Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Cấu trúc bài thi Toeic + Mẹo để đạt điểm Toeic thật cao

Biết địch biết ta, trăm trận thắng.

Điều kiện tiên quyết để bạn maximize số điểm trong từng phần thi TOEIC là phải nắm rõ, thật rõ, thậm chí là nằm lòng cấu trúc đề thi TOEIC năm 2016. Khi bạn biết rõ cấu trúc của đề thi. Bạn đã có được bản đồ để chinh phục Toeic trong tay rồi đó.
Tấm bản đồ này sẽ giúp bạn phân chia thời gian. Từ đó lấy trọn số điểm của từng phần. Vậy một bài thi TOEIC năm 2016 sẽ có cả thảy bao nhiêu phần?. Mỗi phần bao gồm bao nhiêu câu hỏi?. Các câu hỏi này sẽ được phân bổ điểm số như thế nào ?. Đặt mục tiêu 800 điểm TOEIC phải làm đúng bao nhiêu câu ?
Phần đầu tiên- Phần thi Listening trong 45 phútTiếp theo là phần thi Reading  trong 75 phútMỗi phần thi có 100 câu. Như vậy 2 phần thi Toeic có tổng số câu hỏi là: 200 câu. Thời gian mà học viên phải hoàn thành là 120 phút tương đương 2 giờ đồng hồ.

Phần A – Listening

Sau khi trải qua các thủ tục kiểm tra theo quy định của IGG. Thí sinh sẽ lần lượt nghe từng câu miêu tả, câu hỏi, hội thoại và đoạn thông tin bằng tiếng Anh. Thí sinh sẽ phải nghe qua các loa được lắp trên trần phòng thi. Tất cả thí sinh sẽ có 45 phút nghe và trả lờii 100 câu trắc nghiệm. Người thi sẽ khoanh tròn vào 1 trong 4 đáp án từ A-B-C-D.

Phần A

Nội dung thi

Số câu

Chi tiết

Phần 1Hình ảnh10 câuVới mỗi hình ảnh, bạn sẽ được nghe 04 câu mô tả về hình ảnh này. Bạn sẽ phải lựa chọn câu miêu tả chính xác nhất. Đừng vội chọn đáp án khi chưa hết hết 4 đáp án. Rất nhiều câu, trong đó đáp án đúng nhất là đáp án cuối cùng. Phần này là phần dễ nhất, đa số thí sinh đều đạt điểm tối đa.
Phần 2Hỏi đáp30 câuTrrong phần này, bạn sẽ được nghe một câu hỏi (hoặc câu nói) và 03 đáp án để chọn lựa. Giống như phần 1, bạn cần chọn câu trả lời chuẩn xác nhất trong 3 đáp án A-B-C. Phần này hơi khó hơn xíu so với phần 1 trong bài thi Toeic
Phần 3Đoạn hội thoại30 câuTrong phần này, sẽ có 10 đoạn hội thoại ngắn. Với mỗi đoạn, sẽ có 03 câu hỏi. Bạn sẽ phải chọn ra câu trả lời đúng nhất trong 4 đáp án. Phần này, bạn có thể tận dụng thời gian người đọc đọc đáp án, lật đọc thật nhanh câu tiếp theo, nắm ý.
Phần 4Đoạn thông tin ngắn30 câuPhần này là phần “chát” nhất trong phần nghe của bài thi Toeic. Bạn sẽ nghe 10 đoạn thông tin ngắn. Với mỗi đoạn thông tin này sẽ  đoạn có 03 câu hỏi. Nhiệm vụ của bạn là chọn ra câu trả lời đúng nhất trong số 04 đáp. Phần này, nếu không tập trung cao độ, việc đạt điểm cao là rất khó.

Trong các phần này sẽ có một số ví dụ sử dụng giọng Anh – Mỹ (Bắc Mỹ), giọng Anh – Anh, giọng Anh – Úc và giọng Anh – Canada. Mục đích là để đánh giá kỹ năng nghe nhiều giọng khác nhau. Vì môi trường quốc tế, không phải lúc nào cũng 100% Anh-Mỹ mà còn cón nhiều giọng khác nữa. Điều này bắt buộc thí sinh cần luyện tập để quen tai với các ngữ âm này.

Phần B – Reading (100 câu / 75 phút)

Phần thi Reading (đọc hiểu) được thực hiện ngay sau khi thí sinh kết thúc phần thi nghe. Cấu trúc đề thi Toeic khá gấp khi sắp xếp như vậy. Tuy nhiên, nó cũng giúp bạn giữ được tập trung sau phần luyện nghe.
Phần thi Reading nhằm mục đích đánh giá lượng từ vựng bạn có, ngữ pháp tiếng Anh và khả năng đọc hiểu. Có cả thảy 100 câu hỏi , người thi chỉ có 75 phút để làm phần thi này

Phần B

Nội dung thi

Số câu

Chi tiết

Phần 5Chia từ40 câuĐây là phần thi với mục đích đánh giá ngữ pháp tiếng anh của bạn. Với mình, phần này là  khó nhất. Yêu cầu thời gian ôn tập kiểu ” mưa dầm thấm lâu”. Học ngày 1 ngày 2 mà thi Toeic thì chỉ làm sai thôi.
Phần 6Hoàn thành đoạn văn12 câuMỗi đoạn văn sẽ có 03 chỗ trống. Nhiệm vụ của bạn là hoàn thành tất cả các chỗ trống này.
Phần 7Đoạn đơn28 câuBài thi Toeic sẽ có từ 7-10 đoạn văn đơn. Sau mỗi đoạn văn  ngắn này sẽ có 2-5 câu hỏi. Phần thi này được đa số học viên đánh giá là dễ “xơi”. Chỉ cần đoc kỹ, sẽ tránh được bẫy dễ dàng.
Đoạn kép20 câuPhần cuối cùng của bài thi Toeic này sẽ có từ 04 cặp đoạn văn.Ssau mỗi đoạn văn, sẽ có 2-5 câu hỏi

Thí sinh trả lời bằng cách sử dụng bút chì tô vào các lựa chọn (A), (B), (C) hoặc (D) vào phiếu trả lời. Tổng số câu cần trả lời là 200 câu. Tổng thời gian làm bài là 120 phút hay 02 tiếng.
Sau khi hoàn thành bài thi, nếu có đáp án bạn có thể tự quy đổi ra điểm số bài thi của mình theo bảng quy đổi sau >> Thang điểm TOEIC

Những cụm từ kinh điển hay gặp nhất trong đề thi Toeic

Bạn thường xuyên tự luyện thi Toeic thông qua việc làm các đề thi Toeic, tuy nhiên bạn đã từng tự đúc rút kinh nghiệm xem những từ nào thướng xuyên được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đề thi Toeic mà bạn đã làm chưa?
để giúp các bạn có thể tự học Toeic hiệu quả hơn, chúng tôi xin tổng hợp lại những cụm từ thường hay gặp nhất trong các đề thi Toeic
1. Take advantage of something (tận dụng/lợi dụng cái gì)
Ví dụ: You shouldn’t take advantage of his generosity.
.
2. In favour/favor of (tán thành, ủng hộ)
Ví dụ: The majority was in favor of the new proposal.
.
3. In charge of (chịu trách nhiệm)
Ví dụ: Mr. Phillip Vargas is in charge of the Sales Department.
.
4. On account of (=because of)
Ví dụ: The game was delayed on account of the rain.
.
5. By means of (bằng cách)
Ví dụ: She tried to explain by means of sign language.
.
6. Be at stake (be in danger- gặp nguy hiểm)
Ví dụ: Thousands of people will be at stake if emergency aid does not arrive soon.
.
7. Be concerned about (lo lắng về vấn đề gì)
Ví dụ: I’m a bit concerned about the limited time for this project. cụm này thuwòng xuất hiện trong Part 3 của đề thi Toeic
.
8. Take something into consideration (quan tâm, chú trọng đến cái gì)
Ví dụ: When choosing a supplier, we should take price into consideration.
.
9. Demand for (nhu cầu cho sản phẩm gì)
Ví dụ: There’s no demand for that product nowadays.
.
10. Prior to (=before)
Ví dụ: Ở phần 4 đề thi TOEIC, tình huống thông báo ở sân bay/ ga tàu rất hay có câu “ Please arrive at the airport 2 hours prior to your flight departure” (Hãy đến sân bay sớm 2 tiếng trước giờ khởi hành!)

Những điều nên và không nên khi thi TOEIC

* Nên:
Chuẩn bị:
1. Ghi lại các hoạt động hàng ngày bằng tiếng Anh
Bạn nên có một quyển sổ và hãy ghi lại bất cứ hoạt động hằng ngày của bạn bằng tiếng Anh. Bạn có thể viết về cách ôn bài, những từ mới nào bạn thích và lý do tại sao, hay như viết về thầy cô nào mà bạn ngưỡng mộ. Nếu bạn đang học cùng bạn mình, hai bạn có thể soạn ra một danh sách các chủ đề viết và viết ba lần mỗi tuần. Hai bạn sẽ kiểm tra lỗi của nhau. Việc soát lỗi sẽ giúp bạn ôn luyện cho phần V và VI.
Có rất nhiều trang web cung cấp miễn phí các mẫu đề thi, vì vậy bạn nên thường xuyên lướt qua các trang web. Bạn có thể dành một tiếng đồng hồ mỗi ngày để học tiếng Anh trên mạng, nhưng nhớ đừng bị thu hút bởi các trò chơi game trên mạng.
3. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng
Một trong những phương pháp ôn thi TOEIC hiệu quả nhất là học theo tiếng Anh thực tiễn. Hãy chịu khó xem TV, nghe đài, đọc sách báo; chú ý tới những mẩu quảng cáo, những tin tức về thời tiết, về tình trạng giao thông,….Tốt nhất là bạn hãy tìm một người bạn để luyện tập với mình. Các bạn có thể tập đặt ra những câu hỏi và trả lời với nhau.
4. Đặt ra những câu hỏi
Đừng bao giờ ngại ngần khi đưa ra những câu hỏi. Ở những lớp ôn TOEIC, câu hỏi của bạn hãy của những học viên khác đều làm cho những người khác vỡ vạc ra được nhiều điều. Trong trường hợp giáo viên không rảnh rỗi thì những người bạn chính là những người giúp bạn giải đáp thắc mắc tốt nhất.
Khi tham dự kì thi:
1) Chú ý về thời gian làm bài thi
Khi ôn luyện, bạn phải luôn luôn quan tâm tới thời gian làm bài. Không bao giờ cho phép mình làm bài vượt quá thời gian quy định.
Khi thi, bạn cần đặc biệt chú trọng tới bài Đọc. Bạn có 75 phút để làm phần V, VI, VII. Nhiều thí sinh dành nhiều thời gian nhất cho phần V và VI vì họ nghĩ hai phần này là khó nhất. Thực tế thì bạn không nên dành quá 30 phút cho hai phần này mà nên dành khoảng 40 phút cho phần cuối cùng vì đây là phần có thang điểm cao nhất.
2) Nghe thật nhanh
Khi ôn luyện, bạn không nên tạo cho mình thói quen tua lại băng bởi vì trong khi thi thật bạn không thể tự mình điều khiển được tốc độ chạy của băng. Thậm chí giữa các câu hỏi bạn cũng không có nhiều thời gian để suy nghĩ. Trong trường hợp bạn không tìm ra câu trả lời thì bạn hãy cố gắng đoán, rồi nhanh chóng chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Đừng nên xem lại các câu trả lời trước trong khi chờ đợi câu hỏi tiếp theo.
3) Suy đoán – phương án cứu cánh cuối cùng
Trong lúc làm bài, nếu không biết chắc câu trả lời, bạn có thể dùng biện pháp loại trừ hay suy đoán để chọn ra một phương án bạn cho là hợp lý nhất. Tuyệt đối không bỏ trống câu nào. Bởi bạn vẫn có 25% đúng trong câu hỏi đó. Nếu biết chắc chắn một hoặc hai phương án sai, thì cơ hội đúng của bạn còn tăng hơn nữa.
* Không nên:
1. Dịch sang tiếng Việt
Việc dịch ra tiếng Việt tốn rất nhiều thời gian. Rất hiếm khi thí sinh được thêm giờ trong các bài thi TOEIC. Nếu bạn không biết nghĩa của từ, hãy nhìn vào văn cảnh trong câu và các từ xung quanh để đoán nghĩa bởi bạn không được phép mang từ điển vào phòng thi.
2. Quá căng thẳng
Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng trước kỳ thi TOEIC do học nhiều hay do kỳ vọng quá lớn vào bản thân thì bạn phải học cách cân bằng lại trạng thái của mình. Trước khi thi, bạn hãy hít một hơi thật sâu và tự nhủ là mình sẽ cố gắng hết sức. Giữa hai phần thi Nghe và Đọc, bạn cũng có thể hít thật sâu một lần nữa để giữ tập trung.
3 . “Học gạo”
Bạn đừng bao giờ “học gạo”, tức là học nhồi nhét trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thi. Một tuần trước ngày thi là khoảng thời gian để ôn tập và củng cố lại kiến thức chứ không phải là lúc bạn nhồi vào đầu mình những kiến thức mới. Hãy ngủ đủ giấc vào đêm trước ngày thi. Vào ngày thi, bạn nên tận hưởng một bữa ăn ngon miệng và nghỉ ngơi vài giờ trước khi đi thi.
Chúc các bạn thi may mắn và thành công!

Làm đề thi TOEIC online ngay tại nhà

Nhiều bạn trước khi thi sẽ muốn làm bài thi thử TOEIC cho biết, một mặt là để biết sức mình tới đâu, một mặt là để làm quen với dạng đề.

Nhưng phần lớn những đề thi thử TOEIC là dò đáp án chấm điểm quá mất thời gian và đặc biệt là mình không biết vì sao phải chọn đáp án này mà không chọn đáp án kia. Đề thi TOEIC tới 200 câu hỏi lận, nên vụ dò đáp án này cực kỳ tốn thời gian, còn chưa kể có thể dò nhầm nữa. 

Mình tìm thấy có một trang web đã giải quyết vấn đề lớn này đó là trang web giasutoeic.com. Mỗi câu hỏi trong đề thi TOEIC đều được dịch câu hỏi, dịch các lựa chọn A B C D, và quan trọng nhất là giải thích cặn kẽ lý do vì sao chọn đáp án đó.

Nhờ mấy phần dịch và giải thích cặn kẽ này mà mình sẽ hiểu được vì sao câu hỏi này phải chọn đáp án A chứ không chọn B. Mình thấy trang web này cuối cùng cũng đã giải quyết được vấn đề nhức nhối này của rất nhiều người học Toeic.

Ví dụ:
Mrs. Pike was so angry that she made a _____ gesture at the driver. 
A. rude 
B. rudeness 
C. rudely 
D. rudest 

Đáp án + giải thích:
Mrs. Pike was so angry that she made a _____ gesture at the driver. --> Bà Pike giận đến nỗi bà đã làm một cử chỉ thô lỗ với người lái xe.
A. rude --> thô lỗ (tính từ)
B. rudeness --> sự thô lỗ (danh từ)
C. rudely --> (trạng từ)
D. rudest --> (tính từ so sánh nhất)
Sau mạo từ A ta cần một danh từ hoặc cụm danh từ số ít. Trong câu ta thấy đã có danh từ GESTURE -> chúng ta cần 1 tính từ ở chỗ trống cần điền -> chọn A. Ta lưu ý cấu trúc "SO + tính từ/trạng từ THAT + mệnh đề" mang nghĩa "quá...đến nỗi".

MẸO LÀM BÀI SỐ LIỆU TRONG ĐỀ THI TOEIC

Hầu hết các đề thi TOEIC chỉ tập trung vào các chủ điểm liên quan đến lĩnh vực kinh tế, nên đại đa số các dạng bài trong cả 2 phần nghe và đọc đều xuất hiện các số liệu. Vậy đã bao giờ các bạn từng cảm thấy bối rối trước những bài học TOEIC Listening hay TOEIC Reading có số liệu chưa? Và khi gặp dạng bài số liệu trong đề thi TOEIC, các bạn thường giải quyết như thế nào? Trên thực tế thì loại bài này trông khó vậy thôi, nhưng khi nắm được bí quyết thì nó thực ra lại cực kì dễ đấy.
  Trước tiên hãy nhìn vào một ví dụ điển hình của một câu mô tả số liệu: “The number of students in this school increased dramatically from 10,000 to 12,000 in the last 3 months – a significant growth.” Các bạn  có thể nhận ra câu này bắt đầu bằng cách nêu ra xu hướng của số liệu “increased dramatically”, theo sau đó là số liệu cụ thể “from 10,000 to 12,000”, được bổ sung bởi khoảng thời gian “in the last 3 months”; và cuối cùng là nhận xét “significant growth”. Vậy chúng ta có thể rút ra được cách trình bày số liệu điển hình như sau:
“Xu hướng – Số liệu – Thời gian – Nhận xét”

     Nắm được cách trình bày của bài số liệu trong đề thi TOEIC, các bạn sẽ nhạy bén hơn trong việc nghe và đọc những bài mô tả số liệu đấy.
 Một điều nữa, khi đọc hay nghe mô tả số liệu, các bạn có thể gặp một số từ lạ và ít được sử dụng, nhưng điều đáng lo là chúng thường đóng vai trò thể hiện xu hướng của số liệu – nếu không nắm được từ đó thì sao nắm được ý chính của câu? Do vậy, sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số động từ chỉ xu hướng khá thú vị có thể bắt gặp trong quá trình ôn luyện thi TOEIC:
1. To dive/ to plunge: Chỉ số liệu giảm mạnh, như một vận động viên bơi lội đang chuẩn bị lao xuống nước.
2. To nosedive: Giảm nhanh hơn cả “to dive” hay “to plunge”. Hãy tưởng tượng một chiếc máy bay bị hỏng và đang chúi mũi (nose) lao xuống một cách chóng mặt.
3. To plummet: Rớt thẳng xuống đất như một chú chim đang bay thì ngất xỉu.
4. To collapse: Một căn nhà sụp đổ, một người say nắng ngã quay ra đất, hay đồng tiền của một nước rớt giá thê thảm, chúng ta đều dùng từ “to collapse”.
5. To soar: Trái lại với “to plummet”, “to soar” mang nghĩa “bay vút lên” – trong trường hợp này là bất ngờ tăng mạnh. “To soar” mang hình ảnh chú chim ngất xỉu ở câu 3 tỉnh dậy và bay vút lên trời.
6. To rocket: Chắc là các em đều đoán được, “to rocket” nghĩa là tăng vọt lên trong thời gian ngắn – như một quả tên lửa được phóng thẳng lên trời.
7. To balloon: Tăng đều đặn, dần dần như quả bóng bay được thổi ngày càng to lên.
     Khi đã nắm bắt được các từ chỉ xu hướng, các bạn hoàn toàn có thể giải quyết các dạng bài liên quan đến số liệu dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!

BÍ QUYẾT TỰ HỌC CÁC PHẦN TRONG ĐỀ THI TOEIC HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Toeic là một trong những kỳ thi đánh giá năng lực rất hiệu quả dành cho các cá nhân có mong muốn du học, xin việc, thăng tiến hay đơn giản chỉ là “tấm vé” giúp các bạn ra trường hoặc giao tiếp với người nước ngoài.
Thế nhưng để có thể vượt qua kỳ thi Toeic thì bạn cần thuần thục cả 4 kỹ năng. Vì vậy, hãy  tìm hiểu các bí quyết làm bài để “ăn điểm” trọn vẹn trong cả 4 phần thi Toeic.
1. Listening
Phần thi Toeic Listening là phần thi để kiểm tra kỹ năng nghe – hiểu của thí sinh. Các bạn sẽ có 45 phút để vừa nghe vừa hoàn thành 100 câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng. Trong bài nghe bạn sẽ được nghe các giọng khác nhau như giọng Anh – Mỹ (Bắc Mỹ), giọng Anh – Anh, giọng Anh – Úc và giọng Anh – Canada.
Chính vì vậy bạn cần luyện nghe mỗi ngày và phản xạ tốt với các đoạn hội thoại. Tốt nhất bạn nên luyện tập theo các bước sau:
  • Tạo phản xạ phát âm. Với phương pháp này, bạn hãy sử dụng cả Body language (ngôn ngữ cơ thể) kết hợp với Sounds (âm thanh).
  • Luyện các kỹ năng phát âm nâng cao bao gồm Intonation (ngữ điệu), Ending sounds (bật âm đuôi), Reduction and Linking Sounds (giản âm và nối âm), Stress (trọng âm của từ và nhấn nhá câu).
    2. Reading
    Sau khi hoàn thành phần Listening, bạn sẽ tiếp tục chuyển sang phần thi Reading với thời gian 45 phút và hoàn thành đúng 100 câu hỏi. Phần thi này cũng là trắc nghiệm và khoanh tròn vào đáp án đúng.
    Nếu vốn từ vựng chưa đủ rộng thì bạn dễ bị “choáng ngợp” khi làm bài. Để nâng cao vốn từ, bạn nên học theo chủ đề, theo cụm, những từ có cùng gốc. Hoặc bạn có thể học từ vựng theo hình ảnh, phim hay nhạc.
    Từ vựng Toeic không giống với từ vựng thông thường. Chủ yếu là từ vựng dùng trong công việc với các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, ngân hàng,… Do vậy, khi học từ vựng Toeic, bạn cần chọn nguồn hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bộ Flashcard (thẻ học từ vựng) Toeic để học tốt hơn.
    3. Speaking
    Phần thi này bao gồm 11 câu hỏi được thực hiện trong thời gian 20 phút. Toeic Speaking đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Anh trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày và môi trường làm việc quốc tế cần sử dụng tiếng Anh. Toeic Speaking là thước đo khả năng phát âm, diễn đạt và bày tỏ ý kiến của bạn một cách mạch lạc, tiếp thu và xử lý nhằm đưa ra phản hồi chính xác.
    Muốn nói tốt thì bạn cần luyện phát âm ngay từ đầu, cố gắng phát âm càng giống với người bản xứ càng tốt, bạn cũng cần học cách nhấn nhá, nhịp điệu trong mỗi câu nói của người bản xứ để hoàn thành tốt phần thi Speaking này.
    Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các diễn đàn hay các khóa học tiếng Anh với người nước ngoài để luyện nói tốt hơn.
    4. Writing
    Phần thi này bao gồm 8 câu hỏi được thực hiện trong thời gian 60 phút. Đánh giá khả năng viết tiếng Anh cho mục đích giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và môi trường làm việc quốc tế của bạn.
    Để làm tốt phần thi này thì bạn cần nắm vững ngữ pháp, văn phạm tiếng Anh cũng như cấu trúc câu trong tiếng Anh. Bạn cần tập trung học những thì cần thiết và được sử dụng phổ biến như các thì hiện tại, các thì quá khứ, các thì tương lai và động từ khiếm khuyết. Bạn cần lưu ý cách cấu tạo của danh từ, tính từ, trạng từ, giới từ trong tiếng Anh để làm bài cho tốt.

Tìm hiểu về cấu trúc đề thi TOEIC kiểu mới

Theo thông báo từ ETS, đơn vị ra đề thi TOEIC, thì bắt đầu từ tháng 4 năm 2018 sắp tới, đề thi TOEIC mới nhất sẽ được thay đổi với cấu trúc đề thi TOEIC thay đổi và các loại câu hỏi mới. Mình xin chia sẻ một số thông tin mình đã biết được về đề thi TOEIC kiểu mới này:

Đầu tiên là số lượng câu hỏi của mỗi phần sẽ thay đổi như sau: Part 1, Part 2 và Part 5 sẽ có số câu hỏi giảm xuống, và Part 3, Part 4, Part 6, Part 7 có số câu hỏi nhiều lên. Bạn có thể nhận ra rằng các phần được xem là "dễ thở" thì bị giảm xuống, còn các phần "khó nhằn" thì tăng lên, cho nên bạn nên chuẩn bị tinh thần cho đề thi TOEIC mới nhất từ bây giờ luôn mới kịp. 
Không những có thay đổi về cấu trúc đề thi, bài thi TOEIC kiểu mới còn bổ sung một số dạng bài tập mới như:
+ Part 3 có một số bài hội thoại có 3 người nói chuyện với nhau (thay vì 2 người như trước đây)
+ Part 3 và Part 4 có dạng câu hỏi vừa nghe vừa xem biểu đồ
+ Part 3 và Part 4 có dạng câu hỏi về ngụ ý của một câu trong tình huống riêng trong bài
+ Part 6 và Part 7 có dạng câu hỏi điền cả 1 câu vào chỗ trống.

Bạn có thể vào đây để trải nghiệm các dạng bài tập mới: http://www.mshoatoeic.com/unit-4-top-20-chu-diem-ngu-phap-thuong-gap-trong-toeic-reading-top-1-hinh-thuc-cua-dong-tu-nd461540
Điểm thú vị trong đề thi TOEIC mới này là việc thêm vào các yếu tố ngôn ngữ đời thường vào bài thi, như là:
+ Part 2 và Part 3 có các câu trả lời ngắn chứ không đầy đủ chủ ngữ vị ngữ.
+ Part 2 và Part 3 có các dạng nói nuốt âm, ví dụ như "going to" thành "gonna" mà bạn hay nghe thấy trong phim vậy.
+ Part 7 có các bài đọc là các tin nhắn, đoạn chat...Dù hiện nay (đầu tháng 3) vẫn chưa có thông tin về đề thi TOEIC kiểu mới sẽ áp dụng ở Việt Nam khi nào, nhưng mọi người vẫn nên tự chuẩn bị từ lúc này là vừa. Theo thông báo của ETS thì bắt đầu từ tháng 4 sẽ áp dụng đề thi TOEIC mới nhất nên gần như chắc chắn là sẽ đến Việt Nam trong năm 2018 rồi. Chúc mọi người thi TOEIC đạt điểm cao!

Nội dung của bài thi TOEIC – Cấu trúc Format một đề thi TOEIC

Khi dự thi TOEIC, một trong những điều kiện tiên quyết để dành được tối đa điểm số đó là hiểu rõ về   cấu trúc đề thi TOEIC. Nếu nắm rõ cấu trúc của bài thi (đề thi), bạn sẽ có chiến lược làm bài phù hợp, tiết kiệm được thời gian và dành trọn số điểm của từng phần. Vậy một bài thi TOEIC gồm bao nhiêu phần? Mỗi phần có bao nhiêu câu? Mỗi câu được tính bao nhiêu điểm? Thời gian làm bài được tính như thế nào?

    Cấu trúc đề thi TOEIC và cách tính điểm trong bài thi TOEIC

Một bài thi TOEIC đầy đủ gồm hai phần thi: Phần thi Listening (nghe hiểu) trong 45 phút và phần thi Reading (đọc hiểu) trong 75 phút. Mỗi phần thi có 100 câu. Tổng số câu hỏi của cả hai phần thi là 200 câu. Tổng thời gian làm bài là 120 phút hay 2 tiếng.

+) Phần nghe hiểu: Đánh giá khả năng nghe hiểu ngôn ngữ tiếng Anh nói của thí sinh. Phần này có 100 câu hỏi nghe hiểu được chia làm 4 phần từ Part 1 đến Part 4. Thí sinh sẽ nghe qua băng cassette hoặc đĩa CD trong thời gian 45 phút. Thí sinh sẽ nghe các câu miêu tả, câu hỏi, hội thoại, và bài nói chuyện ngắn bằng tiếng Anh, sau đó lựa chọn câu trả lời dựa trên những nội dung đã nghe.

+) Phần đọc hiểu: Đánh giá trình độ hiểu ngôn ngữ tiếng Anh viết. Phần này có 100 câu hỏi nghe hiểu với 3 hợp phần từ Part 5 đến Part 7. Thi sinh được làm bài trong thời gian 75 phút. Thí sinh sẽ đọc các thông tin trong đề thi và lựa chọn câu trả lời dựa vào nội dung đã đọc.
Dưới đây là thông tin chi tiết cấu trúc Format một đề thi TOEIC
Nghe hiểu
Phần I: Mô tả theo hình ảnh    (10 câu)
Phần II: Hỏi đáp                       (30 câu)
Phần III: Đối thoại ngắn          (30 câu)
Phần IV: Bài phát biểu ngắn   (30 câu)
Đọc hiểu
Phần I: Hoàn thành câu          (40 câu)
Phần II: Điền từ                      (12 câu)
Phần III: Đọc hiểu                   (48 câu)

MỘT SỐ MẸO ĐỂ LÀM TỪNG PHẦN CỦA ĐỀ THI TOEIC
Nghe hiểu
Phần I: Mô tả theo hình ảnh (10 câu)
Với mỗi câu hỏi trong phần thi này, bạn sẽ nghe bốn câu mô tả về một tấm ảnh mà đề thi giới thiệu. Khi nghe các câu này bạn phải chọn câu mô tả đúng nhất những gì bạn thấy trong ảnh. Các câu này không được in trong đề thi và chỉ đọc một lần.
Khi làm phần này cần chú ý:
– Xem ảnh trước khi nghe các câu hỏi mô tả. Tự đặt các câu hỏi “Who”, “What”, “Where”
– Tập trung nghe hiểu của cả câu.
– Trả lời câu hỏi càng nhanh càng tốt. Nếu không biết cách trả lời, bạn nên đoán câu trả lời rồi chuyển sang xem trước ảnh kế tiếp.
Một số bẫy trong câu hỏi phần này:
– Các lựa chọn trả lời sai có thể chứa các từ phát âm giống nhau
– Các lựa chọn trả lời sai có thể có các đại từ, con số hay địa điểm sai
– Các lựa chọn trả lời sai có thể chứa một từ đúng
Phần II: Hỏi đáp
Bạn sẽ nghe một câu hỏi hay câu nói và ba lựa chọn trả lời đọc bằng tiếng Anh. Tất cả chỉ được đọc một lần và không được in trong đề thi. Hãy chọn câu trả lời thích hợp nhất.
Khi làm phần này cần chú ý:
– Chữ đầu tiên trong câu hỏi sẽ giúp bạn biết đó là câu hỏi dạng gì.
Hỏi thông tin: What, where, who, ….
Hỏi ở dạng có/không: Do, does, is, ….
– Câu hỏi lựa chọn “or” thì câu trả lời không bao giờ là có/không
– Thỉnh thoảng bạn nghe một câu nói, không phải là câu hỏi, nhưng vẫn cần một câu trả lời.
Một số bẫy trong câu hỏi phần này:
– Chú ý đến các từ đồng âm
– Chú ý các câu hỏi đuôi
– Cẩn thận với các câu trả lời gián tiếp. Đôi khi câu trả lời cho một câu hỏi có/không lại không có từ “có”, “không”
Phần II: Hội thoại ngắn
Bạn sẽ nghe một số đoạn đối thoại giữa hai người. Bạn phải trả lời ba câu hỏi về nội dung đối thoại. Đánh dấu vào câu trả lời thích hợp nhất trong số bốn lựa chọn. Các đoạn đối thoại chỉ được nghe một lần và không in trên đề thi.
Khi làm phần này cần chú ý:
– Xem các câu hỏi trước khi nghe. Và nên xem cả câu trả lời nếu có thời gian
– Trong khi nghe, cố gắng hình dung xem người nói đang ở đâu
– Đọc mọi lựa chọn trước khi đánh dấu
Một số bẫy trong câu hỏi phần này:
– Cẩn thận với những câu trả lời đúng nhưng lại không liên quan đến câu hỏi. Đừng hấp tấp trả lời mà hãy đọc kỹ các lựa chọn.
– Cẩn thận với các con số như ngày, giờ và số lượng người hay vật có thể khiến bạn xao lãng. Xem trước câu hỏi sẽ giúp mình hình dung được mình cần nghe những gì.
Phần II: Bài phát biểu ngắn
Bạn sẽ nghe các bài nói ngắn do một người nói. Bạn phải trả lời ba câu hỏi liên quan đến nội dung mỗi bài nói. Chọn câu trả lời đúng nhất trong số bốn lựa chọn. Các bài nói chỉ được nghe một lần và không in trên đề thi.
Khi làm phần này cần chú ý:
– Lắng nghe kỹ phần giới thiệu trước mỗi bài nói, từ đấy bạn sẽ nắm bắt được câu hỏi cũng như hình thức thông tin sẽ nghe (tường thuật báo chí, bản tint thời tiết, quảng cáo, tin nhắn, thông báo…)
– Cố gắng xem trước câu hỏi trước khi bắt đầu nói. Nhờ vậy bạn sẽ tập trung nghe các thông tin cần thiết mà câu hỏi yêu cầu.
– Bắt đầu trả lời câu hỏi ngay sau khi bài nói kế thúc.
Đọc hiểu
Phần I: Hoàn thành câu   
 Đừng tập trung tìm lỗi chính tả, vì ko bao giờ xuất hiện trên câu hỏi này
 Quan sát các từ đứng sau và đứng trước từ cần điền
 Đọc và hiểu ý của cả câu trước khi trả lời
  Một số bẫy trong câu hỏi phần này:
– Cẩn thận câu trả lời có hình thức sai
– Cẩn thận với các từ bắt đầu hay kết thúc giống nhau
– Cẩn thận với các từ thường bị dùng sai
Phần II: Điền từ
– Đọc cả đoạn văn chứ không đọc các từ xung quang. Cố gắng hiểu nghĩa của cả đoạn
Một số bẫy trong câu hỏi phần này:
– Cẩn thận với các cụm từ lặp và thừa
– Cẩn thận với những từ không cần thiết
– Chú ý đến hình thức từ và cách chia thì của động từ
Phần III: Đọc hiểu
– Trong khi đọc, hãy tự đặt ra các câu hỏi như đối tượng của bài đọc là ai, mục đích viết để làm gì
– Đầu tiên đọc lướt bài đọc, câu hỏi. và sau đó quay trở lại bài đọc để tìm câu trả lời
Một số bẫy trong câu hỏi phần này:
– Nhiều lựa chọn chưa thông tin có trong bài đọc, nhưng có thể không có liên quan đến câu hỏi.
– Chỉ cần đọc các lựa chọn trả lời và chọn chi tiết sai
CÁCH TÍNH ĐIỂM CỦA BÀI THI TOEIC
Số điểm tối đa là 990 điểm. Số lượng 200 câu, trong đó có 100 câu nghe và 100 câu viết.
Nhiều người hiểu sai, mỗi câu làm đúng sẽ là 990điểm/200câu = 4,95 điểm (không phải vậy).
Giả sử, Phần nghe làm đúng 60 câu thì số điểm là 315 điểm.
Phần đọc làm đúng 50 câu thì số điểm là 215 điểm. Vậy điểm TOEIC của bạn là: 315 + 215 = 530 điểm
Dưới đây là bảng quy đổi điểm nghe, điểm đọc trong bài thi TOEIC :
Chúng ta cũng cần lưu ý: thang điểm TOEIC này không phải là thang quy đổi duy nhất mà có thể có sự khác biệt giữa các đề thi, tùy thuộc vào mức độ khó dễ của từng đề mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Hầu hết cấu trúc đề thi TOEIC đều được thiết kế phù hợp với mọi đối tượng muốn sử dụng tiếng anh trong môi trường làm việc thông thường và phổ biến nhất tại tất cả các nước trên thế giới, vì vậy người đi thi TOEIC không cần phải có kinh nghiệm kinh doanh hay kiến thức chuyên ngành đâu nhé.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ và có thể tự tính điểm bài thi TOEIC của mình, từ đó có thể lập kế hoạch để ôn luyện và tích lũy điểm số cao hơn sau mỗi lần tham dự các kỳ thi nhé. ^-^.
Chúc các bạn học và ôn luyện thi TOEIC thật hiệu quả!!!!!!