Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Báo, tạp chí tiếng Anh tài liệu học tiếng Anh tốt bạn nên dùng


Giới thiệu cho các bạn những kênh tiếng Anh cực kỳ hay mà bạn không thể bỏ qua, đây là những kênh báo tiếng Anh sẽ vô cùng hữu ích để bạn luyện đọc tiếng Anh được nhất hãy tạo thói quen đọc báo là thói quen các bạn nên tạo cho mình.

Xem thêm bài viết: 


Kinh tế: 

The Economist (www.economist.com) 
Dù không phải là người làm kinh tế nhưng bạn học hay làm việc bất cứ lĩnh vực gì thì kinh tế đều gắn liền với nó, do đó the Economist - trang kinh tế cung cấp cho người đọc tất cả tin tức hay và quan trọng tới nên kinh tế của thế giới.

Slate (www.slate.com)

Là một trong những độc giả yêu thích về kinh tế thì báo Salte sẽ là lựa chọn các bạn không thể thiếu nếu muốn tìm hiểu và biết thêm những thông tin quan trọng về tình hình kinh tế, độc giả có thể lựa chọn chuyên mục Today’s Business Press để đọc  các tin tức này.

Bloomberg (www.bloomberg.com)

 Trang báo kinh tế cuối cùng mà các bạn cũng nên khám phá là Bloomberg - không chỉ cập nhật cho bạn những tin tức nóng hổi về kinh tế, bạn còn nhận được bài báo phân tích chuyên sâu về tình hình kinh tế cực kỳ hay.

 Bloomberg sẽ mang đến cho bạn lượng từ vựng chuyên sâu nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ về lĩnh vực kinh tế .

Tin tức: 

CNN 
Đối với trang báo tin tức đầu tiên mà mình chia sẻ là CNN - trang báo thân quen với người Việt Nam cung cấp cho độc giả tin tức ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống, những vấn để bất cập đang xảy ra trên thế giới.

Trang web này cực kỳ hữu ích cho các bạn không chỉ cập nhật thông tin cho bản thân mà bạn củng cố vốn từ vựng, kiến thức ở nhiều lĩnh vực mà trong công việc hay cuộc sống thường nhật bạn rất dễ gặp phải và sử dụng. 

New York Times (http://www.nytimes.com/)

Chắc hẳn các bạn nghe tên quá quen thuộc phải không? Đây là tờ báo nổi tiếng không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới. Những tin tức được cập nhật trên đây luôn “hot” và gây trấn động. 

Cũng như các tờ báo tin tức thì New York Times cung cấp bạn thông tin ở mọi lĩnh vực từ chính trị xã hội tới kinh tế hay cuộc sống đời thường.

BBC News  (http://news.bbc.co.uk/)

Nếu nhắc tới báo nước ngoài thì BBC News không bao giờ là các bạn lãng quên, bởi đây là trang báo được người VIệt yêu thích không phải chỉ cung cấp thông tin quan trọng của thế giới ở nhiều lĩnh vực mà BBC có chuyên kênh tiếng Anh dạy học tiếng Anh online vô cùng tuyệt vời và hữu hiệu. 

VOA news (http://www.voanews.com/) 
VOA news Cũng là trang báo online của Anh các bạn không thể bảo qua cung cấp tin tức khoa học, chính trị, kinh tế, xã hội... VOA có riêng cả trang dạy tiếng Anh giống như BBC giúp cho bạn luyện tiếng Anh giọng Anh tốt nhất. Chính vì vậy các bạn không thể VOA đâu nhé!

Tạp chí thời trang

Vogue ( http://www.vogue.com/)
Nếu là  tín đồ thời trang và làm đẹp thì nhất đinh Vogue sẽ không thể bỏ qua được. Bạn sẽ luôn cập nhật tin tức về thời trang, phong cách, xu hướng thời trang ...những hãng quần áo, mỹ phẩm hot và chất lượng. Qua tạp chí các bạn sẽ học được rất nhiều từ vựng tiếng Anh chủ đề này.

 Elle
Trang Elle được coi là một trong những tạp chí hàng đầu về thời trang dành cho phái đẹp trên toàn thế giới... Elle vô cùng nổi tiếng Anh luôn là mơ ước của bất cứ ai muốn được xuất hiện trên tạp trí tiếng Anh. Hiện tại, Elle có 43 phiên bản quốc tế, trên 28 website và có mặt ở hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới.

Cosmopolitan  (http://www.cosmopolitan.com/)

 Cuối  cùng sẽ là tạp chí Cosmopolitan - tờ báo thời trang lừng danh trên thế giới mà những ai yêu thích cái đẹp, yêu thích thời trang đều luôn dõi theo, những bộ sưu tầm thời trang đẹp của các nhà thiết kế, hãng thời trang lừng danh luôn xuất hiện trên tờ báo này cho mọi người theo dõi.

Trên đây là các kênh báo tiếng Anh cực kỳ hữu ích cho các bạn khi rèn luyện đọc tiếng anh và quá trình ôn học tiếng Anh bạn đạt được kết quả tốt như mong muốn





Cấu trúc 1 bài thi TOIEC và những lưu ý khi luyện thi

 Cấu trúc 1 bài thi TOIEC và những lưu ý khi luyện thi. TOEIC là bài test về khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn phải tận dụng mọi sự tiếp xúc với tiếng Anh qua phim ảnh, âm nhạc, báo chí, sách vở và khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp
1. Đặt mục tiêu điểm TOEIC rõ ràng (tùy nhu cầu mỗi người) để điều chỉnh mức độ ôn luyện phù hợp. Ví dụ, muốn đạt 450-500 điểm thì bạn phải đúng bao nhiêu câu cho mỗi phần Nghe và Đọc.
2. Luyện tập bằng đề Real Tests để làm quen độ khó thực của bài thi TOEIC. Làm bài một cách thông minh, tiến bộ qua từng bài tập và tránh lặp lại cùng một lỗi sai.

3. Tận dụng thời gian rảnh để luyên nghe mọi lúc mọi nơi (qua máy mp3, iPhone, điện thoại, v.v) vì đây là kỹ năng thực hành mà người Việt ít khi có cơ hội tập luyện. Phần nghe của TOEIC củng khó hơn phần đọc.

4. Tập trung xây dựng vốn từ (chủ yếu liên quan đến business và communication). Có một cuốn sổ tay nhỏ để ghi từ vựng mới và các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh gặp phải hằng ngày hoặc trong lúc luyện tập và để tiện cho việc ôn bài trước khi thi.

5. Vì TOEIC là bài test về khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn phải tận dụng mọi sự tiếp xúc với tiếng Anh qua phim ảnh, âm nhạc, báo chí, sách vở và người bản xứ để rèn luyện độ nhạy cảm về ngôn ngữ và khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Nếu bạn tự tin về tiếng Anh giao tiếp của mình, bạn chắc chắn sẽ làm tốt bài thi TOEIC. 

Cấu trúc bài thi TOEIC 

TOEIC là bài thi trắc nghiệm được tiến hành trong 2 giờ, gồm 200 câu hỏi chia thành hai phần như sau:
Thí sinh sẽ nghe các câu miêu tả, câu hỏi, hội thoại và đoạn thông tin bằng tiếng Anh, sau đó lựa chọn câu trả lời dựa trên những nội dung đã nghe.
  • Phần nghe hiểu: Đánh giá trình độ nghe hiểu ngôn ngữ nói tiếng Anh, bao gồm 100 câu hỏi với 4 phần được thực hiện qua băng casset hoặc đĩa CD trong thời gian 45phút

  • Phần đọc hiểu: Đánh giá trình độ hiểu ngôn ngữ viết tiếng Anh, bao gồm 100 câu hỏi với 4 phần được thực hiện trong thời gian 75 phút. Thí sinh sẽ đọc các thông tin trong đề thi và lựa chọn câu trả lời dựa vào nội dung đã đọc.
Nghe hiểu
100 câu
Hình ảnh
10 câu
Hỏi và Trả lời
30 câu
Hội thoại
30 câu (10 đoạn hội thoại, mỗi đoạn có 3 câu hỏi tương ứng)
Đoạn thông tin ngắn
30 câu (10 đoạn thông tin, mỗi đoạn có 3 câu hỏi tương ứng)
Đọc hiểu
100 câu
Hoàn thành câu
40 câu
Hoàn thành đoạn văn
12 câu
Đoạn đơn
28 câu (7-10 đoạn văn, mỗi đoạn có 2-5 câu hỏi)
Đoạn kép
20 câu (4 đoạn kép, mỗi đoạn có 5 câu hỏi)

Cách dùng Though và Anyway

Tìm hiểu Though và Anyway. Anyway là một sentence adverb. Though vừa là adverb vừa có thể dùng làm liên từ conjunction. Anyway ở cuối câu cũng dùng khi thêm ý vào câu nói, nghĩa như besides

Anyway là một sentence adverb. Though vừa là adverb vừa có thể dùng làm liên từ conjunction.
ANYWAY thường có vị trí ở cuối mệnh đề, có nghĩa như “inspite of that,” “despite that” dù sao đi nữa, dẫu vậy.
Thí dụ:
- It’s just a cold, but you should see the doctor anyway=Có thể chỉ là cảm, nhưng dù sao đi nữa anh cũng nên đi khám bác sĩ.

- I’m sorry we can’t come to your party, but thanks for the invitation anyway = Rất tiếc chúng tôi không tới dự tiệc, nhưng dù sao cũng cám ơn bạn đã mờí. 

- Anyway ở cuối câu cũng dùng khi thêm ý vào câu nói, nghĩa như besides (ngoài ra, hơn nữa). It’s too expensive and anyway the color doesn’t suit you. Ðắt quá và hơn nữa mầu không hợp với bạn.

- Trong văn nói, dùng anyway ở cuối câu để diễn tả ý coi nhẹ điều mới nói. They didn’t offer me the job, but I really didn’t want it anyway=Họ không cho tôi việc làm đó, nhưng thực sự tôi cũng không muốn việc đó.

- Nếu đứng đầu câu thì anyway dùng như trở lại đầu đề nói dở. Anyway, what was I saying? = Trở lại chuyện vừa nói, lúc đó tôi nói gì với bạn nhỉ?

- Có khi dùng anyway với nghĩa hơi thay đổi hay giới hạn điều vừa nói. Let’s think about it for a while, for a few days anyway=Chúng ta hãy để một thời gian suy nghĩ về chuyện ấy, ít nhất là vài ba bữa.

- Có khi dùng anyway ở đầu câu để tóm tắt câu chuyện: Anyway, I guess I’d better go now=Thôi nhé, tôi nghĩ bây giờ là lúc tôi nên về.

THOUGH là một adverb dùng khi nói một sự kiện ngạc nhiên sau khi đã nói một điều (nghĩa như however).

Thí dụ:

- I’m busy today. We could meet tomorrow, though=Hôm nay tôi bận. Nhưng mai chúng ta có thể gặp nhau. Trường hợp này, though nghĩa như BUT và có dấu comma ở đằng trước.

- Though khi là adverb có 2 vị trí: hoặc ở giữa mệnh đề hoặc ở cuối mệnh đề (xem Roger Woodham giải thích bên dưới).

THOUGH as a conjunction. Khi là liên từ, though dùng để giới thiệu một mệnh đề mà ý hơi ngược với ý mệnh đề trước, clause of contrast, mệnh đề tương phản: Though she’s retired, she’s still very active=Tuy đã về hưu trí mà bà ấy còn hoạt động lắm.

Khi dùng làm conjunction, though có thể đứng ở đầu câu hay đầu mệnh đề tương phản thứ hai: She’s still very active, though she’s retired.

THOUGH dùng thay cho ALTHOUGH và tương đương với BUT: I enjoyed the movie, though I thought it was too long (thay though bằng but cũng được) Tôi thích cuốn phim, tuy nhiên, theo tôi phim hơi dài. I enjoyed the movie. I thought I was too long, though.

- EVEN THOUGH nghĩa như though nhưng mạnh hơn: I haven’t lost any weight, even though I have been exercising a lot=Tôi chưa giảm ký chút nào, dẫu rằng tôi vẫn tập nhiều. (Ý mệnh đề thứ hai ngược lại với suy luận thông thường về kết quả của mệnh đề thứ nhất).

- THOUGH dùng trong một lối viết riêng…

Thay đổi vị trí của tĩnh từ hay trạng từ bằng cách mang lên đầu câu tiếp theo bởi though và chủ từ để câu văn viết văn hoa hơn…

- Tired though she was…Tuy bà mệt mà…

- Cold though it was... Tuy trời lạnh mà…

- Much though I respect your point of view, I can’t agree=Tuy tôi rất tôn trọng lập trường của bạn, tôi thấy không thể đồng ý với bạn.

- Strange though it may seem, I don’t like watching cricket=Tuy có vẻ là lạ, nhưng tôi không thích xem đấu banh cricket.

- Fond though I am of sports, I’d rather not sit through another basketball game=Tuy tôi thích xem đấu banh, nhưng tôi không thích ngồi xem liền hai trận đấu bóng rổ.

ANYWAY=ngoài ra, hơn nữa, dù sao chăng nữa, cho dù thực tế, dù sao, ít nhất.

THOUGH=mặc dù, dù cho, dẫu cho, tuy, tuy nhiên.

Khi dùng làm conjunction, although và though thay cho nhau được, nhưng though dùng trong câu văn thân mật (informal), còn although trong câu văn nghiêm chỉnh (formal):

[Although (hay Though) I don’t like him, I agree that he’s a good manager. Tuy tôi không ưa ông ấy nhưng tôi phải nhận là ông là một quản lý giỏi.]

Khi đứng ở cuối mệnh đề, though có nghĩa như however. Nhớ có dấu comma trước though.

Nice day—Yes. Bit cold, though=Trời đẹp—Phải, trời đẹp. Nhưng hơi lạnh.

=> Although không đứng ở cuối câu như though hay however: (Chúng ta đều gắng hết sức mình. Tuy nhiên đội chúng ta thua.)

We all tried our best. We lost the game, though.
We all tried our best. However, we lost the game.
We all tried our best. We lost the game, however.

Nhận xét: Tuy trong tiếng Việt những câu bắt đầu bằng Dầu rằng…hay Tuy rằng…thường theo sau bởi “nhưng”, hay “mà”, học viên viết tiếng Anh nhớ là khi đã dùng Though…thì KHÔNG dùng thêm but.

Phân biệt good và well

Phân biệt sự khác nhau giữa good và well. Well được dùng để mô tả một hoạt động, good dùng để mô tả một thứ gì đó. Good được dùng để mô tả một trạng thái hay tình trạng thụ động.


(1) You speak very good English.
(2) You speak English very well.

Hai câu đều đúng văn phạm cùng có một ý khen tiếng Anh của anh rất khá.

Câu (1): Có adjective “good” làm modifier cho danh từ English. Câu này chú ý vào chữ English, có ý nói anh nói thứ tiếng Anh đúng văn phạm, biết dùng từ ngữ của những người có học, v.v… Trong tiếng Anh, thường thì tính từ đi trước danh từ (khác với tiếng Việt tính từ đi sau danh từ mà nó bổ nghĩa).
Câu (2): Trạng từ well (adverb) làm modifier (bổ nghĩa cho) động từ speak. Câu này nhấn mạnh vào chữ speak nghĩa là anh nói tiếng Anh rõ, đúng giọng, nhấn mạnh vào trọng âm đúng, phát âm rõ ràng, ngữ điệu chính xác.
Ôn lại: một trạng từ adverb có thể bổ nghĩa cho một động từ (verb) hay một tính từ (adjective); hay bổ nghĩa cho một trạng từ khác.

Phân biệt: Tính từ good (tốt) khi so sánh tốt hơn (comparative) dùng better, tốt nhất (superlative) dùng the best. Còn trạng từ well khi so sánh tốt hơn, hay rõ hơn, hay kỹ hơn (comparative) thành better, và tốt nhất (superlative) thành best.

Hãy xem chữ “well” có thể thay thế bằng những chữ có gạch dưới.

- Did you sleep well last night? = Tối hôm qua bạn ngủ ngon không?

- The festival is very well-organized = Đại hội được tổ chức rất kỹ (hoàn hảo).

- My grandfather does not hear too well = Ông nội tôi nghe không .

- The patient is doing very well = Sức khỏe bịnh nhân rất khả quan.

- I’m well aware of the situation = Tôi biết  tình trạng.

=> Well cũng dùng như một adjective, nghĩa như healthy, in good health.

- How are you? Quite well. Thanks = Bạn mạnh giỏi? Dạ, mạnh.

- Ellen hasn’t been very well lately = Mới đây Ellen không được mạnh.

- I hope you get well soon = Hy vọng bạn chóng khỏi.

- I don’t feel very well = Tôi cảm thấy trong người khó chịu

Vậy đâu là sự khác biệt giữa Well và Good?

Well được dùng để mô tả một hoạt động, good dùng để mô tả một thứ gì đó. Good được dùng để mô tả một trạng thái hay tình trạng thụ động. Khi hai tính từ Good và Well đi với động từ Feel thì nó sẽ hơi khác. Khi đó well có nghĩa là "khỏe mạnh". Còn nếu nói “I feel good now.” thì cũng được nhưng nó thân mật hơn. (...)

Well được dùng để mô tả một hoạt động, good dùng để mô tả một thứ gì đó.

Ví dụ:
Peter did well in the spelling bee. | Peter đã hoàn thành tốt cuộc thi chính tả.
->  well là một trạng từ bổ nghĩa cho động từ.
Good được dùng để mô tả một trạng thái hay tình trạng thụ động.
Ví dụ:
You're looking good today. | Hôm nay cô trông được lắm.
--> Good là một tính từ bổ nghĩa cho danh từ.

Khi hai tính từ Good và Well đi với động từ Feel thì nó sẽ hơi rắc rối một tí. Khi đó wellđược dùng như là một tính từ có nghĩa là "khỏe mạnh".

Ví dụ:
I feel well now. | Giờ tôi cảm thấy khỏe rồi.
Còn nếu nói "I feel good now." thì cũng được nhưng nó có vẻ thân mật hơn và có thể coi là tiếng lóng.
- Well cũng có thể kết hợp với động từ ở thì quá khứ phân từ bằng dấu gạch nối nhằm tạo thành cụm tính từ để bổ nghĩa cho danh từ theo sau.
Ví dụ:
There we met up with many well-known fairy tale characters. | Ở đó chúng tôi đã gặp gỡ với nhiều nhân vật trong truyện cổ tích nổi tiếng.

Cách diễn đạt ý kiến và khen ngợi trong tiếng anh

Cách diễn đạt ý kiến và khen ngợi trong tiếng anh giao tiếp: Bên cạnh việc đưa ra ý kiến khi làm việc nhóm thì chúng ta cũng nên học cách khen ngợi và động viên người khác, bạn hãy tìm hiểu các mẫu câu dùng để khen ngợi kỹ năng và thành tích bằng tiếng anh dưới đây...

Những cụm từ tiếng anh dùng để phát biểu ý kiến khi làm việc nhóm:

Stating your Opinion (Đưa ra ý kiến)It seems to me that ... (Với tôi, dường như là...)·In my opinion, ... (Theo ý kiến tôi thì…)
I am of the opinion that .../ I take the view that ..(ý kiến của tôi là/ Tôi nhìn nhận vấn đề này là).My personal view is that ... (Quan điểm của riêng tôi là…).
In my experience ... (Theo kinh nghiệm của tôi thì…).As far as I understand / can see ... (Theo như tôi hiểu thì…).As I see it, .../ From my point of view ... (Theo tôi/ theo quan điểm của tôi).
As far as I know ... / From what I know ...(Theo tôi biết thì…/ Từ nhừng gì tôi biết thì…).I might be wrong but ... (Có thể tôi sai nhưng…).If I am not mistaken ... (Nếu tôi không nhầm thì…).
I believe one can (safely) say ... (Tôi tin rằng…).It is claimed that ... (Tôi tuyên bố rằng…).I must admit that ... (Tôi phải thừa nhận rằng…).
I cannot deny that ... (Tôi không thể phủ nhận rằng….).I can imagine that ... (Tôi có thể tưởng tượng thế này….).I think/believe/suppose ... (Tôi nghĩ/ tin/ cho là…).
Personally, I think ... (Cá nhân tôi nghĩ rằng….).That is why I think ... (Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng…).I am sure/certain/convinced that ... (Tôi chắc chắn rằng….).
I am not sure/certain, but ... (Tôi không chắc nhưng…).I am not sure, because I don't know the situation exactly. (Tôi không chắc lắm vì tôi không biết cụ thể tình huống như thế nào).I have read that ... (Tôi đã đọc được rằng…).
I am of mixed opinions (about/ on)... (Tôi đang phân vân về việc…).I have no opinion in this matter. (Tôi không có ý kiến gì về việc này).Outlining Facts (Chỉ ra điều hiển nhiên)
The fact is that …(Thực tế là…).The (main) point is that ... (Ý chính ở đây là…).This proves that ... (Điều này chứng tỏ rẳng…).
What it comes down to is that... (Theo những gì được truyền lại thì…)It is obvious that ...(Hiển nhiên là…).It is certain that ... (Tất nhiên là….).
One can say that ... (Có thể nói là…).It is clear that ... (Rõ ràng rằng….).There is no doubt that ... (Không còn nghi ngờ gì nữa….).

Cách khen ngợi bằng tiếng anh

Bên cạnh việc đưa ra ý kiến khi làm việc nhóm thì chúng ta cũng nên học cách khen ngợi và động viên người khác, bạn hãy tìm hiểu các mẫu câu dùng để khen ngợi kỹ năng và thành tích bằng tiếng anh dưới đây. Để khen ngợi công việc của ai đó, chúng ta thường dùng “well done” hoặc “good job” với nghĩa là “làm tốt lắm”. Tuy nhiên có rất nhiều cách để dùng những tính từ mang nghĩa “tốt” như “good”, “great”, “excellent”, “smart”…mà bạn có thể linh hoạt dùng trong các trường hợp này, hãy thử tham khảo các cách dùng khen ngợi khi học tiếng anh giao tiếp dưới đây:
> Khen ngợi về công việc:
  • You’ve done a great job.  Anh đã làm việc tốt lắm.
  • Good job on the report! I think the executives will like it.  Làm báo cáo rất tốt! Tôi nghĩ rằng cấp trên sẽ hài lòng về nó.
  • That was a great class, teacher. Well done!  Thật là một lớp học tuyệt vời, cô giáo. Làm rât tốt!
  • Excellent speech! The audience really enjoyed it.  Một bài thuyết trình tuyệt vời! Khán giả thực sự đã rất thích nó.
  • What a marvellous memory you've got! Bạn thật là có một trí nhớ tuyệt vời.
  • What a smart answer!  Thật là một câu trả lời thông minh!
> Khen ngợi về ngoại hình: Bên cạnh công việc, những lời khen về ngoại hình cũng rất cần thiết để thể hiện sự quan tâm với đồng nghiệp. Những động từ như “look” “like” “love”, những tính từ như “beautiful” “smart” “amazing”, cùng các trạng từ như “so”, “very”, “really”, “absolutely” là những từ bạn nên tận dụng trong các trường hợp này.
  • You look terrific today! Bạn trông thật tuyệt vời hôm nay!
  • You're looking very glamorous tonight! Bạn trông thật lộng lẫy tối nay!
  • You're looking very smart today! Bạn trông rất đẹp (sang trọng) hôm nay!
  • Your hair looks so beautiful today! hoc tieng anh Tóc bạn trông rất đẹp hôm nay!
  • That color looks great on you/ You look great in blue. Màu đó trông rất hợp với bạn/ Bạn trông rất đẹp với màu xanh
  • That new hairstyle really flatters you! Kiểu tóc mới này khiến bạn đẹp hơn hẳn!
  • I absolutely love you in that dress. It really suits you! Tôi thực sự rất thích bạn trong bộ trang phục đó. Nó rất hợp với bạn đấy!
  • I love your shoes. Are they new? Tôi thích đôi giày của bạn. Nó là hàng mới phải không?
  • I like your shirt – where did you get it? Tôi thích chiếc áo của bạn – bạn đã mua nó ở đâu vậy?
  • What a lovely necklace! Thật là một chiếc vòng cổ đáng yêu làm sao!
> Chúc mừng bằng tiếng anh: Khi ai đó đạt được một thành tích đáng kể, chúng ta thường nói “Congratulation” với ý là chúc mừng. Động từ này có rất nhiều cách dùng khác mà bạn có thể tham khảo dưới đây để gia tăng sự trang trọng trong lời nói chúc mừng.
  • Let me congratulate you on your new job.  Cho phép tôi được chúc mừng bạn với vị trí công việc mới
  • Let me offer you my congratulations on your success. Cho phép tôi gửi đến bạn lời chúc mừng với thành công của bạn.
  • Let me be the first to congratulate you on your wise decision. Hãy cho tôi là người đầu tiên được chúc mừng bạn về quyết định sáng suốt đó.
  • May I congratulate you again on your excellent performance. Tôi muốn chúc mừng bạn một lần nữa với sự thể hiện xuất sắc của bạn.

Cách phân biệt if và whether

Học tiếng anh giao tiếp cơ bản: Cách phân biệt if và whether: Cả hai từ whether và if đều được sử dụng để giới thiệu câu hỏi “yes/no question” trong câu gián tiếp


Cả hai từ whether và if đều được sử dụng để giới thiệu câu hỏi “yes/no question” trong câu gián tiếp. Ví dụ:
He asked me whether I felt well. (Anh ấy hỏi tôi rằng liệu tôi có cảm thấy khỏe không?)
We’re not sure if they have decided. (Chúng tôi không chắc liệu họ đã quyết định chưa?)

Tuy nhiên, bạn cần phân biệt cách sử dụng hai từ if và whether trong những trường hợp sau đây:
1. Sau động từ discuss thì thường người ta hay dùng whether hơn là if, Ví dụ:
We discussed whether he should be hired. (Chúng tôi đã thảo luận xem liệu có nên thuê anh ấy hay không?)
They discussed whether to invest in the new idea. (Họ đã thảo luận xem liệu có nên đầu tư cho ý tưởng mới hay không?)

2. Sau giới từ thì chúng ta chỉ dùng whether, Ví dụ:
We talked about whether we should go or not. (Bố mẹ đang bàn xem chúng ta có nên chuyển đi hay không?)
I looked into whether he should stay. (Tôi đang xem xét liệu anh ta có nên ở lại không?)

3. Với động từ nguyên thể (To Infinitive) thì chúng ta chỉ dùng whether mà không dùng if, Ví dụ:
She can’t decide whether to buy the house or wait. (Cô ấy không thể quyết định được nên mua ngôi nhà hay tiếp tục chờ thêm nữa).
He considered whether to give up the position or quit next year. (Anh ấy đang cân nhắc xem nên từ bỏ vị trí này hay là bỏ việc vào năm tới).

4. Sự khác nhau cuối cùng là whether được dùng mang tính nghi thức xã giao hơn, còn if được dùng với trong tình huống suồng sã, thân mật, Ví dụ:
Let me know whether you will be able to attend the conference. (Hãy cho tôi biết nếu bạn có thể tham dự buổi hội thảo).
The CEO will decide whether this is a risk worth taking. (Ban giám đốc đang cân nhắc xem liệu điều đó có đáng để mạo hiểm hay không?)
He asked if she had seen that film. (Anh ấy hỏi xem liệu cô ấy đã xem bộ phim đó chưa?)
She wondered if Tom would be there the day after. (Cô ấy đang băn khoăn liệu Tom có ở đây ngày mai không?)
10 điểm khác nhau giữa "if" và "whether"

1. Dẫn câu phụ chủ ngữ không dùng "if". Whether we go there is not decided. Việc chúng tôi có đi đến đó hay không vẫn chưa được quyết định.

2. Dẫn câu phụ bổ ngữ (biểu ngữ) không dùng "if". Vd: The question is whether we can get there on time. Câu hỏi được đặt ra là liệu chúng tôi có đến nơi kịp giờ không.

3. Dẫn câu phụ đồng vị không dùng "if". VD: He asked me the question whether the work was worth doing. Anh ấy hỏi tôi việc đó có đáng để làm không.

4. Dẫn câu phụ tân ngữ sau giới từ không dùng "if". Vd: I'm thinking about whether we'll have a meeting. Tôi đang nghĩ đến việc chúng ta có nên gặp gỡ không.

5. Trực tiếp dùng với "or not" không dùng "if". Vd: I don't know whether or not you will go. Tôi không biết liệu cậu có đi không.

6. Câu phụ tân ngữ đặt ở đầu câu không dùng "if" . Vd: Whether you have met George before, I can't remember. Tôi không thể nhớ là cậu đã gặp George trước đây chưa nữa.

7. Sau "discuss" không dùng "if" . Vd: We're discussing whether we'll go on a picnic. Chúng tôi đang bàn coi có nên đi dã ngoại không.

8. Nếu dùng "if" dễ dẫn đến hiểu sai thành "nếu"thì không dùng "if". Vd: Please let me know whether you are busy. Vui lòng báo với tôi nếu anh bận nhé.

9. Trước động từ nguyên dạng dùng "whether"không dùng "if". Vd: He doesn't know whether to go or not. Anh ấy không biết nên đi hay không.

10. Câu phụ tân ngữ ở dạng phủ định không dùng "whether" . Vd: She asked me if Tom didn't come. Cô ấy hỏi tôi có phải là Tom đã không đến không.

Chú ý: Sau một số động từ như "wonder, not sure ...." vẫn có thể dùng " whether"dẫn ra mệnh đề phụ ở dạng phủ định. Ví dụ: I wonder if [whether] he isn't mistaken. Tôi tự hỏi không biết anh ấy có mắc lỗi không nữa.

Thì tương lai đơn và thì tương lai gần


Thì Tương lai đơn & Tương lai gần (The Future Simple & The Near Future)

Xem thêm:

Để hiểu được dạng thức cũng như cách sử dụng của 2 thì này, tôi muốn các bạn xem qua đoạn hội thoại ngắn sau, tự trả lời trong trường hợp nào thì sử dụng thì Tương lai đơn và Tương lai gần? Các bạn xem phần Dialog dưới đây của một format luyện thi toeic Part 3

The Party

Martha: What horrible weather today. I'd love to go out, but I think it will just continue raining.
Jane: Oh, I don't know. Perhaps the sun will come out later this afternoon.
Martha: I hope you're right. Listen, I'm going to have a party this Saturday. Would you like to come?
Jane: Oh, I'd love to come. Thank you for inviting me. Who's going to come to the party?
Martha: Well, a number of people haven't told me yet. But, Peter and Mark are going to help out with the cooking!
Jane: Hey, I'll help, too!
Martha: Would you? That would be great!
Jane: I'm sure everyone will have a good time.
Martha: That's the plan!
Chúng ta sẽ trở lại đoạn hội thoại sau khi các bạn đã nghiên cứu bảng so sánh dưới đây:

Công thức Thì Tương lai đơn & Tương lai gần:

THÌ TƯƠNG LAI ĐƠNTHÌ TƯƠNG LAI GẦN
1. To be:
S+ will/shall + be + Adj/noun
Ex: He will probably become a successful businessman
2. Verb:
S+will/shall+V-infinitive
Ex: Ok. I will help you to deal with this.
1. To be:
S+be going to+be+adj/noun
Ex: She is going to be an actress soon
2. Verb:
S + be going to + V-infinitive
Ex: We are having a party this weekend

Cách sử dụng của thì tương lai đơn - Tương lai gần

THÌ TƯƠNG LAI ĐƠNTHÌ TƯƠNG LAI GẦN
1. Diễn đạt một quyết định ngay tại thời điểm nói (On-the-spot decision)
Ex:
- Hold on. I‘ll geta pen.
- We will seewhat we can do to help you.
2. Diễn đạt lời dự đoán không có căn cứ
Ex:
- People won’t goto Jupiter before the 22nd century.
- Who do you think will getthe job?
3. Signal Words:
I think; I don't think; I am afraid; I am sure that; I fear that; perhaps; probably
1. Diễn đạt một kế hoạch, dự định (intention, plan)
Ex:
-  I have won $1,000. I am going to buya new TV.
-  When are you going to goon holiday?
2. Diễn đạt một lời dự đoán dựa vào bằng chứng (evidence) ở hiện tại
Ex:
- The sky is very black. It is going to snow.
- I crashed the company car. My boss isn’t going to bevery happy!
3. Signal words:
Những evidence ở hiện tại.

Sau đây là một số phân tích, áp dụng kiến thức từ bảng so sánh trên:
  • Dialog - The Party
  • Martha: What horrible weather today. I'd love to go out, but I think it will just continue raining. (Signal word : I think)
  • Jane: Oh, I don't know. Perhaps the sun will come out later this afternoon. (Signal word: perhaps)
  • Martha: I hope you're right. Listen, I'm going to have a party this Saturday. Would you like to come? (a plan)
  • Jane: Oh, I'd love to come. Thank you for inviting me. Who's going to come to the party? (intention)
  • Martha: Well, a number of people haven't told me yet. But, Peter and Mark are going to help out with the cooking! (Intention)
  • Jane: Hey, I'll help, too! (on-the-spot decision)
  • Martha: Would you? That would be great!
  • Jane: I'm sure everyone will have a good time. (Signal word: I am sure)
  • Martha: That's the plan!

Từ ghép trong tiếng anh

Danh từ ghép và tính từ ghép trong tiếng anh: Lý thuyết về cấu trúc ngữ pháp và bài tập luyện tập về các loại từ ghép thường gặp khi học ngữ pháp tiếng anh cơ bản. Hướng dẫn áp dụng quy tắc danh từ ghép trong tiếng anh để làm các bài tập về sắp xếp câu đúng trật tự


Tiếng Anh giao tiếp
Tiếng Anh chuyên ngành




1. Từ ghép là gì?

Ở nội dung ngữ pháp tiếng anh trong chương trình đào tạo tiếng anh cho người mất căn bản, bạn đã được học các loại từ như, danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, ... Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về 1 loại từ nữa đó là từ ghép. Từ ghép (phức từ) được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có quan hệ ngữ nghĩa với nhau vả bổ sung cho nhau. Trong ngữ pháp tiếng việt, chúng ta có 2 loại từ ghép cơ bản là từ ghép chính và từ ghép phụ. trong đó:
Từ ghép chính: Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Từ ghép phụ: Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau.


Danh từ ghép và tính từ ghép trong tiếng anh: Lý thuyết & bài tập
2. Các loại từ ghép trong tiếng anh

Danh từ ghép, cụm danh từ, cụm danh động từ & tính từ ghép là các loại từ ghép thường gặp đối với những bạn mới bắt đầu học hoặc đang ôn lại kiến thức về ngữ pháp tiếng anh. Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về danh từ ghép
3. Danh từ ghép là gì?

Danh từ kép là danh từ có cấu tạo gồm 2 từ trở lên ghép lại với nhau. Danh từ kép có thể được thành lập bằng cách kết hợp: Danh từ + Danh từ; Danh từ + Động từ; Danh từ + Giới từ; Tính từ + Danh từ (...). Nhận dạng được danh từ ghép là rất quan trọng. Mỗi danh từ ghép đóng vai trò như một đơn vị độc lập và có thể bị biến đổi bởi tính từ và các danh từ khác. Có 3 dạng danh từ ghép
Mở hay sử dụng khoảng trống – Có khoảng trống giữa các từ (tennis shoe)
Sử dụng dấu gạch ngang – có dấu gạch ngang giữa các từ (six-pack)
Đóng – Không có khoảng trống hay dấu gạch ngang giữa các từ (bedroom)

Danh từ kép là danh từ có cấu tạo gồm 2 từ trở lên ghép lại với nhau. Phần lớn danh từ kép trong tiếng Anh được thành lập khi một danh từ hay tính từ kết hợp với một danh từ khác. Ví dụ:
Bản thân 2 từ tooth (răng) và paste (hồ/bột) đều có nghĩa riêng của nó, nhưng khi ta nối chúng lại với nhau thì sẽ tạo thành một từ mới toothpaste (kem đánh răng).
Hay như từ black (đen) là một tính từ và board (bảng) là một danh từ, nhưng nếu ta nối chúng lại với nhau ta sẽ có một từ mới blackboard (bảng đen).

Trong cả 2 ví dụ trên, từ đầu tiên đóng vai trò bổ nghĩa hay mô tả kĩ hơn từ thứ hai, ngụ ý nói cho người đọc biết loại/nhóm của đồ vật/con người mà từ thứ hai mô tả, hay cho ta biết về mục đích sử dụng của đồ vật đó.

Danh từ kép có thể được thành lập bằng các cách kết hợp từ sau:
Danh từ + Danh từ: toothpaste (kem đánh răng), bedroom (phòng ngủ), motorcycle (xe mô tô), policeman (cảnh sát), boyfriend (bạn trai), fruit juice (nước trái cây)
Danh từ + Động từ: haircut (hành động cắt tóc/kiểu tóc được cắt), rainfall (lượng mưa), car park (bãi đậu xe hơi)
Danh từ + Giới từ: hanger-on (kẻ a-dua), passer-by(khách qua đường), full moon (trăng rằm)
Tính từ + Danh từ: bluebird (chim sơn ca), greenhouse(nhà kính), software (phần mềm), redhead (người tóc hoe đỏ)
Động từ + Danh từ: swimming pool (hồ bơi), washing machine (máy giặt), driving license (bằng lái xe), dining room (phòng ăn)
Một số ví dụ về danh từ ghép:
Danh từ + Danh từ bus stop Is this the bus stop for the number 12 bus?
fire-fly In the tropics you can see fire-flies at night.
football Shall we play football today?
Tính từ + Danh từ full moon I always feel crazy at full moon.
blackboard Clean the blackboard please.
software I can’t install this software on my PC.
Động từ (-ing) + Danh từ breakfast We always eat breakfast at 8am.
washing machine Put the clothes in the red washing machine.
swimming pool What a beautiful swimming pool!
Danh từ + Động từ (-ing) sunrise I like to get up at sunrise.
haircut You need a haircut.
train-spotting His hobby is train-spotting.
Động từ + Giới từ check-out Please remember that check-out is at 12 noon.
Danh từ + Cụm giới từ mother-in-law My mother-in-law lives with us.
Giới từ + Danh từ underworld Do you think the police accept money from the underworld?
Danh từ + Tính từ truckful We need 10 truckfuls of bricks.

4. Những quy tắc cơ bản dành cho danh từ ghép

Danh từ ghép (noun compound) là việc kết hợp các từ đơn lẻ thành 1 từ. Và việc tạo danh từ ghép tuân theo những quy tắc cơ bản sau:

- Những danh từ ghép được viết thành một từ như “blackbird” (con sáo), “whiteboard” (bảng trắng), “bathroom” (phòng tắm) .v.v… thường là những từ có hai âm tiết. Những từ đơn lẻ thành phần của chúng thường là những từ một âm tiết. Ví dụ:
eye-witness (nhân chứng) = eye + witness
mother-in-law (mẹ chồng/ vợ) = mother + in + law
living room (phòng khách) = living + room
drawing board (bảng vẽ) = drawing + board
petrol station (trạm xăng) = petrol + station

- Trọng âm của những danh từ ghép thường rơi vào âm tiết đầu tiên. Đây là điểm khác biệt giữa danh từ ghép và hiện tượng các từ đơn lẻ được kết hợp để bổ nghĩa cho nhau. Ví dụ: a BLACKbird a black BIRD: (con chim sáo) (con chim đen) Hay: a WHITEboard a white BOARD

- Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ như “bus stop” (điểm dừng xe buýt) không hề đuợc viết liền, “drop-out/ dropout” (kẻ bỏ học, học sinh bỏ học) được viết theo cả hai cách hay “stepmother” (mẹ kế) lại được viết liền thành một từ. Vì vậy, không gì có thể thay thế một cuốn từ điển tốt trong trường hợp này vì không phải danh từ ghép nào trong tiếng Anh cũng tuân thủ những nguyên tắc này.





Tiếng anh thường dùng trong công việc

Các cụm từ và câu tiếng anh giao tiếp thường dùng trong công việc: Tìm hiểu các từ và nhóm từ vựng tiếng anh thường gặp về chủ đề giao tiếp trong công việc giúp bạn có thể diễn đạt được ý mình muốn một cách chính xác và tự nhiên.
Tiếng Anh chuyên ngành
Cách học tiếng Anh giao tiếp



1. take on = thuê ai đó. Ex: They're taking on more than 500 people at the canning factory. Họ sẽ thuê hơn 500 người vào nhà máy đóng hộp.

2. get the boot = bị sa thải. Ex: She got the boot for being lazy. Cô ta bị sa thải vì lười biếng.

3. give someone the sack = sa thải ai đó. Ex: He was given the sack for stealing. Anh ta đã bị sa thải.

4. give someone their marching orders = sa thải ai đó. Ex: After the argument, he was given his marching orders. Sau trận cãi nhau, anh ta đã bị sa thải.

5. How do you work?( Bạn làm việc như thế nào?)

6. get your feet under the table = làm quen công việc. Ex: It only took him a week to get his feet under the table, then he started to make changes. Anh ấy chỉ mất một tuần để làm quen với công việc, sau đó anh ấy đã bắt đầu tạo nên sự thay đổi.

7. burn the candle at both ends = làm việc ngày đêm. Ex: He's been burning the candle at both ends to finish this project. Anh ấy làm việc ngày đêm để hoàn thành dự án này.

8. knuckle under = ngừng lãng phí thời gian và bắt đầu làm việc Ex: The sooner you knuckle under and start work, the better. Anh thôi lãng phí thời gian và bắt đầu làm việc càng sớm thì càng tốt.

9. put pen to paper = bắt đầu viết. Ex: She finally put pen to paper and wrote the letter. Cuối cùng cô ấy cũng bắt đầu viết thư.

10. work all the hours that God sends = làm việc càng nhiều càng tốt. Ex: She works all the hours that God sends to support her family. Cô ấy làm việc càng nhiều càng tốt để giúp đỡ gia đình của cô.


Các cụm từ và câu tiếng anh thường dùng trong công việc

11. work your fingers to the bone = làm việc rất chăm chỉ. Ex:I work my fingers to the bone for you. Vì em tôi làm việc rất chăm chỉ.

12. go the extra mile = làm nhiều hơn dự kiến của bạn. Ex: She's a hard worker and always goes the extra mile. Cô ấy là một nhân viên chăm chỉ và luôn làm việc vượt bậc.

13. pull your weight = làm tròn phần việc của mình. Ex: He's a good team worker and always pulls his weight. Anh ta là một người làm việc tốt trong đội và luôn làm tròn phần việc của mình.

14. pull your socks up = nỗ lực nhiều hơn. Ex: You'll have to pull your socks up and work harder if you want to impress the boss! Cô sẽ phải nỗ lực nhiều hơn và làm việc chăm chỉ hơn nếu cô muốn gây ấn tượng với ông chủ!

15. put your feet up = thư giãn. Ex: At last that's over - now I can put my feet up for a while. Cuối cùng thì nó cũng qua - giờ tôi có thể thư giãn một lúc.

16. get on the wrong side of someone = làm cho ai đó không thích bạn. Ex: Don't get on the wrong side of him. He's got friends in high places! Đừng làm mất lòng ông ta. Ông ta quen với những người có quyền lực!

17. butter someone up = tỏ ra tốt với ai đó vì bạn đang muốn điều gì. Ex: If you want a pay rise, you should butter up the boss. Nếu anh muốn tăng lương, anh cần phải biết nịnh ông chủ.


18. the blue-eyed boy = một người không thể làm gì sai. Ex: John is the blue-eyed boy at the moment - he's making the most of it! Hiện John là người giỏi nhất - anh ấy sẽ phát huy hết tác dụng của điều đó!

19. get off on the wrong foot = khởi đầu tồi tệ với một ai đó. Ex: You got off on the wrong foot with him - he hates discussing office politics. Bạn không thể hòa hợp được với anh ta ngay từ lần đầu làm việc chung - anh ta ghét thảo luận các vấn đề chính trị trong văn phòng.

20. be in someone's good (or bad) books = ưa (hoặc không ưa) ai đó. Ex: I'm not in her good books today - I messed up her report. Hôm nay tôi bị bà ta ghét- tôi đã làm lộn xộn báo cáo của bả.

21. a mover and shaker = ai đó có ý kiến được tôn trọng. Ex: He's a mover and shaker in the publishing world. Ông ta là một người đức cao vọng trọng trong thế giới xuất bản.

22. pull a few strings = sử dụng ảnh hưởng của bạn lên cái gì. Ex: I had to pull a few strings to get this assignment. Tôi đã phải dùng ảnh hưởng của mình để nhận nhiệm vụ này.

23. take the rap for something = chịu trách nhiệm cho cái gì. Ex: They made a mistake, but we had to take the rap for it. Họ đã phạm sai lầm, nhưng chúng ta lại phải gánh trách nhiệm cho nó.

24. call in a favour = yêu cầu ai đáp lễ. Ex: I need a holiday - I'm going to call in a few favors and ask the others to cover for me. Tôi cần môt kỳ nghỉ - Tôi sẽ yêu cầu một vài đặc ân và đề nghị những người khác phụ trách việc thay tôi.

25. put your cards on the table = lật bài ngửa. Ex:You have to put your cards on the table and tell her that you want a pay rise! Bạn phải nói ra điều mình muốn và nói với bà ta rằng bạn muốn tăng lương!

26. beat around the bush = nói vòng vo. Ex: Tell me - don't beat around the bush! Nói tôi nghe đi - đừng nói vòng vo nữa!

27. sit on the fence = không thể quyết định chuyện gì. Ex: When there are arguments, she just sits on the fence and says nothing. Khi có tranh luận, cô ta chỉ ngồi đó và không nói gì.

28. pass the buck = đẩy trách nhiệm sang ai. Ex: The CEO doesn't pass the buck. In fact, he often says "the buck stops here!". Giám đốc điều hành không đẩy trách nhiệm sang ai. Trong thực tế, ông ấy thường nói: "Ông ấy sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm!".

30. take someone under your wing = chăm sóc ai đó: Ex: When he was taken on, Sarah took him under her wing. Khi anh ấy bị choáng váng, Sarah đã chăm sóc anh ấy.

31. show someone the ropes = chỉ cho ai cách làm việc. Ex: My predecessor showed me the ropes, so I felt quite confident. Người tiền nhiệm của tôi đã chỉ tôi cách làm việc, vì vậy tôi cảm thấy khá tự tin.

32. be thrown in at the deep end = không nhận bất cứ lời khuyên hay hỗ trợ nào: Ex: He was thrown in at the deep end with his new job. No-one helped him at all. Anh ấy đã không nhận bất cứ sự hỗ trợ nào trong công việc mới của mình. Chẳng ai giúp anh ta hết.

33. a them and us situation = when you (us) are opposed to "them". Ex:The atmosphere between the two departments is terrible. There's a real them and us situation. Bầu không khí giữa hai bộ phận thật khủng khiếp. Thực sự có chuyện không hay giữa họ và chúng tôi.

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

HƯỚNG DẪN BẠN HỌC TIẾNG ANH QUA BÁO CHÍ MỘT CÁCH HIỆU QUẢ


 Báo chí nước ngoài là một trong những nguồn tri thức mà chúng ta nên khai thác. Với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại thì việc tiếp xúc với những trang báo tiếng Anh là một điều vô cùng dễ dàng và bạn hoàn toàn có thể vừa mở mang kiến thức xã hội khắp nơi trên thế giới vừa mở rộng được vốn từ vựng tiếng Anh của mình.


 1. Đọc báo song ngữ có tác dụng gì cho vốn ngoại ngữ của bạn ?

 Đọc báo song ngữ có tác dụng gì cho vốn ngoại ngữ của bạn ?


 - Đối với những người hay đọc báo thì có một điều rõ ràng rằng họ sẽ có một nhãn quan tốt hơn về những vấn đề gặp phải bởi họ thường xuyên được bổ sung những kiến thức thực tế hàng ngày, họ nắm rõ được mọi sự thay đổi đang xảy ra trên lĩnh vực mà họ quan tâm. Đây là một trong những lợi ích mà bạn có thể kể đến khi thường xuyên đọc báo.

- Với những trang báo tiếng Anh thì luôn dùng những từ ngữ mà mang tính phổ cập, thông dụng nhất với những người đang dùng ngôn ngữ đó, đây chính là lợi ích cho bạn trong việc học từ vựng mỗi ngày.

- Với những người đang có ý định đi du lịch hay học tập tại một đất nước nối tiếng ANh thì những trang báo của họ chính là nguồn thông tin thực tế nhất về đất nước con người hay môi trường ở đó, và bạn thì chắc chắn cần những thông tin này cho chuyến đi của mình.

- Không chỉ cung cấp những từ vựng mới, những trang báo này còn là nguồn từ vựng dồi dào dành cho bạn, nhất là những trang báo chuyên về một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ tìm thấy vô cùng nhiều những từ hay cụm từ chuyên ngành cần thiết cho nghiên cứu.

- Việc đọc bào nhiều không chỉ tác động đến nguồn từ vựng mà còn ảnh hưởng đến cả cách tư duy cách viết của bạn. Phần lớn bạn sẽ học hỏi được cách viết của người bản xứ, cả cách tư duy và đánh giá vẫn đề, điều này thì vô cùng tốt nếu bạn muốn tham gia các kì thi chứng chỉ mà có phần thi viết.

Việc đọc báo tiếng Anh thường xuyên thì chắc chắn rằng trình độ viết tiếng Anh của bạn, và cả vốn từ vựng. Cách hành văn của bạn nhờ đó cũng sẽ gần gũi và tự nhiên hơn với lối hành văn của người bản xứ. Lợi ích thì rất nhiều mà chúng ta có thể kể ra nhưng chỉ khi bạn biết cách đọc báo tiếng Anh đúng cách.


2. Làm thế nào để học tiếng Anh hiệu quả qua những bài báo ?


 Bạn có thể tham khảo những lưu ý dưới đây để tìm ra cho mình một lộ trình học tiếng Anh hiệu quả nhất qua những bài báo để không bị tốn thời gian mà không thu được hiệu quả, cũng như không bị nhàm chán sau một thời gian học tập.

Làm thế nào để học tiếng Anh hiệu quả qua những bài báo ?



Chúng ta cần đọc bao nhiêu bài báo tiếng Anh hàng ngày là đủ ? Tất nhiên, càng nhiều số bài viết được đọc thì bạn sẽ ghi nhận được nhiều kiến thức nhưng vẫn cần căn cứ vào khả năng hiện tại của bạn. Tùy vào trình độ cao thấp mà các bạn có thể tự định mức số bài cho mình và cả thể loại chủ đề. Những bạn có tiếng Anh ở mức trung bình thì sẽ chọn những mẩu tin ngắn trong ngày, những bạn có trình độ khá hơn có thể chọn những bài viết phân tích dài hơn , còn nếu tiếng Anh của bạn khá ổn thì việc đọc những bài báo có tính chuyên sâu hơn sẽ không phải là vấn đề khó.

 Đọc báo tiếng Anh không chỉ dừng lại ở vệc chúng ta ghi nhận được nội dung thông tin mà ó cung cấp. Để hiệu quả nhất, bạn vẫn nên lọc tìm những từ mới có trong những bài báo đó, không bắt buộc là tất cả nhưng hãy lựa chọn những từ có tính thông dụng trong môi trường của bạn hay chỉ đơn giản là ban thấy hay. Sau đó hãy ghi chép lại và nhớ là phải ghi lại cả cách dùng hay những lưu ý về nó mà bạn phát hiện ra đấy nhé.


 Kết hợp việc học với những thứ bạn yêu thích sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho khả năng tiếp thu của bạn. Bạn có thể chọn những trang báo hay tạp chí mà mình yêu thích để theo dõi thường xuyên, hoặc đọc báo của những quốc gia mà bạn yêu thích để tìm hiểu thêm, cũng có thể là tìm những bài báo của tác giả bạn yêu thích ... tất cả điều đó đều sẽ mang lại sự hứng thú tìm hiểu báo chí tiếng Anh của bạn.

Xem thêm bài viết :

 Học tiếng Anh giao tiếp hay học để thi các chứng chỉ nước ngoài thì đây cũng là một phương pháp mà rất hữu ích bởi nó có giá trị cao về mặt tư duy cũng như ngôn từ cho người học.Hi vọng với gợi ý này thì các bạn sẽ nhanh chóng đạt được hiệu quả cao trong học tập.




Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Cách sử dụng Used to

Tìm hiểu về cách sử dụng Used to để nói về một thói quen trong quá khứ và cách mẫu câu thường gặp dùng để chỉ 1 hành động, 1 thói quen xảy ra trong quá khứ.

Cách sử dụng Used to để nói về một thói quen trong quá khứ

Khi nói về những thói quen trong hiện tại, bạn có thể dùng các trạng từ tần suất như sometimes, often, usually….Thế còn những thói quen trong quá khứ thì sao? Sử dụng “Used to” để nói về thói quen trong quá khứ rất đơn giản: không cần chú ý chia động từ, chỉ cần nhớ cấu trúc.
Câu khẳng định: Chủ ngữ + used to + động từ nguyên mẫu
Vậy làm sao để có thể phân biệt cách dùng used to trong tiếng Anh? Trường hợp nào bạn có thể dùng “used to” và khi nào sử dụng các thì quá khứ khác?  “Used to” có thể được dùng trong 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nói về những thói quen trong quá khứ nhưng đã thôi diễn ra ở hiện tại.
  • Eg: He used to live in the States for 3 years. (Anh ta từng sống ở Mỹ 3 năm).
Trường hợp 2: Nói về những sự việc đúng với quá khứ nhưng không còn đúng trong hiện tại.
  • Eg: This used to be a big shopping mall. (Nơi đây từng là một trung tâm mua sắm lớn).

Như vậy, ở cả 2 trường hợp trên, hành động hoặc sự việc trong câu đều đã kết thúc ở hiện tại! Đây chính là điểm khác biệt giữa “Used to” với Simple Past Tense (xảy ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ) và Present Perfect Tense (xảy ra trong quá khứ và kéo dài đến hiện tại). Vì thế, “Used to” thường được dùng để nhấn mạnh sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại.
Câu phủ định và câu hỏi: Vì “Used to” được sử dụng trong các câu nói về quá khứ, nên các quy tắc đặt câu hỏi và câu phủ định với “Used to” cũng phải tuân theo Past Simple Tense.
Câu phủ định: Chủ ngữ + didn’t + use to + động từ nguyên mẫu
  • Eg: She didn’t used to be so mean. (Hồi đó cô ta không có tính xấu vậy đâu).
Câu hỏi: Didn’t + chủ ngữ + use to + động từ nguyên mẫu?
  • Eg: Did he use to live here? (Anh ta đã từng sống ở đây phải không?)
Câu bị động với “Used to”: Chủ ngữ + used to + be + quá khứ phân từ
  • Eg: The bills used to be paid by An. (Hóa đơn thường do An thanh toán.)

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng "used to" trong tiếng Anh

1. Dùng sai “used to” ở thì hiện tại (?)

Với hiện tại, bạn cũng có thể dùng từ “used to” nhưng theo một quy tắc khác.
VD: [Sai] I use to go swimming.
[Đúng] I usually go swimming.

2. Dùng sai “used to” ở thể bị động (?)

Thể bị động của “used to” là “used to be + V3” nhé!
VD:
[Sai] The cat was used to feed by Minh.
[Đúng] The cat used to be fed by Minh.

3. Dùng sai “used to” ở thể phủ định (?)

Bạn nhớ bỏ chữ “d” khi dùng “used to” ở thể bị động nhé.
VD: [Sai] I didn’t used to be afraid of rats.
[Đúng] I didn’t use to be afraid of rats.


Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp dùng để chỉ thói quen:

1. I spend a lot of time on (+ Danh từ / V-ing) : Tôi dành rất nhiều thời gian vào việc…)

2. I (often) tend to...( + to V) : Tôi thường có xu hướng làm việc gì đó…)

3. You'll always find me + V-ing : Bạn sẽ thường xuyên tìm thấy tôi đang làm gì đó...)

4. (V-ing) is a big part of my life : Làm gì đó chiếm một phần lớn trong cuộc sống của tôi)
  • Cấu trúc 5 và 6 ám chỉ rằng mình rất thích làm việc đó và cố gắng làm việc đó thật nhiều
5. I always make a point of (+ Danh từ/V-ing) : Tôi luôn cho rằng làm gì đó là một việc rất quan trọng

6. Whenever I get the chance, I...(+Clause) : Bất cứ khi nào có cơ hội, tôi lại làm việc gì đó
  • Cấu trúc 7 đôi khi dùng để nói về một thói quen xấu
7. I have a habit of..(+Danh từ/V-ing) : Tôi có thói quen làm việc gì đó
  • Cấu trúc 8 và 10 , người nói biết đấy là một thói quen xấu nhưng vẫn không bỏ được thói quen đấy.
8. I can't (seem to) stop...(V-ing): Có vẻ như tôi không thể dừng làm việc gì đó

9. I always...( + V-inf) : Tôi thường xuyên làm gì đó

10. I can't help...(+V-ing): Tôi không thể dừng làm gì đó