Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

CÁC CÁCH THỂ HIỆN SỰ NGẠC NHIÊN

Really?: Thật á?
What?: Cái gì cơ?
What a surprise!: Thật là ngạc nhiên!
Well I never!/ Blimey!: Ồ!
You’re kidding!: Bạn đùa mình à!
I don’t believe it!: Mình không tin!
Are you serious?: Bạn nói nghiêm túc chứ?
I’m speechless!: Tôi không thể thốt được nên lời nữa rồi!
I’d never have guessed.: Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều đó
You don’t say!: Thật bất ngờ!


Xem thêm:

20 CÂU TỤC NGỮ VIỆT- ANH PHỔ BIẾN

1. Xa mặt cách lòng 
“Out of sight out of mind”
2. Có qua có lại mới toại lòng nhau 
“You scratch my back and I’ll scratch yours”
3. Hoạn nạn mới biết bạn hiền
“A friend in need is a friend indeed”
4. Có mới nới cũ
“New one in, old one out”
5. Mất bò mới lo làm chuồng
“It’ too late to lock the stable when the horse is stolen”
6. Gừng càng già càng cay
“With age comes wisdom”
7. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
“Handsome is as handsome does”
8. Múa rìu qua mắt thợ
“Never offer to teach fish to swim”
9. Chưa học bò chớ lo học chạy
“To try to run before the one can walk”
10. Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
“Nobody has ever shed tears without seeing a coffin”
11. Sông có khúc người có lúc
"Every day is not Sunday"
12. Tiền nào của nấy
“You get what you pay for”
13. Khỏe như trâu
“As strong as a horse”
14. Hữu xạ tự nhiên hương
“Good wine needs no bush”
15. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
“Diamond cuts diamond”
16. Thương cho roi cho vọt
“Spare the rod and spoil the child”
17. Nói một đường làm một nẻo
“Speak one way and act another”
18. Đừng đánh giá con người qua bề ngoài
“Don’t judge a book by its cover”
19. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật
“It’s no use beating around the bush”
20. Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên
“Man proposes God deposes”


Xem thêm:


Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Phân biệt Hear about, Hear of và Hear from

Cùng là ‘hear’ – nghe, nhưng khi đi cùng các giới từ khác nhau chúng sẽ có ý nghĩa khác nhau. Cùng học cách phân biệt và làm một bài tập nho nhỏ để nhớ lâu hơn nhé. 
  • Hear about /hɪr əˈbaʊt/: nghe về. Tức là bạn được thông báo, có được thông tin hoặc sự hiểu biết về điều gì đó.
Ví dụ:
Have you heard about Shelly? Marry told me she was sick last week.
Bạn có nghe được gì về Shelly không? Marry nói với tớ cậu ấy bị ốm tuần trước.
  • Hear of /hɪr əv/: biết gì về sự tồn tại của ai/cái gì…
Ví dụ:
Have you heard of the Atlantic civilization?
Bạn có biết gì về nền văn minh Atlantic không?
No, I haven’t
Không, tớ chả biết gì.
  • Hear from /hɪr frəm/: nghe từ…, tức là có được thông tin từ ai hay từ nguồn nào đó.
Ví dụ
I heard from Jane that Sue is now working for a big company.
Tôi nghe từ Jane rằng Sue giờ đang làm việc cho một công ty lớn.

Phân biệt liên từ While và When

When và While đều dùng để nói về sự việc, hành động, tình huống đang diễn ra cùng một thời điểm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí, cấu trúc, cách dùng cũng như cách chia when và while trong các thì của tiếng Anh.
1. While
Ý nghĩa: Trong lúc, trong khi, trong khoảng thời gian, đang lúc…
  • While thường được sử dụng để nói về hai hành động đang diễn ra và kéo dài tại cùng 1 thời điểm.
Ví dụ:
He was watching TV when I was studying.
Anh ta ( đã đang) xem TV khi tôi (đã đang) học.
  • While thường được sử dụng với các hành động xảy ra trong một thời gian dài.
Ví dụ:
I didn’t drink at all while I was pregnant.
Tôi gần như đã không uống một giọt rượu nào trong thời gian có bầu.
2. When
Ý nghĩa: Khi, vào lúc, hồi, trong khi…
  • When thường được sử dụng để nói về hai hành động đồng thời đang diễn ra trong một thời gian ngắn.
Ví dụ:
He was shocked when I told him.
Anh ấy đã choáng váng khi tôi kể cho anh nghe.
  • When thường được sử dụng với các hành động xảy ra trong thời gian ngắn hoặc rất ngắn.
Ví dụ:
You should cover your mouth when yawning.
Bạn nên che miệng khi ngáp.
  • When còn được dùng để đề cập tới các giai đoạn, thời kì của cuộc sống.
Ví dụ:
I went there when I was a child.
Tôi đã tới đây khi tôi còn là một cậu bé.
Chú ý:  Việc sử dụng when và while có thể ảnh hưởng tới cách hiểu của người đọc, người nghe về ý nghĩa câu nói.
Ví dụ:
He opened the door when I knocked. (Anh ta đã mở cửa ngay sau khi tôi gõ cửa.) (1)
He opened the door while I knocked. (Anh ta đã mở cửa ngay khi tôi đang gõ cửa.) (2)
(1) Sử dụng when khiến người đọc hiểu rằng hành động mở cửa xảy ra gần như ngay sau hành động gõ cửa. Hành động gõ cửa chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn.
(2) Sử dụng while khiến người đọc hiểu rằng hành động mở cửa xảy đồng thời với hành động gõ cửa. Hành động gõ cửa xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Các tên ý nghĩa trong tiếng Anh

Mỗi cái tên đều mang một ý nghĩa đẹp đẽ nào đó dù bất kể là thứ tiếng nào trên thế giới. Chúng ta hoàn toàn có thể tìm thấy tên của mình có ý nghĩa tương tự trong các tên nước ngoài khác. Tiếng Anh cũng vậy, bạn hãy thử tìm tên mình trong những cái tên tiếng Anh dưới đây nhé.
Những tên mang sắc thái của sự vinh hiển, giàu có
Tên nữ
Ada: Thịnh vượng và hạnh phúc
Alda: Giàu sang
Adelaide: No đủ, giàu có
Bernice: Người mang về chiến thắng
Bertha, Berta: Ánh sáng và vinh quang rực rỡ
Courtney: Người của hoàng gia
Eda: Giàu có
Emily: Giàu tham vọng
Jewel: Viên ngọc quý
Esmeralda: Đá quý
Larissa: Giàu có và hạnh phúc
Ethel: Quý phái
Donna: Quý phái
Briana: Quý phái và đức hạnh
Coral: Viên đá quý nhỏ
Dora: Một món quà
Edith: Món quà
Eudora: Món quà
Fedora: Món quà quý
Jade: Trang sức lộng lẫy
Laura, Laurel, Loralie, Lauren Laurel: Cây nguyệt quế
Maggie: Một viên ngọc
Magda, Magdalene: Một tòa tháp
Maisie: Cao quý
Margaret: Một viên ngọc
Miranda: Người đáng ngưỡng mộ
Nora, Norine: Trọng danh dự
Opal: Đá quý
Oriel, Orlena: Quý giá
Patricia: Quý phái
Pearl, Peggy, Peg: Viên ngọc quý
Queen, Queenie: Nữ hoàng
Nola, Noble: Người nổi tiếng
Nicolette: Chiến thắng
Madge: Một viên ngọc
Quenna: Mẹ của nữ hoàng
Rita: Viên ngọc quý
Regina: Hoàng hậu
Ruby: Viên hồng ngọc
Sally: Người lãnh đạo
Tanya: Nữ hoàng
Tracy: Chiến binh
Victoria, Victorious: Chiến thắng
Udele: Giàu có và thịnh vượng
Tên nam
Edward: Thần tài hộ mệnh
Henry: Hoàng tử tốt bụng
Liam: Dũng cảm, kiên cường
Liam: Mạnh mẽ chăm chỉ, quý giá như viên ngọc
Nicholas: Người đứng trên đài vinh quang
Nolan: Người luôn chiến thắng
Owen: Tinh tế, quý phái
Patrick: Quý phái, dòng dõi hoàng gia
Phoenix: Chim phượng hoàng tượng trưng cho ý chí, cảm hứng và hi vọng
Richard: Người của sự quyền quý, ngay thẳng, nồng nhiệt
Ryan: Một vị vua nhỏ
Ryder: Sứ giả của lòng trung thành
Ryker: Giàu có, lịch lãm

Cách sử dụng “câu Wish”

Câu ‘Wish’ thường được sử dụng để diễn tả một mong ước, nguyện vọng. Tuy nhiên việc sử dụng chính xác loại câu này lại không hề đơn giản. Hãy cùng xem câu ‘wish’ khi dùng với quá khứ, hiện tại và tương lai thì có công thức như thế nào nhé.
1. “Wish” dùng với mong ước ở quá khứ
Để diễn đạt một mong muốn xảy ra ở quá khứ, chúng ta dùng cấu trúc: S + wish + thì quá khứ hoàn thành
Ví dụ:
Tình huống:
I didn’t go any where on holiday this year. (Tôi đã không đi bất cứ đâu trong kì nghỉ năm nay.)
Câu “wish”:
I wish I had gone any where on holiday this year. (Tôi ước tôi đã đi đâu đó trong kỉ nghỉ năm này.)
2. “Wish” dùng với mong ước ở hiện tại
Để diễn đạt một mong muốn xảy ra ở hiện tại, chúng ta dùng cấu trúc: S + wish + thì quá khứ
Ví dụ:
Tình huống:
I am going to London next week. (Tôi sẽ tới London vào tuần tới.)
Câu “wish”:
I wish I wasn’t going to London next week. (Tôi ước tôi sẽ không phải đi London vào tuần tới.)
3. “Wish” dùng với mong ước ở tương lai
– Để diễn đạt 1 mong muốn về một việc nào đó ở tương lai. Chúng ta sử dụng “Could”
Ví dụ:
Tình huống:
I can’t play a musical instrument. (Tôi không thể chơi nhạc cụ.)
Câu “wish”:
I wish I could play a musical instrument. (Tôi ước tôi có thể chơi nhạc cụ.)
– Chúng ta cũng có thể cùng “could” để diễn tả một việc nhìn chung rất khó có thể thực hiện, không khả thi.
Ví dụ:
Tình huống:
I want to visit Peter. (Tôi muốn tới thăm Peter.)
Câu “wish”:
I wish I could visit Peter, but I am too busy now. (Tôi ước tôi có thể đến thăm Peter nhưng hiện giờ tôi quá bận.)
4. “Wish” dùng với “would”
– Khi chúng ta muốn phàn nàn về 1 thói quen xấu, chúng ta dùng cấu trúc S + wish + would.
Ví dụ:
Tình huống:
He always whistles in the office. (Anh ta thường xuyên huýt sáo trong cơ quan.)
Câu “wish”:
I wish he wouldn’t whistle in the office. (Tôi ước anh ta không huýt sáo trong cơ quan.)
– Chúng ta cũng có thể dùng “I wish + would” để diễn tả 1 điều mà chúng ta muốn điều đó xảy ra.
Ví dụ:
Tình huống:
He always doesn’t look at me when I try to talk with him. (Anh ta thường không nhìn vào tôi khi tôi đang cố nói chuyện với anh ta.)
Câu “wish”:
I wish you would look at me when I’m trying to talk to you! (Tôi ước anh sẽ nhìn vào tôi khi tôi đang cố nói chuyện với anh!)

15 từ tiếng Anh dễ bị nhầm lẫn nhất

Trong tiếng Anh, có những từ rất độc đáo, mặc dù đều là những từ quen thuộc, nhưng chỉ cần thay đổi một chút là có thể thành một từ với nghĩa khác hoàn toàn. Sau đây là 15 từ thuộc danh sách trên cùng ví dụ cụ thể cho mỗi từ.
  1. HISTORICAL
Bạn nghĩ là: giống như historic (có tính chất lịch sử, được ghi vào lịch sử…)
Thực tế là: thuộc vể quá khứ, nhưng không nhất định là việc quan trọng hay là việc có ý nghĩa (khác với historic); là một phần của lịch sử, liên hệ với việc nghiên cứu lịch sử.
Ví dụ:
– I expect to see lots of historical artifacts in this museum. (Tôi hy vọng có thể thấy được nhiều hiện vật cổ trong viện bảo tàng này.)
– My sister is a landscape architect specialised in historical gardens. (Chị tôi là một kiến trúc sư chuyên ngành cảnh quan trong các khu vườn cổ.)
2. SENSIBLE
Bạn nghĩ là: giống như sensitive (nhạy, nhạy cảm)
Thực tế là: hiểu biết, nhận thức về
Ví dụ:
– Are you sensible OF the dangers of your action? (Bạn có nhận thức được sự nguy hiểm trong hành động của bạn không?)
– Her experiences had made her sensitive TO other people’s troubles. (Những gì cô ấy đã trải qua khiến cô ấy nhạy cảm hơn với khó khăn của người khác)
3. NOVEL
Bạn nghĩ là: bất cứ quyển sách nào.
Thực tế là: tác phẩm hư cấu, tiểu thuyết.
Ví dụ:
– Oliver Twist and David Copperfield are very famous novels by Dickens. (Oliver Twist và David Copperfield là tiểu thuyết rất nổi tiếng của Dickens.)
– I prefer reading short stories to novels before going to sleep. (Tôi thích đọc truyện ngắn hơn là những cuốn tiểu thuyết trước khi đi ngủ.)
4. LESS
Bạn nghĩ là: giống như fewer (ít hơn).
Thực tế là: Một lượng nhỏ hơn, dùng cho danh từ không đếm được. Fewer thì dùng cho danh từ đếm được.
– If I were you, I would spend less time on computer games. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ dành ít thời gian hơn cho các trò chơi máy tính.)
– I think grandfather should smoke fewer cigarettes and drink less wine. (Tôi nghĩ ông nên hút thuốc lá và uống rượu ít hơn.)
5. CONTINUAL
Bạn nghĩ là: giống continue (liên tục không gián đoạn)
Thực tế là: xuyên suốt một khoảng thời gian dài, không nhất định phải là “không gián đoạn”, được lặp lại nhiều lần (thường là theo cách gây tức giận).
Ví dụ:
– The tramps were in continual fear of being discovered in the tool shed where they usually went to sleep. (Những người lang thang thường sợ bị phát hiện trong các kho chứa đồ nơi họ thường tới để ngủ.)
– Mother dried and kept the flowers as a continual reminder of her daughter’s happy wedding. (Bà mẹ làm khô và giữ những bông hoa như một lời nhắc nhở thường xuyên về đám cưới hạnh phúc của con gái mình.)
6INFAMOUS
Bạn nghĩ là: không nổi tiếng (trái với famous – nổi tiếng)
Thực tế là: có danh tiếng xấu, tai tiếng, không bao giờ dùng với ý nghĩa tích cực.
Ví dụ:
– The sergeant was infamous for his brutality, many young soldiers feared his cruel actions. (Tên trung sĩ đã nổi tiếng với sự tàn bạo của mình, nhiều người lính trẻ đã phải khiếp sợ những hành động độc ác của hắn.)
– The film industry is infamous for stealing money from actors. (Ngành công nghiệp phim ảnh vốn tai tiếng vì quịt tiền của các diễn viên.) 
7.RESPECTIVE
Bạn nghĩ là: giống như respectful (lễ phép, kính cẩn, tôn trọng)
Thực tế là: lần lượt, riêng từng
Ví dụ:
They each excel in their respective fields (Mỗi người họ đều vượt trội trong lĩnh vực tương ứng của mình)
– He is always respectful TO/TOWARDS his parents. (Cậu ấy luôn lễ phép với cha mẹ)
8. PROSCRIBE
Bạn nghĩ là: prescribe (kê đơn).
Thực tế là: tố giác, trục xuất, tuyên bố rằng một thứ gì đó bị cấm, đầy ải ai.
Ví dụ:
– Quite many organizations involved in terrorism have been proscribed this year. (Khá nhiều tổ chức có liên quan đến khủng bố đã bị tố giác trong năm nay.)
– I don’t think it’s a good idea to proscribe girls entering the dormitory. (Tôi không nghĩ đó là một ý tưởng tốt khi đầy ải các cô gái vào nhà tập thể.)
9. IN FUTURE
Bạn nghĩ là: giống như in the future (trong tương lai)
Thực tế là: từ lần sau, từ nay trở đi
Ví dụ:
– Please be punctual in future (Từ nay trở đi làm ơn đúng giờ)

10. IMAGINATIVE
Bạn nghĩ là: giống như imaginary (tưởng tượng, không có thật)
Thực tế là: giàu trí tưởng tượng
– She is imaginative writer (Cô ấy là một nhà văn giàu trí tưởng tượng)
– He often has imaginary fears. (Anh ấy thường có những nỗi sợ mơ hồ)
11. ALTERNATE
Bạn nghĩ là: như alternative (lựa chọn thay thế).
Thực tế là: thay đổi luân phiên kế tiếp nhau một cách đều đặn, liên tục.
Ví dụ:
– The poem alternates between happiness and despair. (Bài thơ xen kẽ trong đó là hạnh phúc và tuyệt vọng.)
– Their new song alternates fast percussion rolls with slower string parts. (Đan xen trong bài hát mới của họ là những tiết tấu bộ gõ nhanh và giai điệu của bộ dây chậm hơn.)
12. MOOT
Bạn nghĩ là: có thể tranh luận, có thể đáng bàn.
Thực tế là: Không thể xảy ra hoặc là không đáng được xem xét, không cần thiết phải đặt câu hỏi, thảo luận, tranh luận.
Ví dụ:
– The jury found the issue moot because all the people involved had left the country. (Bồi thẩm đoàn thấy vấn đề không đáng xem xét vì tất cả những người liên quan đã đi ra nước ngoài.)
– The chairman’s concerns became moot when some of the applicants withdrew their proposals. (Mối quan tâm của Chủ tịch trở thành không cần thiết khi một số các ứng viên rút lại đề xuất của họ.) 
13. STATIONARY
Bạn nghĩ là: giống như stationery (đồ dùng văn phòng)
Thực tế là: đứng im, tĩnh tại
Ví dụ
– His car collided with a stationary lorry (Xe anh ấy đâm phải một chiếc xe tải đứng im)
– He bought a stationery cupboard. (Ông ấy mua một cái tủ văn phòng phẩm.)
14. LATELY
Bạn nghĩ là: giống như late (muộn, chậm)
Thực tế là: dạo này, gần đây (adv)
Ví dụ:
– Have you seen her lately? (Gần đây bạn có thấy cô ấy không?)
– My flight was an hour late. (Chuyến bay của tôi bị chậm 1 tiếng)
15.  PERSONABLE
Bạn nghĩ là: giống như personal ( cá nhân, riêng tư)
Thực tế là: duyên dáng, ưa nhìn
Ví dụ:
– The saleman was a personable young man. (Người bán hàng là một chàng thanh niên rất ưa nhìn) 
– She made a personal donation to the fund. (Cô ấy quyên góp một khoản viện trợ cá nhân cho quỹ)

15 cặp từ đồng âm khác nghĩa dễ nhầm nhất

Cũng như tiếng Việt, trong tiếng Anh có những từ tuy cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Cùng xem 15 cặp từ đồng âm khiến người học dễ bị nhầm lẫn nhất nhé. 
  • Dear và Deer
Phiên âm: /dɪr/
Nghĩa: dear (adj) – thân mến, thân/ deer (n) – con nai
Ví dụ:
My dear wife is so sweet.
Vợ thân yêu của tôi rất ngọt ngào.
Dear is a wild animal.
Nai là con vật hoang dã.
  • Sun và Son
Phiên âm: /sʌn/
Nghĩa: sun (n) – mặt trời/ son (n) – con trai
Ví dụ:
The sun rises in the East and sets in the West.
Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây.
They’ve got two daughters and a son.
Họ có 2 đứa con gái và 1 đứa con trai.
  • Hear và Here
Phiên âm:  /hɪr/
Nghĩa: hear (v) – nghe/ here (adv) – đây
Ví dụ:
Speak up! I can’t hear a word you’re saying.
Hãy nói lớn lên! Cô không thể nghe lời con nói.
Come here. I want to speak to you.
Đến đây. Ba muốn nói chuyện với con.
  • Ad và Add
Phiên âm: /æd/
Nghĩa: ad (n)- quảng cáo ( viết tắt của từ advertisment)/ add (v) – thêm vào
Ví dụ:
Our marketing campaign will be ads on TV and radio.
Chiến dịch quảng cáo của chúng tôi sẽ là những đọan quảng cáo trên TV và đài phát thanh.
To make the cake, first add the eggs to the flour and sugar.
Để làm bánh, đầu tiên đập trứng vào bột mì và đường.
  • Finish và Finnish
Phiên âm: /ˈfɪn.ɪʃ/
Nghĩa: finish (v) – kết thúc, hoàn thành/ Finnish (n)- người Phần Lan
Ví dụ:
You need to finish this report by 5 o’clock tomorrow.
Anh cần hoàn tất bản báo cáo này trước 5 giờ ngày mai.
The Finnish, Norwegian and Dutch finance ministers will be meeting in Helsinki next week.
Các bộ trưởng tài chính Phần Lan, Na Uy và Hà Lan sẽ gặp tại Helsinki tuần tới.
  • Bear và Bare
Phiên âm: /ber/
Nghĩa: bear (n) – con gấu/ bare (adj) – trần trụi
Ví dụ:
In the zoo you can see bears, elephants and tigers.
Trong sở thú con có thể nhìn thấy gấu, voi và hổ.
She was running in the park in her bare feet last summer and she cut her foot on a broken bottle.
Cô ta đang chạy bộ trong công viên bằng chân không vào mùa hè trước và bị một mảnh vỡ chai cắt vào chân.
  • Die và Dye
Phiên âm: /daɪ/
Nghĩa: die (v) – chết/ dye (v) – nhuộm tóc
Ví dụ:
If you don’t water plants, they will die.
Nếu con không tưới cây, chúng sẽ chết.
I’ve decided to dye this old white T-shirt red. Do you think it’ll look good like that?
Tôi đã quyết định nhuộm chiếc áo thun màu trắng này thành màu đỏ. Bạn nghĩ nó sẽ nhìn đẹp không?
  • Key và Quay
Phiên âm: /kiː/
Nghĩa: key (n) – chìa khóa/ quay (n) – ke, bến (cảng)
Ví dụ:
Here’s your room key sir. We hope you have a pleasant stay in our hotel.
Đây là chìa khóa phòng của ông. Chúng tôi hy vọng ông sẽ có một kỳ lưu trú thoải mái tại khách sạn của chúng tôi.
The boat will be docked in the quay for the next two weeks.
Chiếc thuyền này sẽ cắm neo tại bến cảng trong hai tuần lễ tới.
  • Band và Banned
Phiên âm: /bænd/
Nghĩa: band (n) – đoàn, nhóm/ banned (adj) – bị cấm
Ví dụ:
Julie and her brother play in a band together. She’s on guitar and he’s on drums.
Julie và anh trai chơi cùng với nhau trong một ban nhạc. Cô ấy chơi đàn và anh chơi trống.
She was banned from smoking after her father knows that she smoked cigarette.
Cô ấy bị cấm hút thuốc sau khi bố cô biết rằng cô ấy đã hút thuốc.
  • Principal và Principle
Phiên âm: /ˈprɪn.sə.pəl/
Nghĩa: principal (adj) – thầy hiệu trưởng/ principle (n) – nguyên lý, nguyên tắc
Ví dụ:
A principal is the head of a school.
Thầy hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường.
A principle is something you would insist on.
Nguyên tắc là điều mà bạn khẳng định đúng.
  • Foreword và  Forward
Phiên âm: /ˈfɔːr.wɚd/
Nghĩa:  foreword (n) – lời tựa, lời nói đầu/ forward (adj) – phía trước
Ví dụ:
A foreword is the introduction to a book.
Lời tựa là lời giới thiệu của một cuốn sách.
Forward is a direction. 
Phía trước có nghĩa là một phương hướng.
  • Knight và Night
Phiên âm: /naɪt/
Nghĩa: knight (n) – hiệp sĩ/ night (n) – buổi tối (đêm)
Ví dụ:
A knight is a man who served his sovereign or lord as a mounted soldier in armor.
Hiệp sĩ là người phục vụ cho quốc vương hoặc vị chúa tể như một quân nhân cao cấp trong bộ áo giáp sắt.
He usually comes home at night.
Anh ấy thường xuyên về nhà vào lúc đêm.
  • Mail và Male
Phiên âm: /meɪl/
Nghĩa: mail (n) – thư từ, bưu kiện/ male (adj) – giống đực, nam.
Ví dụ:
Please, send this mail to my husband.
Xin hãy gửi giúp tôi bức thư này cho chồng tôi.
This dog is male.
Chú chó này là con đực.
  • Write và Right
Phiên âm: /raɪt/
Nghĩa: right (adj) – phải, lẽ phải, đúng đắn/ write (v) – viết
Ví dụ:
That’s the right answer.
Đó là câu trả lời đúng.
Did you write to grandma and thank her for the present she sent you?
Con đã viết thư cho bà để cám ơn bà về món quà mà bà gửi cho con chưa?

  • Flour và Flower
Phiên âm: /ˈflaʊ.ɚ/
Nghĩa:  flour (n) – bột mỳ/flower (n) – hoa
Ví dụ
Flour is used to make bread.
Bột mỳ được dùng để làm bánh mỳ.
This bunch of Sun flower is quite beautiful.
Bó hoa hướng dương này đẹp quá.

Cặp từ ‘sinh đôi’ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh có từ viết giống hệt nhau nhưng tùy theo cách đọc nó lại có nghĩa hay cách dùng khác nhau. Chúng ta tạm gọi chúng là các cặp từ sinh đôi. Hôm nay chúng ta cùng học về những cặp từ vựng này nhé.
1. BASS
Khi phát âm là /beɪs/ có nghĩa là âm thanh trầm, thấp, ví dụ như trong giọng nam trầm. Còn khi phát âm là /bæs/ nó có nghĩa là một loài cá biển.
Ví dụ:
He loves to go fishing bass. He is a famous bass female artist.
Anh ấy thích đi câu cá bass. Anh ấy là một nghệ sĩ giọng nam trầm rất nổi tiếng.
2. DOVE
Nếu đọc là /dʌv/ nó có nghĩa là chim bồ câu, con nếu đọc là /doʊv/ thì nó lại có nghĩa là lao xuống, đâm xuống ( thì quá khứ của động từ “dive”)
Ví dụ:
The dove dove into the bushes.
Con chim bồ câu lao xuống bụi cây.
3. INVALID
Khi đọc là /ɪnˈvælɪd/ nó có nghĩa là không có hiệu lực, không được chấp nhận. Còn nếu đọc là /ˈɪnvəlɪd/, nó lại có nghĩa là người tàn tật, hai cách đọc chỉ khác nhau một chút.
Ví dụ:
The insurance was invalid for the invalid.
Bảo hiểm không có hiệu lực với người tàn tật.
4. LEAD
Đều phát âm là /led/ nó có nghĩa là kim loại chì, còn nếu phát âm là /liːd/ thì nó là động từ có nghĩa là dẫn dắt, lãnh đạo.
Ví dụ:
I did lead a team to mine minerals and help them to avoid being lead poisoning.
Tôi hướng dẫn một đội khai thác khoáng sản và giúp họ tránh bị nhiễm độc chì.
5. POLISH
Nếu đọc là /ˈpəʊ.lɪʃ/ có nghĩa là người Ba Lan, hoặc những gì thuộc về Ba Lan, còn nếu đọc là /ˈpɑːlɪʃ/ thì có nghĩa là đánh bóng.
Ví dụ:
I saw a Polish polish the furniture in your shop yesterday.
Tôi thấy một người Ba Lan đánh bóng đồ gỗ ở cửa hàng của bạn vào ngày hôm qua.
6. PRODUCE
Nếu đọc là /prəˈduːs/ thì nó có nghĩa là sản xuất, còn nếu đọc là /ˈproʊduːs/ thì nó lại có nghĩa là nông sản.
Ví dụ:
The farm was used to produce produce.
Trang trại được dùng để sản xuất nông sản.
7. WIND
Khi phát âm là /waɪnd/ nó có nghĩa là hành động cuộn, quấn thứ gì đó, khi phát âm là /wɪnd/ nó có nghĩa là gió.
Ví dụ:
The wind made the scarf wind around the tree.
Cơn gió khiến chiếc khăn cuốn vòng quanh cái cây.
8. WOUND
Nếu đọc là /waʊnd/ thì nó có nghĩa là quấn ( quá khứ của động từ wind), còn nếu đọc là /wuːnd/ có nghĩa là vết thương.
Ví dụ:
The bandage was wound around the wound.
Miếng băng gạc được quấn quanh vết thương.
9. READ
Nếu đọc là /riːd/ thì có nghĩa là đọc và ở dạng hiện tại, còn nếu phát âm là /red/ thì sẽ thành dạng quá khứ và quá khứ phân từ.
Ví dụ:
He likes reading book and he has read this book for 2 weeks.
Anh ấy rất thích đọc sách và anh ấy đang đọc cuốn sách này được 2 tuần rồi.
10. Desert
Nếu đọc là /ˈdez.ət/ thì có nghĩa là sa mạc, còn nếu đọc là /dɪˈzɜːt/ có nghĩa bỏ lại, trốn.
Ví dụ:
The soldier decided to desert it in the desert.
Người quân nhân quyết định bỏ lại món đồ trên sa mạc.

Cặp từ không thể tách rời

Trong Tiếng Anh có những từ vựng luôn đi cùng nhau để tạo thành một cặp từ thành ngữ. Chúng khiến cho ý tứ của câu văn, câu thoại có sắc thái mạnh và gây ấn tượng hơn với người đọc, người nghe. Chúng ta cùng học những cặp từ sánh đôi này nhé.
1. Alive and well: sống rất mạnh mẽ
Ví dụ:
Bolero is still alive and well in Vietnam.
Nhạc Bolero vẫn tồn tại mạnh mẽ ở Việt Nam.
2. All or nothing: được ăn cả ngã về không, không thỏa hiệp
Ví dụ:
The government has rejected the all or nothing approach in favor of compromise solution.
Chính phủ đã bác bỏ cách tiếp cận kiểu được ăn cả ngã về không bằng một giải pháp mang tính thỏa hiệp.
3. Back and forth: tới lui, xuôi ngược
Ví dụ:
I have been going back and forth between two offices all day.
Tớ phải chạy ngược chạy xuôi giữa hai văn phòng cả ngày nay.
4. Black and blue: thâm tím
Ví dụ:
They beated him black and blue.
Họ đánh anh ta thâm tím cả lại.
5. Blood and thunder: kịch tính, gây cấn
Ví dụ:
The film was so blood and thunder.
Bộ phim quả là gây cấn.
6. Bells and whistles: phụ kiện đi kèm  (những thứ không phải thành phần chính nhưng được thêm vào cho hấp dẫn)
Ví dụ:
How much is it with all the bells and whistles?
Cái này bao nhiêu tiền bao gồm tất cả các phụ kiện?
7. Body and soul: hết lòng hết dạ
Ví dụ:
He loves you by all his body and soul.
Anh ấy yêu cậu hết lòng hết dạ.
8. Beck and call: hoàn toàn tuân lệnh, ngoan ngoãn phục tùng
Ví dụ:
She is at her husband’s beck and call.
Cô ấy hoàn toàn phục tùng chồng của mình.
9. Cat and mouse: trò đuổi bắt, rình rập chờ cơ hội tấn công
Ví dụ:
Don’t play cat and mouse with that little child.
Đừng chơi trò đuổi bắt với đứa trẻ nhỏ.
10. Clean and tidy: sạch sẽ gòn gàng, tươm tất
Ví dụ:
Is the house clean and tidy after the party?
Nhà cửa đã gọn gàng sạch sẽ sau bữa tiệc chưa?
11. Down and out: sa cơ lỡ vận
Ví dụ:
When you are down and out, you will know who your real friend is.
Khi bạn bị sa cơ lỡ vận, bạn sẽ biết được ai là người bạn thực sự của bạn.
12. Fame and fortune: danh lợi
Ví dụ:
She doesn’t care about fame and fortune. She plays the piano with her heart.
Cô ấy không màng danh lợi. Cô chơi piano bằng cả trái tim.
13. Far and wide: khắp mọi nơi
Ví dụ:
His fame spreads far and wide.
Danh tiếng của anh ấy lan truyền khắp mọi nơi.
14. First and foremost: đầu tiên, trước hết
Ví dụ:
First and foremost, let me thank you all for coming today.
Trước hết, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người đã tới đây hôm nay.
15. Give and take: nhận và cho đi, nhân nhượng, có qua có lại
Ví dụ:
In every friendship there has to be some give and take.
Trong bất kỳ tình bạn nào đều tồn tại điều cho đi và nhận lại.

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Vì sao đọc báo tiếng Anh luôn đem nhiều lợi ích

Đọc tiếng Anh là điều mà bắt buộc các bạn cần phải làm nếu muốn luyện thi IELTS thành công hay nâng trình tiếng Anh của mình. Đặc biệt dành thời gian đọc báo mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn khi học tiếng Anh cải thiện kỹ năng đọc.

Vậy tại sao luyện đọc tiếng Anh qua các báo nước ngoài lại đem đến nhiều lợi ích như vậy. Bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn những tác dụng hữu ích của việc luyện đọc tiếng Anh cho quá trình luyện thi IELTS chinh phục 9.0

1. Kỹ năng đọc được cải thiện nhanh chóng.

Chắc hẳn các bạn đều biết trong đề thi IELTS reading có rất nhiều bài đọc được lấy từ trích từ chính các bài báo. Cho nên đọc bài báo sẽ giúp làm quen với bài đọc của bài thi cũng như ước chừng được độ khó, độ dài của mỗi bài đọc và bạn biết thêm nhiều chủ đề trong cuộc sống.

Luyện kỹ năng đọc lướt cực kỳ tốt. Chắc chắn bạn sẽ không ngồi đọc chi tiết tỉ mỉ từng từ từng chữ trong bài báo thay vì đó bạn sẽ đọc lướt để tìm ra những ý chính quan trọng trong bài báo và hiểu nội dung của bài báo là gì?

Và kỹ năng “Skimming” vô cùng quan trọng trong đề thi IELTS reading cần phải có để giúp bạn đọc nhanh những bài đọc còn trả lời các câu hỏi tốt nhất, cũng như nhanh nhất. 

2. Học thêm nhiều từ vựng

Để tăng vốn từ vựng tiếng Anh thì đọc là phương pháp giúp bạn mở rộng thêm vốn từ cực nhiều, bạn còn biết cách sử dụng từ đó sao cho tốt nhất, đúng ngữ cảnh.

 Đọc báo tiếng Anh với nhiều bài viết, chủ đề khác nhau đồng nghĩa với việc bạn sẽ tăng vốn từ cho nhiều chủ đề, khi một từ vựng mà bạn được nhìn thấy chúng mấy lần thì tự khắc não bộ bạn ghi nhớ và ghi nhận được những gì bạn đã nhìn và bạn sẽ có vốn từ vựng tăng lên rõ rệt qua việc đọc báo đó nhé. Thêm vào đó, bạn cũng nên chủ động tra từ điển với những từ ban muốn tìm hiểu trong bài để biết rõ về các từ nhất.

3. Cải thiện trình độ ngữ pháp

Ngữ pháp tiếng Anh là vô cùng quan trọng trong quá trình ôn thi IELTS của các bạn chinh phục điểm cao. Một cách cực kỳ hay mà mình khuyên các bạn dó chính là đọc các bài báo.

Chắc chắn rằng ở mỗi bài báo sẽ không bao giờ có chuyện dùng “sai” ngữ pháp, mà các cấu trúc ngữ pháp được dùng rất đa dạng và linh hoạt, điều này sẽ giúp cho các bạn học thêm rất nhiều cấu trúc hay cũng như cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh chuẩn.

4. Giải trí.

Luyện đọc tiếng Anh không có nghĩa là các bạn sẽ cứ phải đọc bài đọc thực sự khá khó vào đầu nó khiến bạn căng thẳng và không có sự tập trung tốt nhất. Nhưng khi đọc tiếng Anh bằng các bài báo với nhiều chủ đề bạn thích hấp dẫn sẽ giúp cho bạn thoải mái và dễ chịu hơn.

5. Phát triển kỹ năng writing IELTS.

Trong quá trình luyện viết tiếng Anh chắc chắn các bạn sẽ không tránh khỏi mình không có ý tưởng nào để viết , những lúc đó bạn có ngồi suy nghĩ hay vắt óc ra cũng sẽ không có cho mình một ý tưởng tốt nào đâu.

Vậy giải pháp các bạn biết mình cần làm gì không? thay vì đó hãy ĐỌC, ĐỌC TIẾNG ANH VÀ ĐỌC THẬT NHIỀU chắc chăn sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều ý tưởng hay khi viết. 

5 Lợi ích vô cùng quan trọng khi đọc báo tiếng Anh đẹp lại cho người học IELTS sẽ không thể nào phủ nhận chính vì vậy, bạn đừng quên tạo cho mình thói quen đọc báo tiếng Anh mỗi ngày.

Bạn xem thêm cấu trúc bài thi IELTS tại link:





Bí quyết để bạn đạt điểm cao Speaking

Luyện nói IELTS để bạn có thể thành công chinh phục điểm cao đòi hỏi bạn cần phải luyện tập thường xuyên và luyện tập có lộ trình rõ ràng, cũng như am hiểu thật kỹ về phần thi speaking, chắc chắn sẽ giúp bạn chinh phục điểm IELTS cao.

1. Đầu tiên các bạn cần phải thường xuyên luyện tập nói tiếng Anh mỗi ngày ít nhất dành 1 tiếng cho việc này. Bạn có thể nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp hoặc tự mình nói và thu âm lại.

2. Bạn hãy nhớ thi IELTS speaking là bạn nói tiếng Anh vì vậy hãy tập trung thể hiện trình độ tiếng Anh giao tiếp bạn, nói phải lưu loát và thật sự tự nhiên. Nôi dung bạn không phải có phô trương những từ khó mới thể hiện rằng bạn giỏi tiếng Anh.

3. Một điều nữa mà các bạn thí sinh đi thi IELTS speaking hãy nghĩ giám khảo chỉ là một người bạn mới quen và phần thi sẽ là cuộc trao đổi vui vẻ về chủ đề nào đó, thì áp lực đè nén lên bạn sẽ không quá nhiều, bạn sẽ thoải mái hơn.

4. Không nên dùng lại những từ vựng đã có câu hỏi, vì điều này sẽ khiến các bạn bì trừ điểm thay vì đó bạn có thể lấy điểm cộng từ giám khảo bằng nhừng từ, cùm từ đồng nghĩa thay thế được.

5. Nói rõ ràng, vận tốc vừa phải để giám khảo có thể nghe thật rõ ràng những gì bạn đang trình bày. Việc nói nhanh có thể khiến bạn mắc lỗi phát âm, nói bị vấp hay ậm ừ.

Với những câu hỏi ở dạng Yes/No đáp án của bạn cũng không nên chỉ dừng ở đó, bạn cần nói nhiều hơn, giới thiệu hơn về chủ đề đó mà bạn am hiểu hoặc thêm ví dụ để câu trả lời được hay hơn.

Để đạt những điểm speaking 7.0+ thì nhất quyết các bạn cần phải chú ý tới ngữ pháp trong khi nói tiếng Anh của mình, hãy chắc chắn với các cụm từ, cấu trúc ngữ pháp bạn sử dụng đúng thì dùng đến còn nếu bạn nói sai thì chắc chắn rồi bạn sẽ bị trừ điểm.


 Khi nói tiếng Anh bạn cần hết sức chú ý tới việc phát âm tiếng Anh sao cho chuẩn, những cặp từ bạn dễ nhầm lẫn hay đọc gần giống nhau bạn có thể nói chậm lại và phát âm thật chuẩn, vì nếu sai thì bạn sẽ bị giám khảo phát hiện và trừ điểm speaking của bạn.

9. Sử dụng các từ vựng đơn giản, đúng cách sẽ tốt hơn việc dùng các từ phức tạp nhưng không chuẩn ngữ cảnh, nhưng nếu muốn đạt điểm cao bạn vẫn cần phải dùng những từ vựng khó để ghi điểm và phải chắc chắn bạn sử dụng từ đó đúng.

 Lời khuyên cuối cùng dành cho các bạn đó là khi nói chuyện với giám khảo bạn hãy thoải mái vui vẻ và tươi cười với giám khảo, thể hiện body language của bản thân trong việc trả lời các câu hỏi, đây chính là vũ khí quan trọng để bạn lấy lòng được vị giám khảo khó tính.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong việc luyện thi IELTS speaking và có phần thi tốt nhất.



Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

GẠCH ĐẦU DÒNG CÁCH DÙNG CỦA WHEN - UNTIL



Để diễn tả một cách có logic trong tiếng Anh thì chúng ta cần thường xuyên sử dụng những từ với vai trò nối câu, làm cho câu văn có ý nghĩa hơn. Những từ nối mà chúng ta thường thấy xuất hiện trong đàm thoại tiếng Anh hàng ngày như Until, after, before và when, liệu bạn đã nắm chắc cách dung của chúng. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để củng cố kiến thức cho mình nhé.

Xem thêm bài viết :


1.Until ( cho đến khi )

kết nối 2 hành động mà một hành động được kéo dài và chỉ kết thúc khi hành động còn lại diễn ra.

  • Đầu tiên, liên từ này dùng để kết nối 2 hành động mà một hành động được kéo dài và chỉ kết thúc khi hành động còn lại diễn ra.


Simple past + until + simple past
Ví dụ : I didn't go out until i finished my homwork/ Tôi không ra ngời cho đến khi tôi làm xong bài tập về nhà.


  •  Hay Until thì nhấn mạnh rằng mệnh đề chứa nó thì đã hoàn thành trước mệnh đề còn lại.

Simple past + until + past perfect
Ví dụ : He done his homework until everyone had had dinner./ Anh ấy vẫn làm bài tập về nhà cho đến khi mọi người đã ăn xong bữa tối.


  •  Cuối cùng, Until liên kết giũa 2 mệnh đề mà một trong 2 mệnh đề có hành động chỉ được thực hiện khi mà hành động khác hoàn thành.

Simple future + Until + Present simple/Present perfect
Ví dụ : I won’t pay until I have received the bill = I Will pay until I receive the bill.

2. When


 When là một trong những liên từ có rất nhiều cách dùng mà chúng ta cần lưu ý.

  • Khi làm thế nào thì sẽ … : When + present simple, + simple future/simple present 
 Ví dụ : when teacher come here, we will keep quite/Khi giáo viên đến đây, chúng ta cần giữ yên lặng.

Liên từ When nằm trong mệnh đề miêu tả hành động kết thúc trước hành động còn lại

  • Liên từ When nằm trong mệnh đề miêu tả hành động kết thúc trước hành động còn lại.When + simple past, + past perfect:
Ví dụ : When I just got out of the classroom, I knew that I had made some mistakes/Khi mới bước ra khỏi phòng, tôi nhận ra là mình đã mắc một số lỗi.


  • Liên kết giữa 2 mệnh đề chứa 2 hành động xảy ra gần nhau hoặc nối tiếp nhau. When + simple past, + simple past
Ví dụ :when I went home yesterday, i met her in the livingroom./ khi tôi về nhà ngày hôm qua, tôi đã gặp cô ấ trong phòng khách.


  • Diễn tả một hành động diễn ra trong quá khứ nhưng kết quả thì ở hiện tại, hành động này thường ở mệnh đề chứa When. When simple past, + simple present

Ví dụ :
When the accident happen, my car is damning./ Từ khi vụ tai nạn xảy ra, chiếc xe của tôi bị hư hại.

Trên đây là một số cách dùng của 2 liên từ mà chúng ta vẫn thường hặp trong cuộc sống mà chúng tôi tìm hiểu được. Còn bạn thì sao, nếu tìm ra những cách dùng khác thì hãy góp ý cũng chúng tôi nhé.








Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

UNIT 1: TALK ABOUT YOURSELF

Các em thân mến,
Khi gặp một người bạn mới, làm thế nào để làm quen và kết thân với bạn ấy nhỉ? Ta phải nắm bắt cơ hội để trò chuyện cùng nhau thật nhiều phải không nào? Và đương nhiên là không quên giới thiệu bản thân mình cho người bạn đó biết rồi. Đây là một điều vô cùng dễ dàng, tin cô đi, vì hôm nay cô ở đây để chia sẻ với các em về chủ đề này, và cô sẽ biến nỗi lo lắng về tiếng Anh của em thành một điều chẳng khó khăn xíu nào cả.
Trước hết, khi giới thiệu về bản thân, đừng quên nói cho cô những thông tin sau đây nhé:
age /eɪʤ/: tuổi
first name: tên
family name: họ
job /dʒɔb/: nghề nghiệp
nationality /,næ∫ə'næliti/: quốc tịch
address /ə'dres/: địa chỉ
school /sku:l/: trường học
college /'kɔlidʤ/: trường cao đẳng
university /¸ju:ni´və:siti/: trường đại học
hobby /'hɒbi/: sở thích
Đó là những thông tin rất cơ bản mà chúng ta nên nói với đối phương, vậy thì nói làm sao đây nhỉ, cô có một đoạn trò chuyện ngắn dưới đây, em hãy đọc thử xem nhé.
Hi, my name is Jessica, Jessica Sanchez. I am a third-year student at Carolina University. I am actually Mexican, but now I live in America. When I have free time, I really enjoy reading books and going out with my friends.
Ở đoạn trên, em thấy người nói cung cấp cho chúng ta rất đầy đủ thông tin, nhưng vẫn rất ngắn gọn súc tích. Những mẫu câu được in đậm ở trên chính là cách để em nói về bản thân mình, vậy ta học được điều gì từ nó nhỉ?
  • Khi nói về tên, ta có thể sử dụng “My name is…”, nhưng cũng có một cách khác nữa chính là “I am…”, hay thậm chí là “You can call me….”
  • Khi nói về nghề nghiệp, em có thể dùng mẫu câu “I am…” hoặc “I am working at…”
  • Khi nói về quốc tịch và nơi sống hiện tại, em có thể dùng “I’m now living in…”, hay một cách khác hay hơn chính là “I was born in…, but I live in…”, hoặc “I have……nationality.”
  • Khi nói về sở thích, em có thể thoải mái dùng các từ vựng như: like, enjoy, prefer, want… một cách linh hoạt nhé.

Còn bây giờ, hãy cùng áp dụng những kiến thức trên vào phần bài tập cùng cô ở phía dưới nhé!
tài liệu luyện thi ielts được cáctrung tâm luyện thi ielts chia sẻ miễn phí để các bạn tựluyện thi ielts

Unit 14: Các cụm từ rút gọn trong tiếng Anh: Wanna, Gotta, Gonna

Bạn, một người chăm chỉ luyện nói tiếng Anh, có tự tin nghe được hết những gì người bản ngữ nói? Hay có phải bạn luôn thấy rằng họ nói nhanh và khác biệt quá nhiều so với những gì bạn được học trên trường?
Nếu câu trả lời là “có” thì tuyệt, bài viết này chính xác là dành cho bạn – một mẹo đơn giản nhưng lại rất hữu dụng cho việc học tiếng Anh giao tiếp. Đó là học cách nghe các từ được rút gọn: “wanna, gotta, và gonna”.
Trên đây là 3 từ rút gọn được sử dụng phổ biến nhất trong tiếng Anh. Chúng còn một cái tên “bác học” hơn một chút – hiện tượng “biến hình âm thanh”, hay hiện tượng luyến âm. Mặc dù chúng ta rất hiếm khi được học về những từ này ở trường, nhưng chúng lại vô cùng quan trọng trong việc luyện nói tiếng Anh. Đơn giản, vì Tây sử dụng chúng rất nhiều!!
Có thể nhiều mọt sách cho rằng sử dụng các cụm từ này là không được, không đúng, không chuẩn. Nhưng sự thật là hoàn toàn ổn nếu chúng ta sử dụng chúng mỗi lần nói tiếng Anh. Đối với những người bản ngữ, việc sử dụng các cụm từ này còn như một điều hiển nhiên trong văn viết thường nhật (chat chit, nhắn tin, facebook, vv…)
Trường hợp duy nhất mà bạn chắc chắn không sử dụng các cụm từ rút gọn là những văn bản có tính trang trọng, chuyên nghiệp. Ví dụ như các báo cáo, tài liệu nghiên cứu, các bào luận văn hay email công việc… Trong những trường hợp ấy, bạn cần sử dụng tiếng Anh chuẩn xác mà bạn vẫn đang học ở trường hàng ngày.
Nếu bạn không nghe và hiểu được cách người bản ngữ sử dụng các cụm từ này thì hầu như bạn sẽ không hiểu được những cuộc trò chuyện của người bản xứ với nhau. Học cách sử dụng chúng một cách chính xác trong khi viết và nói sẽ cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của bạn một cách đáng kể đấy!
1. WANNA = WANT TO (Thì hiện tại đơn)
Cụm từ đầu tiên mình muốn nói đến là “wanna”, cụm từ thay thế cho “want to”. Ở Mỹ cũng như nhiều quốc gia nói tiếng Anh khác thì âm “nt” hoàn toàn bị bỏ qua khi theo sau nó là một nguyên âm. Thay vào đó, họ sẽ chỉ nói như chỉ có âm “n”.
Một vài ví dụ minh họa:
Internet = “innernet”
Internati>
Interc>
Tương tự như thế, âm “t” trong “want” cũng được bỏ qua và “want to” biến thành “wanna”. Điều này vẫn đúng trong trường hợp dạng quá khứ “wanted” thành “wah-nid”
2. GOTTA = HAVE GOT TO (Thì hiện tại hoàn thành)
Dù không đúng ngữ pháp nhưng “gotta” lại được sử dụng hết sức phổ biến ở Mỹ trong văn nói (bất kể trang trọng hay không) cũng như trong văn viết không trang trọng thường ngày.
Hãy xem các ví dụ sau:
I gotta go. (đọc là “I godda go”) = I’ve got to go = I have to go (hoặc “I must go”)
I gotta study more.
He’s gotta drive better. (lưu ý chủ ngữ ngôi 3 số ít, động từ “have” vẫn chia bình thường nhé)
Những ví dụ trên đây đều là những trường hợp sử dụng rất thông thường và phổ biến. Tuy nhiên có một vài trường hợp, phần phát âm thì y hệt nhưng lại mang một ý nghĩa khác. Đó là trường hợp của “gotta” và “got a” (cùng phát âm là “godda”)
“Gotta” các bạn đã biết ở trên. “Got a” (got là dạng quá khứ của “get”) mang ý sở hữu vật gì đó.
VD: I got a car. (Tôi vừa mua một chiếc xe hơi)
I got a nice present for my birthday. (Tôi đã nhận được một món quà đẹp trong ngày sinh nhật của mình.)
3. G GOING TO + V (Tương lai đơn)
Thay vì sử dụng “be going to + V” để nói về những dự định trong tương lai, người bản ngữ hầu như luôn luônnói “gonna” thay cho “going to”. Hãy xem các ví dụ sau:
I’m + going to + read a book = I’m + gonna + read a book
You’re + going to + learn English = You’re + gonna + learn English
Tổng quát :   To be + going to + verb = To be + gonna + verb
Tuy nhiên, hãy cẩn thận với trường hợp này, vì đôi khi bạn sẽ bị bối rối bởi một vấn đề nhỏ sau đây:
Bạn không thể sử dụng “gonna” với thì hiện tại tiếp diễn: nhiều người nhầm lẫn giữa thì tương lại “be going to +verb” với cách sử dụng của động từ “go” trong thì hiện tại tiếp diễn diến tả tương lai.
Nếu bạn đang cảm thấy bối rối về vấn đề này thì mình có một vài ví dụ cho bạn đây:
1.      I’mgoing to goto Paris tomorrow. ( Có thể nói “I’m gonna go to Paris”
2.      I’m goingto Paris tomorrow. (Không thể nói: “I’m gonna to Paris”)
Cùng phân tích nhé:
A: Thì tương lai đơn “be going to + verb
Đây là trường hợp duy nhất trong 3 câu trên có thể sử dụng “gonna” và “going to” thay thế cho nhau vì nó sử dụng thì tương lai đơn diễn tả một ý định tronng tương lai.
B: Thì hiện tại tiếp diễn “be + V-ing”
Ví dụ này sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để diễn tả một kế hoạch đã được ấn định và chắc chắn xảy ra trong tương lai. Đây là một cách sử dụng khác của thì hiện tại tiếp diễn mà khi sử dụng với động từ “go” sẽ gây nhầm lẫn cho các bạn. Nếu bạn muốn học về cách sử dụng này thì hãy bắt đầu với các ví dụ mà không phải với động từ “go”.
C: Thì hiện tại tiếp diễn “be + V-ing”
Đây chính là trường hợp gây nhầm lẫn cho nhiều bạn: thì hiện tại tiếp diễn diễn tả tương lai khi động từ sử dụng là “go”. Điểm khác biệt chính là ở động từ phía sau. Hãy nhớ, thì tương lai đơn: “be going to + verb”, nghĩa là sau “going to” còn một động từ khác nữa. Trong khi, thì hiện tại tiếp diễn cũng “be going to” nhưng sau đó không xuất hiện động từ nào khác. Đây cũng là lý do tại sao “go” trong hiện tại tiếp diễn không thể trở thành “gonna”
Vậy là mình vừa chia sẻ cho bạn một chút về các từ rút gọn, hay hiện tượng luyến âm. Từ giờ hãy chú ý trong các cuộc thoại xem người bản ngữ sử dụng chúng thế nào nhé. Tin mình đi, bạn sẽ bất ngờ vì tần suất xuất hiện của chúng đấy.
Hãy nhớ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng trong tất cả các trường hợp khi nói và các trường hợp thân mật khi viết, nhưng TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng chúng trong các văn bản trang trọng.
Hãy bắt đầu bằng cách làm quen với chúng trong các bản tin, bộ phim hay các bài hát mà bạn yêu thích, rồi sau đó cố gắng biến chúng thành của bạn và sử dụng một cách tự nhiên nhé!
tài liệu luyện thi ielts được cáctrung tâm luyện thi ielts chia sẻ miễn phí để các bạn tựluyện thi ielts