?

It's been a hard year. I'm looking forward to a holiday now.

I've written a letter of complaint and they've promised to look into the matter.

Look out for me at the concert. I'll probably be there by ten o' clock.

Don't you want to look round the school before enrolling your children?

He's a wonderful role model for other players to look up to.

If you don't know the meaning of these phrasal verbs, look them up in a dictionary.

Holida và Vacation trong Tiếng Anh

"Vacation" và "holiday" là hai từ đồng nghĩa chỉ những ngày nghỉ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào hai từ này cũng có thể thay thế nhau. Bài viết chia sẻ cách phân biệt trường hợp sử dụng holiday và vacation.
Học tiếng Anh mỗi ngày
Học tiếng Anh cấp tốc
Luyện nghe tiếng Anh

"Vacation" thường liên quan đến du lịch

Một cuộc hội thoại nhắc đến vacation thường tương tự như sau:
- I took a vacation last week. (Tuần trước tôi có kỳ nghỉ).
- Where did you go? (Bạn đã đi đâu vậy?)
Lý do là vacation thường gắn với các chuyến du lịch. Trường hợp bạn có một kỳ nghỉ ở nhà, có một từ mới khá phổ biến trong 10 năm qua là "staycation".
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng các quy tắc phân biệt trên dành cho tiếng Anh - Mỹ. Người Anh sử dụng holiday cho cả hai trường hợp.
Những ngày nghỉ còn lại
Có một số ngày bạn không đi học, không đi làm nhưng không phải là holiday hay vacation. Chẳng hạn, bạn ở nhà một ngày chỉ để nghỉ ngơi, thư giãn, bạn sẽ gọi đó là gì? Trong trường hợp này, cách diễn đạt thích hợp nhất là "day off".
Ví dụ: I'm going to take a day off this week.
Đa số được nghỉ vào thứ bảy và chủ nhật, gọi chung là "the weekend".
Ví dụ: I can't wait for the weekend!
Nếu bạn đang đi học, có vài tuần hoặc vài tháng bạn không phải lên lớp. Những ngày này có thể gọi là "break".
Ví dụ: What did you do over summer break?

"Holiday" là ngày lễ chung

Khác biệt lớn nhất về ngữ nghĩa của hai từ này đó là người ta dùng holiday khi nói về ngày lễ được tổ chức bởi rất nhiều người, bao gồm cả những ngày lễ thuộc về tôn giáo như Christmas, Rosh Hashanah, Ramadan. Những ngày lễ quốc gia như quốc khánh (Independence Day) được gọi là holiday chứ không phải vacation. Tóm lại, nếu tất cả mọi người cùng không phải làm việc trong một ngày, người ta không gọi đó là vacation.

phân biệt vacation và holiday


Các cụm từ dễ gặp trong bài nghe TOEIC

"What do you think about it", "In my opinion", "The way I see it"... là những cụm từ thường gặp trong bài nghe TOEIC.

Đề luyện thi Toeic

Thi thử Toeic online

Học Toeic online

Làm bài nghe TOEIC sẽ rất có lợi nếu bạn nắm rõ một số cụm từ hay gặp. Thậm chí, từ đó bạn có thể suy luận được phần tiếp theo của câu hỏi.
Dưới đây là một số cụm từ thường xuất hiện trong bài nghe TOEIC:
Câu hỏi ý kiến
- What do you think about it?/ What do you think?/ What is your opinion? - Bạn nghĩ thế nào (về vấn đề này).
- What is your point of view? - Quan điểm của bạn là gì?
- What is your attitude to this problem? - Bạn có thái độ thế nào trước vấn đề này?
- Would you like to say something about it? - Bạn có muốn nói gì liên quan đến vấn đề này không?
Cách đưa ra ý kiến
- I think that - Tôi nghĩ là...
- In my opinion hoặc In my view - Theo quan điểm các nhân tôi...
- The way I see it - Theo nhìn nhận của tôi...
- As far as I know hoặc As far as I'm concerned - Theo những gì tôi biết được...
- As for me - Về phần cá nhân tôi...
mot-so-cum-tu-de-gap-trong-bai-nghe-toeic
Bổ sung thêm thông tin
- In addition to that - Thêm vào đó...
- I'd like to add that - tôi muốn bổ sung rằng...
- What's more - thêm nữa là...
- Besides - Ngoài ra...
Đưa ra một lời gợi ý
- I suggest - Tôi gợi ý...
- Why don't we - Tại sao chúng ta không...
- How about - (Về vấn đề gì đó) thì sao?
- We could - Chúng ta có thể...
- Wouldn't it be a good idea to - Liệu (vấn đề gì đó) có phải là một ý kiến hay không?
Yêu cầu làm rõ thông tin
- I'm afraid I don't understand - Tôi sợ là tôi không hiểu
- Could you explain it, please? - Bạn có thể giải thích giúp tôi không?
- Would you mind explaining it in detail? - Phiền bạn nói rõ thêm về vấn đề này được không?
- Why? Why not? - Tại sao? Tại sao không?
- I'd like to know - Tôi muốn biết thêm...
- What do you mean by saying - Ý của bạn khi nói (việc gì) là thế nào?
- Do you mean that - Có phải ý bạn là...
- What are you trying to say? - Bạn đang cố gắng diễn đạt điều gì?
Giải thích và làm rõ
- I mean that - Ý tôi là...
- What I am trying to say is that/ What I wanted to say was that - Điều tôi đang cố gắng nói tới là...
- In other words: Nói theo cách khác
- You misunderstood. Let me explain - Bạn hiểu nhầm mất rồi, để tôi giải thích.

Cách phân biệt Fit, Suit và Match



Cùng có nghĩa là “phù hợp, vừa vặn” nhưng giữa chúng cũng có nhiều sự khác biệt. Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu để dùng ba từ này một cách đúng nhất nhé.


1. Fit – /fɪt/: vừa vặn, phù hợp.
Ví dụ:
This T-shirt fits you perfectly.
Chiếc áo phông này rất vừa vặn với bạn.
I’m fit for this vacancy because I can type very quickly.
Tôi rất hợp với vị trí này bởi vì tôi có thể đánh máy rất nhanh.




2. Match – /mætʃ/: tương xứng, phù hợp, ăn khớp
Ví dụ:
This T-shirt matches your trousers perfectly.
Cái áo phông này rất hợp với cái quần của cậu.
Do you think these two colours match?
Bạn có nghĩ rằng hai màu này hợp với nhau không?

3. Suit – /suːt/: phù hợp, tương xứng với một người, trong hoàn cảnh nào đó
Ví dụ:
You should wear this yellow T- shirt. It suits you more than the red one.
Cậu nên mặc cái áo màu vàng. Nó hợp với cậu hơn là cái màu đỏ.
This T-shirt don’t really suit me. It’s too colorful.
Cái áo phông này không hợp với tớ. Nó lòe loẹt quá.


Tổng kết:
Điểm khác biệt giữa fit, match, suit là trong cách dùng để nhấn mạnh sự việc.
Fit: nhấn mạnh sự vừa vặn của một “miếng ghép” trong một “tổ chức” đang thiếu hụt nó.
Match: nhấn mạnh sự phù hợp của sự vật hiện tượng đối với “tổ chức”.
Suit: nhấn mạnh về sự phù hợp với sở thích, cá tính, đặc điểm cá nhân.

Đọc thêm cách chinh phục tiếng Anh:

tự học tiếng anh giao tiếp 

học toeic ở đâu tốt

test toeic online free

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Những cấu Tiếng Anh giao tiếp thông dụng hàng ngày



Sau đây tổng hợp những câu tiếng Anh thông dụng và thường được sử dụng hàng ngày, cùng tham khảo nhé!

Tiếng anh giao tiếp, tieng anh giao tiep

Thi thu toeic online

hoc toeic


1. What's up? - Có chuyện gì vậy?

2. How's it going? - Dạo này ra sao rồi?

3. What have you been doing? - Dạo này đang làm gì?

4. Nothing much. - Không có gì mới cả.

5. What's on your mind? - Bạn đang lo lắng gì vậy?

6. I was just thinking. - Tôi chỉ nghĩ linh tinh thôi.

7. I was just daydreaming. - Tôi chỉ đãng trí đôi chút thôi.

8. It's none of your business. - Không phải là chuyện của bạn.

9. Is that so? - Vậy hả?

10. How come? - Làm thế nào vậy?

11. Absolutely! - Chắc chắn rồi!

12. Definitely! - Quá đúng!

13. Of course! - Dĩ nhiên!

14. You better believe it! - Chắc chắn mà.

15. I guess so. - Tôi đoán vậy.

16. There's no way to know. - Làm sao mà biết được.

17. I can't say for sure. - Tôi không thể nói chắc.

18. This is too good to be true! - Chuyện này khó tin quá!

19. No way! (Stop joking!) - Thôi đi (đừng đùa nữa).

20. I got it. - Tôi hiểu rồi.

21. Right on! (Great!) - Quá đúng!

22. I did it! (I made it!) - Tôi thành công rồi!

23. Got a minute? - Có rảnh không?

24. About when? - Vào khoảng thời gian nào?

25. I won't take but a minute. - Sẽ không mất nhiều thời gian đâu.

26. Speak up! - Hãy nói lớn lên.

27. Seen Melissa? - Có thấy Melissa không?

28. So we've met again, eh? - Thế là ta lại gặp nhau phải không?

29. Come here. - Đến đây.

30. Come over. - Ghé chơi.

31. Don't go yet. - Đừng đi vội.

32. Please go first. After you. - Xin nhường đi trước. Tôi xin đi sau.

33. Thanks for letting me go first. - Cám ơn đã nhường đường.

34. What a relief. - Thật là nhẹ nhõm.

35. What the hell are you doing? - Anh đang làm cái quái gì thế kia?

36. You're a life saver. - Bạn đúng là cứu tinh.

37. I know I can count on you. - Tôi biết mình có thể trông cậy vào bạn mà.

38. Get your head out of your ass! - Đừng có giả vờ khờ khạo!

39. That's a lie! - Xạo quá!

40. Do as I say. - Làm theo lời tôi.

41. This is the limit! - Đủ rồi đó!

42. Explain to me why. - Hãy giải thích cho tôi tại sao.

43. Ask for it! - Tự mình làm thì tự mình chịu đi!

44. In the nick of time. - Thật là đúng lúc.

45. No litter. - Cấm vứt rác.

46. Go for it! - Cứ liều thử đi.

47. What a jerk! - Thật là đáng ghét.

48. How cute! - Ngộ ngĩnh, dễ thương quá!

49. None of your business! - Không phải việc của bạn.

50. Don't peep! - Đừng nhìn lén!






Luyện nghe tiếng Anh bạn cần tránh những điều sau

Một số bạn có tư tưởng rằng luyện nghe tiếng Anh muốn hiệu quả chỉ cần nghe nhiều, ý kiến này không phải là không đúng nhưng nếu luyện nghe mà không đúng phương pháp và khi học nghe mắc phải sai lầm thì luyện nghe chưa chắc đã thành công.

Trong quá trình nghe tiếng Anh các bạn không thể tránh khỏi mắc phải một số sai lầm làm ảnh hưởng kết quả. vì vậy cần tránh những sai lầm dưới đây là điều các nên thực hiện để giúp bạn luyện nghe thành công.

1. Luyện nghe tiếng Anh không đều

Nghe tiếng Anh đơn giản bạn làm quen và tiếp xúc với tiếng Anh một cách thường xuyên. Nếu như bạn nghe được một ngày bỏ mấy ngày không nghe sẽ không hiệu quả.

 Thời gian phù hợp để một người luyện nghe tiếng Anh có thể làm quen và ghi nhớ được tiếng anh ít nhất bạn nghe liên tục trong khoảng 6 tháng. Mỗi ngày hãy dành thời gian nghe 1 tiếng buổi sáng, 1 tiếng buổi trưa, 1 tiếng buổi tối và mỗi khi rảnh bạn có thể nghe tiếng anh từ âm nhạc, hay xem phim sẽ khích thích não ghi nhớ và thấm dần ngôn ngữ tiếng Anh. 

2. Nội dung nghe không phù hợp

 Lựa chọn bài nghe tiếng Anh ngay từ bước đầu sẽ rất cần thiết, bởi không thể cứ bất cứ bài nghe tiếng Anh nào bạn cũng sử dụng được. Có những bài nghe khó mang tính chất học thuật khó hiểu hoặc nội dung không được bạn cảm thấy yêu thích sẽ khiến bạn nghe mất đi sự hứng thú.

Nội dung bài nghe rất nhiều nhưng bạn cần chọn nội dung nghe phù hợp với trình độ bạn, bạn có thể bắt đầu với bài nghe ngắn tiếng Anh ngắn khoảng 3 - 5 phút dành cho người ở trình độ bắt đầu. Bên cạnh đó, nguồn nghe tiếng Anh từ phim hay nhạc, nghe radio tiếng Anh bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt nếu bạn luyện nghe với một bộ phim tiếng Anh sẽ rất hữu hiệu bạn luyện cả nghe và nói.

3. Tắm ngôn ngữ lâu

Nhiều bạn nghĩ rằng mình chỉ cần nghe tiếng Anh hằng ngày theo phương pháp “tắm ngôn ngữ” là đủ và sẽ nghe hiểu được. 
Tắm ngôn ngữ không phải là phương pháp hữu hiệu và lâu dài khi luyện nghe. Bạn chỉ áp dụng phương pháp này cho giai đoạn đầu tiên làm quen với tiếng Anh sau đó bạn chuyển sang phương pháp chủ động có ý thức, nghe cố gắng hiểu.

4. Luyện nghe đọc phụ đề

Luyện nghe tiếng Anh và đọc nội dung bài nghe thì bạn sẽ có thể nghe được và biết được nội dụng bài nghe đó là vì bạn đã nhìn mặt chữ và ghi nhớ rất nhanh nhưng nếu bạn chỉ nghe không đọc phụ đề chắc chắn bạn sẽ không nghe hiểu được.

Luyện nghe tiếng Anh bạn phải cố gắng nghe và nhận ra được từ bạn đang nghe là gì và ghi ra. Tiếp theo phân tích hiểu nội dung của từ đó, giai đoạn khó khăn hơn rất nhiều khi bạn đã có mặt chữ từ và nghe theo.

5. Luyện nghe bằng cách nghe nhạc

Nghe nhạc không phù hợp để luyện nghe tiếng Anh. Bởi tốc độ bài hát nhanh sẽ khiến cho bạn khó nghe, cũng như trong bài hát có nhiều câu tiếng Anh khó hiểu nên làm bạn luyện nghe tiếng Anh không tiếp nhận được câu rõ ràng.

Nghe nhạc dùng để thư giãn khi những lúc bạn học tiếng Anh mệt mỏi sẽ là liệu pháp tốt nhất mà thôi. 

6. Nghe không hiểu thì bỏ qua

Bạn từ bỏ bài nghe khi chỉ nghe được có 1, 2 lần và thấy không nghe được gì, chuyển sang bài nghe khác cũng vậy.

Không một ai nghe chỉ vài lần đã hiểu được nội dung bạn phải nghe 5 – 8 lần thì may ra bạn mới bắt được 50 – 60% nội dung bạn nghe và làm quen với những từ bạn nghe được. Từ đó các bài nghe sau bạn sẽ nghe dễ dàng hơn khi luyện tập nghe nhiều

Xem thêm bài viết: 


Trên đây là 6 sai lầm mà các bạn cần lưu ý để tránh không gặp phải khi luyện nghe tiếng Anh. Chúc các bạn học tập thật tốt nhé!