Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Bảy nguyên tắc giúp bạn học tiếng anh nhanh và hiệu quả


Nguyên tắc học tiếng Anh giao tiếp hay bất kì ngoại ngữ nào cần biết


Hãy tưởng tượng bạn nói tiếng Anh một cách tự nhiên... không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng một cách dễ dàng, và nhanh. Sau đây là chia sẻ 7 nguyên tắc học tiếng Anh của một chuyên gia dạy tiếng Anh trên trang web edufire và rất được nhiều người ủng hộ. Mục tiêu của bạn: Hãy tưởng tượng nói tiếng Anh một cách tự động... không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng bạn một cách dễ dàng, và nhanh.

Bạn hiểu ngay lập tức.

Để làm được điều này, bạn phải thay đổi ngay cách bạn học tiếng Anh. Việc đầu tiên là bạn phải dừng ngay lại việc học các từ tiếng Anh? Cái gì?
Dừng ngay lại việc học các từ Tiếng Anh. Đúng thế, đừng ghi nhớ các từ. Người bản ngữ không học tiếng Anh bằng cách nhớ các từ riêng biệt. Người bản ngữ học cách nói cả Nhóm từ. Nhóm từ là một số các từ được đi với nhau một cách tự nhiên.

Học nhanh lên gấp 4 lần.

Nghiên cứu của Tiến sỹ Dr. James Asher chứng minh rằng học bằng các nhóm từ, cả câu sẽ làm việc học nhanh hơn gấp 4-5 lần các từ riêng biệt. Nhanh hơn gấp 4-5 lần. Hơn nữa, học sinh sinh viên học các câu có Ngữ pháp tốt hơn.

Sau đây là 1 số nguyên tắc cho các bạn học tiếng anh giao tiếp:

Nguyên tắc số 1: Luôn học và xem lại các nhóm từ, các cấu trúc câu, không phải các từ riêng biệt.
  • Khi bạn tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết cái câu có từ đó ở trong. Khi bạn ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt.
  • Hãy sưu tập các nhóm từ.
  • Tiếng Anh nói và ngữ pháp của bạn sẽ tốt lên nhanh gấp 4-5 lần. Bao giờ cũng nên viết cả một câu trọn vẹn.
  • Luôn luôn học đủ câu.
  • Hãy làm một cuốn vở sưu tập nhóm từ, cả câu.
  • Sưu tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Không bao giờ chỉ viết các từ riêng biệt, bao giờ cũng viết đủ nhóm từ và câu. Luôn luôn ôn lại các nhóm từ và câu.

Nguyên tắc thứ 2: Không học ngữ pháp

  • Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải NGHĨ VỀ TIẾNG ANH, nhưng bạn muốn nói Tiếng Anh một cách tự nhiên - không phải NGHĨ. ==> Các bài viết về ngữ pháp tiếng anh
  • Với hệ thống này, bạn có thể học Tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp.Tiếng Anh nói của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ thành công. Bạn nói tiếng Anh một cách TỰ NHIÊN.
  • Vì thế Nguyên tắc thứ 2 là: Không học ngữ pháp.


Nguyên tắc thứ 3: Nguyên tắc quan trọng nhất - Nghe trước.

  • Nghe, nghe, nghe. Bạn cần phải nghe một thứ tiếng Anh có thể hiểu được. Bạn phải nghe tiếng Anh hàng ngày. Đừng đọc sách giáo khoa. Hãy nghe tiếng Anh. Điều này thật đơn giản. Đây là chìa khóa đến thành công trong học Tiếng Anh của bạn, Bắt đầu Nghe hàng ngày.
  • Học với Tai của bạn, Không phải Mắt của bạn.
  • Tại hầu hết các trường, bạn học tiếng Anh với Mắt của bạn. Bạn đọc sách giáo khoa. Bạn học các nguyên tắc ngữ pháp..
  • Nhưng bây giờ bạn phải học tiếng Anh với Tai của bạn, không phải Mắt của bạn. Bạn nên nghe 1-3 tiếng mỗi ngày. Dành hầu hết thời gian của bạn để Nghe – đó là chìa khóa cho việc nói tốt tiếng Anh. ==> 


Nguyên tắc thứ 4: Học chậm, học sâu là tốt nhất.

  • Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất. Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói tiếng Anh một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.
  • Học chuyên sâu thế nào? Rất dễ - chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn có những cuốn sách nghe (Đĩa chuyện), hãy lắng nghe chương Một 30 lần trước khi nghe Chương Hai. Bạn có thể nghe Chương Một 3 lần mỗi ngày, trong vòng 10 ngày.

Học ngữ pháp một cách chuyên sâu.

Thế ngữ pháp thì sao? Bạn học chuyên sâu thế nào mà không cần học các nguyên tắc ngữ pháp? Tôi sẽ nói với bạn cách học ngữ pháp một cách tự nhiên. Hãy sử dụng phương pháp sau và ngữ pháp sẽ tiến bộ một cách tự động. Bạn sử dụng các cách sử dụng các thì động từ một cách tự động. Bạn không phải nghĩ. Bạn không phải thử.

Nguyên tắc thứ 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn

Chúng tôi gọi các câu chuyện này là “Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau”. Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng Ngữ pháp tiếng Anh một cách tự động. Bạn phải học Ngữ pháp bằng cách nghe tiếng Anh thực thụ. Cách tốt nhất là nghe các câu chuyện được kể qua “thì” thời gian khác nhau: Quá khứ, Hoàn thành, Hiện Tại, Tương lai.
Bạn làm thế nào? Đơn giản! Tìm một câu chuyện hay một mẩu báo với thì hiện tại. Sau đó nhờ một giáo viên/gia sư Người bản ngữ viết lại với Thì quá khứ, Hoàn thành, và Tương lai. Sau đó, hãy nhờ họ đọc và ghi lại các câu chuyện đó cho bạn.

Sau đó bạn có thể nghe các câu chuyện này với nhiều kiểu ngữ pháp. Bạn không cần phải biết các nguyên tắc ngữ pháp. Chỉ cần Nghe các câu chuyện từ các quan điểm khác nhau và Ngữ pháp của bạn sẽ tự động tốt lên.Bạn sẽ sử dụng Ngữ pháp đúng một cách tự nhiên và tự động.
Đấy là bí mật để học Ngữ pháp tiếng Anh. 

Tôi muốn bạn suy nghĩ về một điều này: Tại sao bạn học tiếng Anh 4 năm rồi mà bạn vẫn thấy khó khăn để hiểu người bản ngữ?

Không có vấn đề gì sai với bạn cả. Vấn đề nằm ở trong trường học bạn học tiếng Anh và các sách giáo khoa của bạn. Sách giáo khoa tiếng Anh và các đĩa CD của sách giáo khoa rất không tốt. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh giao tiếp thực thụ. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh tự nhiên, thứ tiếng Anh được sử dụng trong các cuộc nói chuyện thông thường.

Bạn học tiếng Anh của Sách giáo khoa.

Làm sao để hiểu người bản ngữ?  Bạn phải học cái thứ tiếng Anh hội thoại tự nhiên. Để học thứ tiếng Anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội thoại thực thụ bằng tiếng Anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải lắng nghe người bản ngữ nói thứ tiếng Anh thực thụ. Bạn phải học tiếng Anh hội thoại thực thụ.
Bạn học tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh, phim ảnh, các chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng tiếng Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ. 

Nguyên tắc thứ 6: Chỉ sử dụng tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ

Bạn có thể học tiếng Anh hội thoại tự nhiên nếu bạn muốn hiểu người bản ngữ và nói một cách dễ dàng. Sử dụng hội thoại thật, báo, tạp chí thật, chương trình TV, phim, radio và các sách nghe.
Hãy tìm các nguồn hội thoại tiếng Anh thực thụ. Đọc và Nghe hàng ngày.

Nguyên tắc thứ 7: Đây là nguyên tắc cuối cùng, và là nguyên tắc dễ nhất: Nghe và Trả lời, không phải Nghe và Nhắc lại.

  • Hãy sử dụng các Bài học có câu chuyện Nghe và Trả lời.
  • Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe các câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. tiếng Anh của bạn sẽ trở nên tự động.
  • Bạn sử dụng các câu chuyện Nghe và Trả lời thế nào? Rất dễ! Hãy tìm một người giáo viên/gia sư bản ngữ. Yêu cầu họ sử dụng phương pháp này: Yêu cầu họ kể câi chuyện, và hỏi các câu hỏi về câu chuyện này. Điều này sẽ giúp bạn Suy nghĩ nhanh bằng tiếng Anh!.
  • Nếu bạn không có giáo viên/gia sư bản ngữ, hãy sử dụng bạn của bạn, bố mẹ bạn...

Quy tắc nhấn trọng âm

Trọng âm trong tiếng Anh là đặc biệt quan trọng, vì việc dùng đúng trọng âm là điều kiện tiên quyết để giao tiếp thành công bằng tiếng Anh. Ngoài ra, đối với các bạn học sinh, việc nắm vững các quy luật nhấn trọng âm trong tiếng Anh

Trọng âm trong tiếng anh là gì?

Trọng âm của một từ chính là chìa khóa diệu kỳ để hiểu và giao tiếp thành công tiếng Anh. Người bản ngữ sử dụng trọng âm rất tự nhiên, trong khi đó người học rất lúng túng, khó khăn khi giao tiếp một phần do chưa biết cách sử dụng trọng âm đúng cách. Không phải ngôn ngữ nào cũng có trọng âm ví dụ: tiếng Nhật, tiếng Pháp hay tiếng Việt. Đối với tiếng Anh, trọng âm của từ không phải là lựa chọn ngẫu nhiên. Điều đó có nghĩa là bạn không thể nhấn trọng âm vào chỗ nào bạn thích hoặc không thích. Người bản xứ sử dụng trọng âm của từ để giao tiếp một cách thuần nhuyễn và chính xác thậm chí cả trong tình huống hội thoại khó. Ví dụ bạn không nghe rõ một từ nào đó nhưng bạn vẫn có thể hiểu được là nhờ trọng âm của từ.

Tầm quan trọng của việc nhấn trọng âm chuẩn trong tiếng anh

Trọng âm trong tiếng Anh là đặc biệt quan trọng, vì việc dùng đúng trọng âm là điều kiện tiên quyết để giao tiếp thành công bằng tiếng Anh. Trọng âm trong tiếng Anh là đặc biệt quan trọng, vì việc dùng đúng trọng âm là điều kiện tiên quyết để giao tiếp thành công bằng tiếng Anh. Ngoài ra, đối với các bạn học sinh, việc nắm vững các quy luật nhấn trọng âm trong tiếng Anh càng quan trọng hơn khi tỉ lệ xuất hiện của bài trọng âm trong đề thi đại học lên đến 100%!
 

Dấu hiệu nhận biết từ nhấn trọng âm

1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất: Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ:
  • Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, TAble
  • Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy
  • Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: ENter, TRAvel, Open...
  • Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu. Ví dụ: FOllow, BOrrow...
  • Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm. Ví dụ: PAradise, EXercise
    2) Trọng âm vào âm tiết thứ hai
    • Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN
    • Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm. Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...
    • Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm. Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...
    3) Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên: Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên. Ví dụ:
    • Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic...
    • Những từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion...
    • Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
    4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên
    • Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên: Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy
    • Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên. Ví dụ: CRItical, geoLOgical
    5) Từ ghép (từ có 2 phần)
    • Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse...
    • Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned...
    • Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to OVERcome, to overFLOW...
    Bạn có thể tham khảo rõ hơn qua các kênh luyện nghe tiếng Anh online, hoặc các giáo viên tại trung tâm học tiếng Anh giao tiếp sẽ giúp đỡ bạn, nghe tiếng Anh nhiều hơn để nhận ra trọng âm dễ dàng!

    Quy tắc nhấn trọng âm tiếng anh

    Trọng âm trong tiếng Anh có khá nhiều quy tắc, chính vì vậy một số bạn lo ngại là sẽ không thể nhớ hết được. Tuy nhiên các bạn cũng đừng lo lắng quá bởi các quy tắc này cũng không quá khó nhớ, và thay vì nhớ quy tắc, chúng ta sẽ học cách nhớ ví dụ của các quy tắc này. Từ những ví dụ này, chúng ta dễ dàng suy ra công thức và áp dụng cho các từ khác, kể cả các từ chưa bao giờ gặp.
    Tất nhiên chúng ta cũng cần nhớ thêm một số từ đặc biệt (exceptional) vì đi thi những từ này hay được hỏi lắm. Nhưng để biết những từ nào là đặc biệt, chúng từ phải biết những từ nào tuân theo quy tắc trước đã các bạn nhé. Sau đây là các quy luật cơ bản về trọng âm.
    • Một từ chỉ có một trọng âm chính.
    • Chúng ta chỉ nhấn trọng tâm ở nguyên âm, không nhấn trọng âm ở phụ âm.
    • Danh từ và tính từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ nhất. Ví dụ: PREsent, Table, CLEver
    • Động từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ hai. Ví dụ: to preSENT, to deCIDE. Nếu danh từ và động từ có cùng dạng thì ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất khi nó là danh từ, nhấn trọng âm ở âm tiết thứ hai khi nó là động từ.
    • Từ tận cùng là –ic, -ion, -tion, ta nhấn trọng âm ở nguyên âm ngay trước nó. Ví dụ: teleVIsion, geoGRAphic, chaOti
    • Từ có tận cùng là : -cy, -ty, -phy, -gy, -al, ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ 3 từ cuối lên. Ví dụ: deMOcracy, phoTOgraphy, geOlogy, CRItical
    • Các từ ghép có quy tắc trọng âm như sau
    Danh từ ghép, trọng âm ở từ thứ nhất :BLACKbird, GREENhouse
    Tính từ ghép, trọng âm ở từ thứ hai:bad-TEMpered, old-FASHioned
    Động từ ghép trọng âm ở từ thứ hai:to underSTAND, to overFLOW

    Lưu ý:
    • Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.
    • Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
      Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine
    • Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).
    Tóm tắt các quy tắc ghi nhớ trọng âm trong tiếng anh (Rules of Word Stress in English). Có hai quy tắc cơ bản sau
    1. Một từ có một trọng âm. ( Một từ không thể có hai trọng âm, nên nếu bạn nghe thấy hai trọng âm thì đó chắc chắn là hai từ).
    2. Trọng âm của từ luôn rơi vào nguyên âm chứ không phải phụ âm.
    Ngoài ra còn có thêm một số quy tắc sau ( Xin lưu ý là quy tắc không đúng cho tất cả các trường hợp vì vẫn có ngoại lệ).
    1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
    Quy tắc
    Ví dụ
    Với hầu hết các danh từ có hai âm tiết
    PRESent, EXport, CHIna, TAble
    Với hầu hết các tình từ có hai âm tiết
    PRESent, SLENder, CLEVer, HAPpy
    2) Trọng âm rơi vào âm cuối
    Quy tắc
    Ví dụ
    Với hầu hết các động từ có hai âm tiết
    to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN
    3) Trọng âm rơi vào âm áp chót (Là âm thứ hai trở đi)
    Quy tắc
    Ví dụ
    Với các từ kết thúc là : -ic
    GRAPHic, scienTIfic
    Với các từ kết thúc là : -sion và -tion
    teleVIsion, reveLAtion
    4) Trọng âm rơi vào âm tiền giáp cuối (Là âm thứ ba từ cuối lên)
    Quy tắc
    Ví dụ
    Với các từ kết thúc là : -cy, -ty, -phyand -gy
    deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy
    Với các từ kết thúc là : - al
    CRItical, geoLOGical
    5) Với các từ ghép
    Quy tắc
    Ví dụ
    Với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào phần đầu tiên của từ.
    BLACKbird, GREENhouse
    Với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào phần thứ hai của từ.
    bad-TEMpered, old-FASHioned
    Với các động từ ghép, trọng âm rơi vào phần thứ hai của từ.
    to overFLOW, to underSTATE

    Để học tốt tiếng Anh

    Lâu nay, học sinh, sinh viên, nhân viên học Anh văn hết lớp này đến lớp khác, cấp độ luyện đến nỗi … không biết nói chuyện, giao tiếp sao với người nước ngoài. Vướng mắc đó nằm ngay trong khâu phát âm. Tuy vậy, các bạn không phải lo lắng. 

    Thường, ai cũng muốn học Tiếng anh cho tốt đề có công việc lương cao, có thể đi du lịch và ổn định… Tuy vậy, học Tiếng Anh không phải dễ, nhất là những người chưa biết phương pháp học.

    Lâu nay, các trường học hay chú trọng dạy học sinh, sinh viên về ngữ pháp tiếng Anh. Bởi các bài tập, bài thi thường nặng về ngữ pháp và giáo viên, học sinh học ngữ pháp để… đối phó. Adam Green, người Australia sang Tp. HCM làm tình nguyện cho các Hội thảo dạy tiếng Anh gia tốc. Khi chia sẻ anh văn với các học viên, anh thấy học sinh làm ngữ pháp rất giỏi và nhanh. Tuy nhiên, anh cũng rất buồn vì các bạn … học mà không nói được. “Các bạn làm cấu trúc câu, chia động từ, kết hợp thành phần câu đầy đủ, nhưng nói, nghe thì tệ quá. Trong giao tiếp, người ta thường nói bất kể văn phạm. Miễn mọi người trong cuộc chuyện hiểu là được. Khi người ta nói ra, mà mình còn tưởng tượng ghép Chủ ngữ, Động từ, Tân ngữ thì hỏng bét. Nếu cứ chăm chăm học ngữ pháp, mọi người càng khó học tiếng anh hơn mà thôi.”

    Nhiều người còn chú trọng học từ mới. Nhưng từ mới chưa hẳn đã là giải pháp tối ưu. Khi gặp những từ giống nhau như: Yet – Jet, Eyes – Ice, Of – Off, Wish – Which… mọi người chưa biết phân biệt và đọc thế nào cho đúng. Đừng nói đến chuyện khi nghe người khác nói làm sao để phân biệt và hiểu cho đúng. Một số từ đơn giản đã thấy rắc rối, mỗi ngày học sinh học hàng chục, hàng trăm từ mới thì xử lý thế nào?

    Phát âm ở trường học lâu nay cũng có vấn đề. Nhiều học sinh khi gặp từ mới không biết đọc thế nào. Thường giáo viên phải ghi phiên âm quốc tế rồi đọc mẫu cho học sinh. Khi học sinh về, cách đọc cũng rơi rụng dần. Lại thêm mỗi thầy cô, mỗi vùng có cách đọc từ khác nhau thì càng lẫn lộn hơn. Và khi gặp những từ mới, người ta hay đọc theo quán tính hay theo kiểu đọc Tiếng Việt. Có nhiều thầy cô, thậm chí cả một số quyển sách dạy Anh văn cấp tốc còn có cách dịch phiêm âm kiểu Tiếng Việt. Như từ: House – Hau-xơ, Business – Bi-zì-nít, watch – oắt-chơ… Và đa số là sai cách thức phát âm chuẩn. “Không biết cách dạy và học sẽ vô cùng nguy hiểm. Đó là những minh chứng cho việc rất nhiều học sinh, sinh viên học ngoại ngữ hết ngày này qua tháng khác, sưu tập rất nhiều bằng cấp nhưng khi ứng dụng thì không nói đúng, không nghe được, nhất là khi nói chuyện với người nước ngoài hay làm việc ở môi trường quốc tế”. Adam Green cho biết.

    Học luyện phát âm đúng là học được tất cả, nghe tiếng Anh chuẩn hơn và luyện nói tiếng Anh dễ hơn!

    Trong Tiếng Anh, cấu âm vô cùng quan trọng. Cách đọc, cách đặt dấu trọng âm, tạo âm gió có tạo nên ý nghĩa câu, từ như cách nói theo thanh dấu của Tiếng Việt. Nếu mình nói sai cũng lẫn lộn như việc nói tiếng Việt mà dùng thanh dấu lung tung. Vì vậy, yêu cầu quan trọng của học Tiếng anh là phải nghe đúng mới dẫn đến nói đúng và học đúng. Lâu nay, chúng ta đang đi ngược với một quy trình ngoại ngữ.

    Phiên âm nó rất rất quan trọng bởi vì cái cách để bạn đọc một từ là bạn đọc cái phần phiên âm chứ không phải nhìn từ mà đoán đọc. Nếu bạn biết cách phát âm, mọi công đoạn nghe, nói, học từ mới sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trong Tiếng anh, cái khó nhất là những phần nối từ, biến từ và nuốt một số thành phần câu khi giao tiếp. Điều này làm cho những người Việt không biết đâu mà lần. Nhưng tất cả đều có quy tắc của nó. Nắm được những quy tắc này, sẽ hiểu cách học từ, ghép câu và nghe nói tốt.

    Đặc biệt, chúng ta đã biết cách Nghe - Nói chuẩn ngay từ đầu có thể tự học từ vựng, tự học cách nói. Khi không cần phải một ai chỉ cho chúng ta cách đọc từ như thế nào nữa. Điều này không chỉ giúp chúng ta hoàn toàn tự chủ trong cách học tiếng anh của mình mà còn giảm chi phí, thời gian và công sức cho việc học ngôn ngữ này.

    “Hiện nay, phương tiện tự học trên Internet rất nhiều. Nếu biết cách học phát âm rồi, các bạn có thể hoàn toàn tự học trên các website. Không có gì tốt và hiểu sâu hơn tự học. Các bạn sẽ giảm chi phí đi học ở các trung tâm ngoại ngữ, không phải chịu cảnh mệt mỏi đi học anh văn mỗi buổi tối hay những ngày cuối tuần.” Adam Green chia sẻ.

    Học luyện phát âm là vô cùng quan trọng và nó là chìa khóa để học tốt tất cả các phần khác của ngoại ngữ và tự học. Điều vô cũng thú vị là các bạn có thể học và nắm bắt được tất cả các phương pháp học luyện phát âm chỉ trong vòng hai ngày.

    Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

    Từ vựng tiếng Anh về Tết Nguyên Đán

    * Crucial moments (Những thời khắc quan trọng)
    Lunar New Year = Tết Nguyên Đán.
    Lunar / lunisolar calendar = Lịch Âm lịch.
    Before New Year’s Eve = Tất Niên.
    New Year’s Eve = Giao Thừa.
    The New Year = Tân Niên.
    * Typical symbols (Các biểu tượng tiêu biểu)
    Flowers (Các loại hoa/ cây)
    Peach blossom = Hoa đào.
    Apricot blossom = Hoa mai.
    Kumquat tree = Cây quất.
    Chrysanthemum = Cúc đại đóa.
    Marigold = Cúc vạn thọ.
    Paperwhite = Hoa thủy tiên.
    Orchid = Hoa lan.
    The New Year tree = Cây nêu.
    *Foods (Các loại thực phẩm)
    Chung Cake / Square glutinous rice cake = Bánh Chưng.
    Sticky rice = Gạo nếp.
    Jellied meat = Thịt đông.
    Pig trotters = Chân giò.
    Dried bamboo shoots = Măng khô.
    (“pig trotters stewed with dried bamboo shoots” = Món “canh măng hầm chân giò” ngon tuyệt).
    Lean pork paste = Giò lụa.
    Pickled onion = Dưa hành.
    Pickled small leeks = Củ kiệu.
    Roasted watermelon seeds = Hạt dưa.
    Dried candied fruits = Mứt.
    Mung beans = Hạt đậu xanh
    Fatty pork = Mỡ lợn
    Water melon = Dưa hấu
    Coconut = Dừa
    Pawpaw (papaya) = Đu đủ
    Mango = Xoài
    *Others
    Spring festival = Hội xuân.
    Family reunion = Cuộc đoàn tụ gia đình.
    Five – fruit tray = Mâm ngũ quả.
    Banquet = bữa tiệc/ cỗ (“Tet banquet” – 2 từ này hay đi cùng với nhau nhé)
    Parallel = Câu đối.
    Ritual = Lễ nghi.
    Dragon dancers = Múa lân.
    Calligraphy pictures = Thư pháp.
    Incense = Hương trầm.
    Altar: bàn thờ
    Worship the ancestors = Thờ cúng tổ tiên.
    Superstitious: mê tín
    Taboo: điều cấm kỵ
    The kitchen god: Táo quân
    Fireworks = Pháo hoa.
    Firecrackers = Pháo (Pháo truyền thống, đốt nổ bùm bùm ý).
    First caller = Người xông đất.
    To first foot = Xông đất
    Lucky money = Tiền lì xì.
    Red envelop = Bao lì xì
    Altar = Bàn thờ.
    Decorate the house = Trang trí nhà cửa.
    Expel evil = xua đuổi tà ma (cái này là công dụng của The New Year Tree).
    Health, Happiness, Luck & Prosperity = “Khỏe mạnh, Hạnh phúc, May mắn, & Thịnh vượng” là những từ không thể thiếu trong mỗi câu chúc Tết.
    Go to pagoda to pray for = Đi chùa để cầu ..
    Go to flower market = Đi chợ hoa
    Visit relatives and friends = Thăm bà con bạn bè
    Exchange New year’s wishes = Thúc Tết nhau
    Dress up = Ăn diện
    Play cards = Đánh bài
    Sweep the floor = Quét nhà
    bạn có thể tìm thấy tài liệu luyện thi toeicđề thi thử toeic, và thi thử toeic online miễn phí trên mạng internet nhé!

    Đại từ phản thân trong Tiếng anh

    I. Định nghĩa
    Đại từ phản thân (Reflexive pronouns). Nó xuất phát từ động từ reflex có nghĩa là phản chiếu. Khi chúng ta nhìn vào gương hay nhìn xuống nước, ta sẽ thấy bóng của mình phản chiếu lại. Loại đại từ này phản chiếu lại chính chủ từ của câu. Chúng ta đã học các loại đại từ nhân xưng (đứng làm chủ từ và túc từ), đại từ sở hữu và tính từ sở hữu, cách viết đại từ phản thân kết hợp các loại đó.
    II. Cách sử dụng
    1. Sử dụng đại từ phản thân như một đối tượng trực tiếp (khi chủ ngữ chính là chủ thể hành động):
    Ví dụ:
    I am teaching myself to play the flute. (Tôi đang tự học thổi sáo)
    Be careful! You might hurt yourselfwith that knife. (Cẩn thận cái dao đấy! Bạn có thể tự làm đau mình)
    – Một vài động từ sẽ thay đổi nghĩa một chút khi đi cùng đại từ phản thân:
    Ví dụ:
    Would you like to help yourself to another drink? = Would you like to take another drink.
    – Không sử dụng đại từ phản thân sau các động từ miêu tả những việc mà con người thường làm cho bản thân họ, ví dụ: wash (giặt giũ), shave (cạo râu), dress (mặc quần áo)…
    2. Sử dụng đại từ phản thân như một đối tượng của giới từ (đứng sau giới từ) khi đối tượng này liên quan đến chủ thể của mệnh đề)
    Ví dụ:
    I had to cook for myself. (Tôi phải tự nấu ăn cho chính mình)
    We was feeling very sorry for ourselves. (Chúng tôi cảm thấy rất tiếc nuối cho chính chúng tôi)
    Chúng ta sử dụng personal pronouns (đại từ nhân xưng), chứ không dùng reflexive pronouns, sau giới từ chỉ vị trí và sau “with” khi mang ý nghĩa ‘cùng đồng hành, sát cánh’
    Ví dụ:
    He had a suitcase beside him. (Anh ấy để hành lý ngay bên cạnh mình)
    She had a few friends with her. (Cô ấy có một vài người bạn cùng sát cánh)
    3. Kết hợp với giới từ “by” khi chúng ta muốn nhấn mạnh rằng một người đang đơn độc một mình mà không có ai giúp đỡ
    Ví dụ:
    He lived by himself in an enormous house. (Anh ấy sống đơn độc trong một ngôi nhà lớn)
    She walked home by herself. (Cô ấy đi về nhà một mình)
    The children got dressed by themselves. (Lũ trẻ phải tự mặc quần áo)
    4. Dùng để nhấn mạnh vào bản chất của một người/ một vật mà chúng ta đang đề cập đến, đặc biệt khi chúng ta nói đến một người nổi tiếng
    Ví dụ:
    My country itself is quite a small town. (Bản thân quê tôi là một thị trấn nhỏ)
    McCartney himself is an immortal. (Bản thân McCarney là một huyền thoại)
    5. Chúng ta thường đặt đại từ phản thân ở cuối câu để nhấn mạnh chủ thể hành động
    Ví dụ:
    I painted the house myself. (Chính tôi tự sơn nhà)
    She washed her car herself. (Chính cô ấy tự rửa xe của mình)
    bạn có thể tìm thấy tài liệu luyện thi toeicđề thi thử toeic, và thi thử toeic online miễn phí trên mạng internet nhé!

    Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

    Một số cụm từ với CAN’T

    Can’t Stand / Can’t Bear / Can’t Help: Không thể chịu đựng nổi, không nhịn được

    *I can’t stand and I can’t bear mean I strongly dislike or I hate.
    *I can’t help means I can’t avoid something.
    Let’s see examples :
    1) You know Samira can’t help writing with his left hand. Why do you blame her ? (Jamila can’t avoid writing …)
    Bạn biết Samira không nhịn được viết bằng tay trái. Tại sao bạn cứ đổ lỗi cho cô bé?
    2) I can’t bear people who think they are superior to others. (I hate people who think ….)
    Tôi không chịu nổi những người luôn tự cho mình cao hơn người khác.
    3) I knew I had to stop crying, but I couldn’t help it. (I couldn’t avoid it)
    Em biết em phải ngừng khóc, nhưng em không thể chịu được
    4) – Salma : “Let’s go and see Rocky III”
    – Emma : Oh no! you know how I can’t stand violent movies. ( I hate violent movies)
    Đến đây xem Rocky III này – Ồ không! Cậu biết tớ không thể chịu nổi phim bạo lực thế nào mà.
    bạn có thể luyện toeic bằng cách luyện thi toeic tại nhà hoặc đến trung tâm luyện thi toeic.

    Thành ngữ tiếng Anh về loài chó – Idioms about dogs

    be raining cats and dogs
    (informal) to be raining heavily
    mưa thối đất, thối cát
    a dog and pony show
    (informal, disapproving) an event that is planned only in order to impress people so that they will support or buy something
    một sự kiện được lên kế hoạch để gấy ấn tượng với mọi người nhằm tranh thủ sự ủng hộ của họ hoặc khiến họ phải mua thứ gì đó
    Ex: a dog and pony show to sell the idea to investors (một màn diễn nhằm phô trương ý tưởng đến các nhà đầu tư)
    (a case of) dog eat dog
    a situation in business, politics, etc. where there is a lot of competition and people are willing to harm each other in order to succeed
    một tình huống trong thương trường, chính trường, v.v mà tại đó người ta cạnh tranh khốc liệt và sẵn sàng hãm hại nhau để giành lợi ích.
    Ex: We’re operating in a dog-eat-dog world. (Chúng ta đang gầy dựng cơ nghiệp trong một thế giới khắc nghiệt)
    a dog in the manger
    a person who stops other people from enjoying what he or she cannot use or does not want
    ích kỷ, không muốn ai dùng đến cái gì mình không cần đến hoặc mình không thể có được
    a dog’s life
    an unhappy life, full of problems or unfair treatment
    một cuộc sống bất hạnh, cơ cực, thiệt thòi
    Ex: He led poor Amy a dog’s life. She was desperately lonely, poor dear. (Hắn khiến Amy phải sống một cuộc đời bất hạnh. Cô ấy chìm đắm trong nỗi cô đơn, tội nghiệp).
    every dog has his/its day
    (saying) everyone has good luck or success at some point in their life
    (tục ngữ) ai rồi cũng có lúc gặp vận may trong đời
    go to the dogs
    (informal) to get into a very bad state
    sa cơ lỡ vận
    Ex: This company’s gone to the dogs since the new management took over. (Công ty này sa sút kể từ khi ban quản lý mới nắm quyền).
    let sleeping dogs lie
    (saying) to avoid mentioning a subject or something that happened in the past, in order to avoid any problems or arguments
    (tục ngữ) tránh nói đến những chuyện không hay trong quá khứ, để khỏi gặp rắc rối hay tranh cãi
    help a lame dog over stile
    giúp đỡ ai trong cơn hoạn nạn
    love me, love my dog
    yêu ai yêu cả đường đi lối về
    not even a dog’s chance
    không có chút may mắn nào
    If you lie down with dogs, you’ll get up with fleas
    gần mực thì đen
    a dog’s breakfast/dinner
    tình trạng hỗn độn
    to be dresses like a dog’s dinner
    ăn mặc diêm dúa, loè loẹt
    (you can’t) teach an old dog new tricks
    (saying) (you cannot) successfully make people change their ideas, methods of work, etc., when they have had them for a long time
    (tục ngữ) (bạn không thể) khiến người khác thay đổi quan điểm, cách thức khi họ đã quen với cách cũ trong thời gian dài; tre già khó uốn
    (as) sick as a dog (informal): feeling very sick; vomit a lot
    bạn có thể luyện toeic bằng cách luyện thi toeic tại nhà hoặc đến trung tâm luyện thi toeic.