Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Bí kíp học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả


Học tiếng Anh giao tiếp cũng giống như một quá trình nhận thức vậy – tùy theo cách nhìn của bạn mà nó sẽ những dạng thức khác nhau! Nếu bạnghĩ nó là quả núi thì tất yếu, bạn sẽ rất ngại leo; nhưng nếu nghĩ nó là bậc thang – chỉ cần bước từng bước nhỏ, mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều. Hiện tại, trên Internet đã có cả trăm bí kíp học tiếng Anh, cái nào cũng hay, cũng thú vị. Nhưng vấn đề là ở chỗ có quá nhiều thứ cần phải học: từ nghe – nói cho tới đọc – viết. Nếu như một kĩ năng bạn chưa làm tốt, chưa chăm chút kĩ lưỡng thì làm sao bạn có thể thành thạo những kĩ năng khác?
 Tập trung và ưu tiên là chiến thắng: Mình biết rất nhiều bạn ngại học tiếng vì chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, tất cả những gì mình sắp truyền đạt tới các bạn dưới đây ngay cả 1 đứa trẻ con cũng làm được, thế nên tại sao bạn lại không? Nó thực sự rất dễ dàngchỉ qua mấy bước đơn giản mà không tốn nhiều công sức. Có thể, bạn sẽ lấy lí do là bạn “lười” – minh hiểu bởi thú thật, mình cũng là đứa rất rất lười học. Nhưng nhờ những bước đi này, giờ đây mình đã hoàn toàn tự tin với khả năng tiếng Anh của mình rồi!
Tất cả những gì mình muốn các bạn làm bây giờ là nghĩ thật đơn giản (nhưng phải đúng) và quyết tâm duy trì lối suy nghĩ đó trong vòng 2 tháng. Bạn nên nhớ rằng bạn đã bỏ cuộc rất nhiều lần rồi đó, nếu như bạn tiếp tục bỏ cuộc nữa thì tất yếu sẽ có lần thứ 3, thứ 4, …, thứ n. Với tinh thần như vậy, bạn sẽ khó có thể làm được gì đó to tát. Bởi cách bạn làm 1 việc là cách bạn làm các việc khác mà. Cố lên nhé! Chỉ cần có quyết tâm cái gì mà chả làm được! Trong cuộc sống này, người ta hơn kém nhau là ở hai chữ “cố gắng” đấy đó!

 BƯỚC 1: NGHĨ ĐÚNG VÀ LÀM ĐÚNG KẾT QUẢ NHƯ MỤC TIÊU ĐẶT RA

Đặt mục tiêu6 tháng phải nói được tiếng Anh thoải mái với Tây” và bạn phải dán vào chỗ nào đó nhìn thấy nhiều nhất trong ngày. Mỗi lần nhìn thấy là mỗi lần thôi thúc chúng ta phải học như 1 cam kết.  Thực tế cho thấy chỉ có 2 người đạt được mục tiêu khi mục tiêu đó không được viết ra và có tới 8 người đạt được mục tiêu nếu nó được viết ra đấy! Không dại gì mà không viết ra bạn nhé(tin mình đi mình là đứa cực lười viết nhưng vẫn phải làm, rất có hiệu nghiệm đấy!).
Nghĩ đúng: Luôn nghĩ mình có thể làm được, mình có thể nói được và mình sẽ hoàn toàn “làm chủ” tiếng Anh vào một ngày gần thôi. Tại sao như vậy? Bởi ai vậy cũng vậy thôi, chúng ta sẽ không bao giờ làm gì thật sự nghiêm túc và có trách nhiệm nếu cứ nghĩ rằng đó là không thể. Hãy nhớ là 1 hành động hời hợt không bao giờ dẫn tới kết quả tốt. Mình không tài năng hơn đầy người nhưng mình vẫn làm được nhiều thứ hơn rất rất nhiều người, đơn giản là trước mọi việcmình luôn tin là có thể làm được! Chỉ cần thế thôi.
Sức mạnh của sự tập trung và ưu tiênNếu bạn chăm chỉ cày mò đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết thì sau 2 – 3 năm, nhiều khả năng bạn sẽ thành thạo. Nhưng đối với một người thông minh, họ luôn biết rằng phải học nghe nói trước, sau đó mới là đọc và viết. Bởi lẽ, có nghe nói khắc tự đọc viết được thôi. Điều mình muốn nói là thay vì học 4 kỹ năng, bạn nên tập trung vào học nghe và nói trước  học như 1 đứa trẻ con vậy, bạn sẽ chỉ mất 6 tháng là thành thạo (nếu biết cách học). Tại sao trẻ con không biết chữ mà vẫn có thể nói được? Học mà không có sự tập trung và ưu tiên là cách hành động của số đông, mà số đông thì 97% không thể nói được tiếng Anh thành thạo. Muốn khác biệt, trước hết, phải nghĩ khác biệt và hành động thông minh đã!

 

BƯỚC 2: PHÁT ÂM CHUẨN LÀ QUAN TRỌNG NHẤT VÀ PHẢI HỌC ĐẦU TIÊN:

Mình tin rằng rất nhiều bạn đang rơi vào hoàn cảnh tương tự mình trước đây: học 7 năm tiếng Anh (từ lớp 6) nhưng bước vào ngưỡng cửa đại học, tất cả chỉ còn là con số 0. Nghe không hiểu, nói một câu cũng ngượng, từ vựng và ngữ pháp học trước quên sau. Tại sao lại như vậy? Tại sao khi nghe người nước ngoài nói khác xa với những gì mình được học, tại sao mình rất “shy khi phải nói ra? Mình chắc chắn nhiều bạn khi bắt đầu học tiếng Anh đều nghĩ tới học ngữ pháp, hoặc muốn học giao tiếp để có thể giao tiếp, nhưng kết quả lại là không dùng được ngữ pháp và cũng không thể giao tiếp được. Mất tiền và tốn thời gian, chán nản thất vọng để rồi bỏ cuộc. Có phải bạn cũng từng một lần như vậy? Tại sạo? Bạn có được thầy cô phát âm chuẩn dạy mình không? Bạn đã phát âm đúng chưa? Bạn đã học phát âm bài bản chưa?
Bạn có thể phát âm tiếng Anh “như nói tiếng Việt” mà sau 2 – 3 năm vẫn có thể thành thạo, nhưng nếu như bạn được hướng dẫn bài bản ngay từ đầu, chỉ sau 6 tháng là bạn đã có thể đạt được mục tiêu ấy. Biết cách phát âm chuẩn sẽ giúp bạn nghe tốt hơn, và cũng chẳng ngại nói ra. Có thể, nếu chăm chỉ, bạn sẽ đạt được mục tiêu ấy vào 1 ngày nào đó sớm hơn 6 tháng mà thậm chí bạn cũng không ngờ tới. Phát âm chuẩn không phải là năng khiếu mà phụ thuộc vào việc bạn có học bài bản, chịu khó học đều đặn hay không. Không có việc gì khó, chỉ sợ không biết làm thế nào thôi!

BƯỚC 3: KHÔNG HỌC CÁC QUY TẮC NGỮ PHÁP TIẾNG ANH THEO LỐI THÔNG THƯỜNG

Ngữ pháp là thứ “kill” khả  khả  năng giao tiếp của bạn. Nếu cứ để ngữ pháp quẩn quanh trong suy nghĩ của mình thì khi nói, lúc nào bạn cũng sẽ sợ sai, sợ sai là không dám nói, rồi cuối cùng thì không thể nói được. Một người nước ngoài họ thậm chí không biết hết các quy tắc ngữ pháp trong tiếng Anh nhưng họ vẫn có thể nói ra bất cứ điều gì. Ngữ pháp là quan trọng nhưng phải học theo cách thông minh và dùng được. Hãy học  theo kiểu living story”, học qua những câu chuyện trong cuộc sống, hay viết nhận ký bằng tiếng Anh chẳng hạn. Ngày hôm qua mình đã là gì? Gặp ai? Đi đâu?…. Tiếp cho ngày hôm nay và ngày mai cũng vậy. Hãy tự viết và tự đọc nó đều đặn một cách chuẩn xác phát âm, mình nói là hãy nói ra 1 cách chuẩn xác phát âm vì bạn sẽ nghe thấy nó trong phim rất nhiều đấy. Tự nói với bản thân, tự lẩm bẩm khi soi gương và luyện nói từ những gì mình viết. Và kết quả sẽ như “một mũi tên trúng 2 đích”: Bạn sẽ vừa nhớ được ngữ pháp, vừa nói được ra.

 BƯỚC 4: TẮM MÌNH TRONG NGHE TIẾNG ANH THẬT NHIỀU

Nghe bị động: nghe những thứ mình thích nghe và bắt đầu từ những nội dung đơn giản, hội thoại ngắn hay phim hoạt hình. Một ngày nghe tiếng anh 8 tiếng: sáng, chiều, tối: cứ bật nhạc, phim, tất cả mọi thứ bằng tiếng Anh lên – nghe thôi, chưa cần phải hiểu. Nghe như thời chúng ta chỉ là những đứa trẻ –luôn bị vây quan giọng nói của bố mẹ, để rồi cuối cùng bập bẹ tự nói được lúc nào không hay. Nấu cơm, ăn cơm, quét nhà, đến trường, buổi tối Facebook lúc nào cũng đặt chế độ tự động phát tiếng Anh tới đến khi đi ngủ mới thôi. Không cần phải hiểu luôn, rồi từ từ sẽ hiểu. Ra quy định: trong phòng chỉ nghe nhạc tiếng Anh, phim nói tiếng Anh, mọi thứ bằng tiếng Anh thôi. Nếu không sẽ bị phạt 10k/ lần vi phạm. Nếu có thể đặt quy định chỉ nói tiếng Anh, lúc đó chúng ta sẽ tìm mọi cách diễn đạt bằng được dù có nhìn ngố tới đâu. Tự tạo môi trường tiếng Anh quanh mình nhé.
– Nghe chủ động: Ít nhất 30 phút/ngày ( lúc này bạn thực sự join vào học tiếng Anh thật sự đấy nhé)Cách học của những anh tài tiếng Anh và mình cũng nên áp dụng, đó là ngồi xem phim hoặc nghe nhạc rồi nhại theo phụ đề, cộng với viết từ mới (từ lặp lại nhiều lần). Có thể mới đầu bạn sẽ không thể bắt kịp tốc độ của người nói đâu nhưng mãi rồi thành quen và thành nhanh thôi (phát âm tốtsẽ giúp bạn làm được điều này dễ dàng hơn rất nhiều)
Có 2 key trong quá trình nghe để mình có thể nghe tốt hơn và không bị bỏ lỡ thông tin: thứ nhất phải nghe hết câu hết đoạn (tuyệt đối không được ngồi dịch nghĩa từ trong quá trình nghe bởi lúc đó bạn sẽ quên mất những thông tin phía sau người ta nói gì). Thứ hai là tốc độ của người nghe phải bằng tốc độ của người nói: như vậy bạn sẽ cảm thấy người ta không nói nhanh nữa (để đạt được điều này thì việc tốt nhất là ngồi nhại theo phụ đề tiếng Anhnhại và nhại thật nhiều tới khi bắt kịp tốc độ của người nói mới thôi).

 BƯỚC 5: HỌC TỪ MỚI: ÍT NHẤT 5 TỪ/NGÀY

Giờ sẽ đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiềunếu từng gặp 1 người nước ngoài rồi, bạn sẽ thấy là những từ vựng họ dùng rất đơn giản, toàn là những từ chúng ta được học hồi lớp 6 ( khi mới bắt đầu tiếp cận với tiếng Anh). Sai lầm của chúng ta là cứ cố gắng thật nhiều từ mới để rồi không dùng được tí nào trong giao tiếp. Tại sao lại vậy? Tại vì các từ cũ dùng còn chưa dùng thành thạo, nói gì đến các từ mới? Đừng đi vào vết xe đổ của 97% không nói được tiếng Anh bạn nhéĐừng cố học nhiều để quên mà hãy học để dùng được, khi dùng được thì bạn sẽ không quên nữa. Học từ vựng tốt nhất là gắn với nghe, và cách mà những đứa lười tiếng Anh như mình thường học là kết hợp giữa nghe và nhại theo. Lúc bạn xem 1 bộ phim hay bất kì cái gì bằng tiếng Anh, đừng quên các thao tác kèm theo: mắt nhìn, tai nghe, miệng nhại theo và tay không quên ghi từ mới  chỉ nên học từ mới theo cách này thôi (những từ này sẽ giúp bạn rất nhiều trong giao tiếp đấy).
Khi ghi được từ mới ra thì:
Bước 1nhất thiết phải phát âm từ đó ra đủ đầu cuối và trọng âm, ít nhất 5 lần thật chuẩn.
Chúng ta hay bị lơ mơ khi nghe tiếng Anh, lúc nào cũng mang máng từ này nghĩa là gì? Đó là bởi phương pháp học từ vựng qua cách nhìn, ghi ngữ nghĩa và không biết đọc nó 1 cách chuẩn xác đấy.
Bước 2: ghép từ mới đó vào câu
Hình dung ra từ mới đó xuất hiện trong cảnh nào, trong câu nào và cách phát âm của nó. Rồi đọc chuẩn xác câu đó một cách chậm rãi và sâu ít nhất 5 lần, sâu tới mức mà bạn có thể đọc thành thạo mà không phải nghĩ. Tại sao phải học sâu? Bạn nên nhớ là dù biết mà không nói được thì cũng vô nghĩa, một câu bạn nói ra thành thạo bằng cả trăm câu biết mang máng và không nói được ra.Chỉ thế thôi, bạn sẽ nhớ được nó và đây là 1 cách cực kì hiệu quả để học giao tiếp. Đừng quên ghi từ mới ra quyển sổ nho nhỏ xinh xinh nhé! Như thế mới có hứng học (tại Aten hiện có quyển Blank Flashcard rất tiện và hiệu quả trong việc học từ mới đấy)
Cách học từ mới khác là qua Flashcard (là 1 quyển từ mới nhỏ xíu theo các chủ đề như 600 TOEIC chẳng hạn). Tiện lợi là ở chỗ là bạn có thể mang theo học bất cứ lúc nào. Hiện đang, flashcard có rất nhiều tại Aten, bạn sẽ được Coach hướng dẫn sử dụng.

 BƯỚC 6: HỌC NÓI VÀ GIAO TIẾP BẰNG QUESTION VÀ ANSWER

Khi ai đó hỏi bạn “What is your name?”, bạn trả lời rất nhanh. Nhưng hỏi những câu khác thì bạn lại phản ứng rất chậm và tệ hơn là không thể trả lời được. Bạn thường học bằng cách hỏi nhưng ít khi tự trả lời những câu hỏi đó vì thế mà phản ứng của bạn rất chậm. Để phản ứng nhanh khi nói, tốt nhất 1 ngày hãy tự đặt và trả lời 3 câu: viết, đọc 3 câu hỏi và viết, nói câu trả lời. Tự thực hành với bản thân mình. Tập nói chậm và sâu với phát âm chuẩn bạn nhé! Sau 1 tháng bạn đã giao tiếp và phản ứng trả lời với cả trăm câu hỏi được rồi đấy! Đây là cách học giao tiếp nhanh và hiệu quả nhất.

BƯỚC 7: CÁC TRANG CÓ THỂ NGHE NHIỀU TIẾNG ANH:

  Youtube.com:
Bạn search gì có đấy và khi học Anh nên khai thác triệt để kênh này. 1 kho hội thoại tiếng Anh từ cơ bản như “101 hội thoại cơ bản bằng tiếng Anh, đến những bài học phức tạp hơn như: “Học với Mr Duncan, hay để luyện phát âm chuẩn thì nên nhại theo VOA learning English”,… Đừng quên kho tàng những bài hát tiếng Anh mà khi search, chỉ cần thêm từ lyrics” sau mỗi bài hát là sẽ có phụ đề tiếng Anh cho bạn đấy!
  Không thể bỏ qua trang phim pub.vn:
Cả thế giới phim ảnh có cả ph đề tiếng Anh và tiếng Việt. Bạn chỉ cần mất 50k/tháng là có thể xem thoải mái bản HD nét, không bị giật, mà phim nào cũng có.Nên xem mỗi ngày 1 bộ phim và mỗi bộ phim nên xem 2 lần: 1 lần phụ đề tiếng Việt và 1 lần phụ đề tiếng Anh. Đừng quên nhại theo đấy!
   Đọc truyện Doremon song ngữ (hiện nay có bán tại các hiệu sách 16k/ quyển và có 10 tập):
Phương pháp này vừa giải trí mà lại học được cách giao tiếp tiếng Anh. Còn gì bằng? Học tiếng Anh thật sự rất thú vị nếu như biết cách học

BƯỚC 8: ĐỘNG LỰC

Làm thế nào để có lửa đi đến cùng mà không nản? Tùy vào mỗi người mà lại có những cách tạo động lực khác nhau. Nếu bạn không có sẵn thì phải tự tìm kiếm và tự tạo ta cho mình. Đừng chỉ ngồi không mà nghĩ mình có thể nói được tiếng AnhNo Pain No Gain”. Trên hết luôn là tinh thần chủ động và duy trì thói quen học tập hàng ngày, dù chỉ ngồi nghe nhạc 30 phút. Có thể, những điều sau đây sẽ giúp bạn:
– Chỉ khoảng 2,3 năm nữa thôi tiếng Anh sẽ rất phổ biến. Khi ấy, không nói được tiếng Anh sẽ là một điều rất xấu hổ, sẽ bị lạc hậu và bị đánh  giá kém cỏi.
– Hãy nghĩ xem khi mình nghe nói tiếng Anh tốt bạn sẽ làm gì?Liệt kê ra ít nhất 5 cái mình muốn làm nhé… Bạn sẽ tìm được rất nhiều động lực đó. Cũng đừng quên dán những điều này quanh nhà của mình để lúc nào bạn cũng nhìn thấy nó.
– Hãy nghĩ xem khi mình không thể nói tiếng Anh thì mình sẽ thế nào? Sẽ nhỏ bé, sẽ mất tự tin và mất đi nhiều cơ hội như thế nào? Ngược lại, khi có tiếng Anh thế giới rộng lớn và mình sẽ tự tin ra sao?
– Nghĩ xem xung quanh mình, nhiều người đã chật vật như thế nào khi dốt tiếng Anh? Nghĩ nhiều về viễn cảnh số đông những người ra trường tiếng Anh không có, kinh nghiệm ít, giao tiếp không tốt, mối quan hệ có vài người. Cuộc sống của họ rồi sẽ đi về đâu?
Chung quy lại, hãy trăn trở thật nhiều để tìm ra một động lực đi tới cùng. Sinh viên ra trường không nói được tiếng Anh sẽ thiệt đủ đường các bạn ạ! Và hãy nhìn về viễn cảnh 63% sinh viên ra trường chật vật tìm việc làm, để rồi tự nghĩ cho mình 1 lối đi riêng thật khác biệt!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét