Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Bạn đã học tiếng Anh đúng cách chưa?


Bạn đã học tiếng Anh đúng cách chưa?
 Để học tiếng Anh hiệu quả, đôi khi cũng cần đến những bí quyết riêng, nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để áp dụng được thì không hề dễ chút nào. Đừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm. Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ".
Nghĩ gì viết nấy
Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh

Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại.

Hãy phát âm đúng

Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ...

Bật phụ đề khi xem phim

Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn.

Tập đặt câu với các từ mới

Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng.

Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài

Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn giúp bạn sửa lại cho đúng nữa!
Nội dung được xem nhiều nhất
 

7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh

7 kinh nghiệm Học Tiếng Anh
 Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.
1. Thích nghe nói tiếng anh và thoải mái khi nói

Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã. 
 
2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào

Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.
 
Dĩ nhiên, một người Học Tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp toeic và nghe.
 
3. Học cách ghi nhớ
Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.
 
4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh

Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.
 
5. Hãy nối mạng
Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.
 
Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.
 
6. Học Từ Vựng một cách có hệ thống

Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: shopping, holidays, money vv…
Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…
Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...
Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...
Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…
Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..
 
7. Bạn hãy phấn khích lên

Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.

Question tags (Câu hỏi đuôi)

Question tags (Câu hỏi đuôi) 
Kiến thức hay về Toeic
Xét câu sau:
It was a good film, wasn’t it?
(Đó là một bộ phim hay, phải không?)
 
Câu này gồm có hai phần được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. Phần thứ nhất được viết ở thể xác định (Positive). Phần thứ hai ở thể nghi vấn phủ định. Phần nghi vấn này được thành lập bằng chủ từ của phần thứ nhất và trợ động từ của phần thứ nhất.
 
Dạng câu hỏi này được gọi là câu hỏi đuôi (Question Tag).
 
Phần câu hỏi này có thể dịch là phải không, phải không nào hay cách khác tùy thuộc vào câu nói.
 
Câu hỏi có dạng nghi vấn phủ định nếu phần thứ nhất là xác định.
 
Câu hỏi có dạng nghi vấn nếu phần thứ nhất là phủ định.
 
Xem kỹ các ví dụ sau:

Tom won’t be late, will he?
 
(Tom sẽ không bị trễ, phải không?)
 
They don’t like us, do they?
 
(Họ không thích chúng tôi, phải không?)
 
Ann will be here soon, won’t she?
 
(Chẳng bao lâu nữa Ann sẽ có mặt ở đây, phải không?)
 
They were very angry, weren’t they?
 
(Họ giận lắm phải không?)
 
Ý nghĩa của câu hỏi đuôi còn tùy thuộc vào cách chúng ta nói. Nếu đọc xuống giọng ở cuối câu hỏi thì thực sự chúng ta không muốn hỏi mà là chúng ta đang trông chờ người ta đồng ý với điều mình nói. Khi lên giọng ở cuối câu hỏi thì mới là một câu hỏi thật sự.
 
Chúng ta cũng cần để ý ý nghĩa của câu trả lời Yes hoặc No đối với câu hỏi đuôi. Xét trường hợp này:
 
You’re not going to work today, are you?
 
(Hôm nay bạn không có làm việc à?)
 
Yes. (=I am going) (Có)
 
No. (= I’m not going) (Không)
 
Đối với các câu mệnh lệnh câu hỏi đuôi dùng trợ động từ will hoặc shall. Ví dụ:
 
Let’s go out, shall we?
 
(Chúng ta đi ra ngoài đi, được không?)
 
Open the door, will you?
 
(Mở cửa ra đi, được không?)
 
Don’t be late, will you? (Đừng trễ, nhé?)
 
Lưu ý: trong câu hỏi đuôi ta dùng aren’t I chứ không phải am I not?. Ví dụ:
 
I’m late, aren’t I? (Tôi đến trễ, phải không?)

Động từ phản thân (himself, herself, yourself...)

Động từ phản thân (himself, herself, yourself...)
Hôm nay chúng ta sẽ học một loại đại từ ít dùng nhưng rất ngộ nghĩnh trong Tiếng Anh: Đại từ phản thân (Reflexive pronouns). Nó xuất phát từ động từ reflex có nghĩa là phản chiếu. Khi chúng ta nhìn vào gương hay nhìn xuống nước, ta sẽ thấy bóng của mình phản chiếu lại. Loại đại từ này phản chiếu lại chính chủ từ của câu. Chúng ta đã học các loại đại từ nhân xưng (đứng làm chủ từ và túc từ), đại từ sở hữu và tính từ sở hữu, cách viết đại từ phản thân kết hợp các loại đó.
 I - myself
 You - yourself (số ít) He - himself She - herself It - itself We - ourselves (số nhiều) You - yourselves (số nhiều) They - themselves (số nhiều)
Self có nghĩa là “bản thân”, và ta thấy khi thì dùng tính từ sở hữu (my, your, our) khi thì dùng đại từ túc từ (him, her, it, them) kết hợp với chữ self.Với các đại từ số nhiều We, You, They, ta dùng chữ selves (số nhiều của self).

 
Chúng ta có ba cách dùng loại đại từ này:
1. Túc từ: (Object) Có nghĩa là chủ từ tác động vào chính mình thay vì vào một đối tượng khác, có thể không cố tình , thí dụ cầm con dao, đáng lẽ cắt bánh, cắt trái cây thì lại cắt luôn vào tay mình. Chúng ta nhớ điều quan trọng nhất nhé: chủ từ nào dùng đại từ phản thân đó.Chủ từ I phải dùng myself, chủ từ she phải dùng herself, không thể I lại kết hợp với himself, herself được. Trong câu mệnh lệnh, chủ từ là you được hiểu ngầm nên chúng ta sẽ dùng yourself hoặc yourseleves. e.g - Oh, I cut myself ! (“Ối, tôi cắt tay tôi rồi”, vì thường là cắt vào tay) - She usually looks at herself in the mirror. (Cô ấy thường hay soi gương/ nhìn bóng mình trong gương.) - That electric cooker is automatic. It can turn itself off. (Cái nồi cơm điện ấy là tự động, Nó có thể tự tắt.) - They teach themselves to play the guitar. (Họ tự học đàn ghita. Tiếng Việt mình nói là tự học, tiếng Anh lại nói là tự dạy mình) - Be careful! Don' t hurt yourself!(Coi chừng! Đừng làm chính mình đau!)
2. Dùng để nhấn mạnh: Câu đã đầy đủ ý nghĩa, nhưng chúng ta thêm đại từ phàn thân để nhấn mạnh hơn vai trò của chủ từ. Có hai vị trí: đặt ở cuối câu, hoặc đặt ngay sau chủ từ, vị trí thứ hai nhấn mạnh hơn. e.g She makes small shelves herself . (Cô ấy tự đóng những cái kệ nhỏ.) She herself makes small shelves. (Chính cô ấy đóng những cái kệ nhỏ.) Câu sau nhấn mạnh hơn việc cô ấy tự làm lấy, không phải ai khác đóng cho cô ấy.
3. By oneself = alone (một mình) Đây cũng là một cách nói nhấn mạnh, thay vì dùng chữ alone thì dùng “bởi chính mình” e.g My father usually sits by himself in the living- room. (Ba tôi thường hay ngồi một mình trong phòng khách.) Mary always goes to school by herself. (Mary luôn luôn đi học một mình.)
Đây là một số thành ngữ dùng với reflexive pronouns: - believe in yourself (dĩ nhiên tùy chủ từ, ở đây dùng yourself làm thí dụ tượng trưng thôi.) - blame yourself (tự trách mình) - cut yourself (tự cắt vào tay) - enjoy yourself  - feel sorry for yourself - help yourself (đây là câu mời ăn uống thân mật, có thể xem tương đương như câu "ăn tự nhiên nhé”) - hurt yourself - give yourself something - introduce yourself - kill yourself - pinch yourself - be proud of yourself - take care of yourself (tự chăm sóc mình, câu này có thể dịch là “bảo trọng nhé”) - talk to yourself - teach yourself - tell yourself - work for yourself - wish yourself (luck)

Tài liệu nghe Tiếng Anh


BBC DVD English Complete Course Tutorial 60 lesson
 Entertaining everyday situations played by English actors using progressive language based on the specifications of the Council of Europe’s experts. The students may choose between watching them without subtitles or with subtitles in English or in their native language.
Explanation:
A tutor in the learner’s language explains the grammar and vocabulary used in the Presentation.
Practice:
The tutor proposes different exercises and drills for the students to practice what they have learnt in the previous sections.
The complete English-teaching video course

Beginner
1. What’s your name?
2. How are you?
3. Can you help me?
4. Left, right, straight ahead.
5. Where are they?
6. What’s the time?
7. What’s this? What’s that?
8. I like it very much.
9. Have you got any wine?
10. What are they doing?
11. Can I have you name, please?
12. What does she look like?
13. No smoking.
14. It’ on the first floor.
15. Where’s he gone?

Elementry
16. Going away.
17. Buying things.
18. Why do you like it?
19. What do you need?
20. I sometimes work late.
21. Welcome to Britain.
22. Who’s that?
23. What would you like to do?
24. How can we get there?
25. Where is it?
26. What’s the date?
27. Whose is it?
28. I enjoy it
29. How many and how much?
30. What have you done?
InterMediate
31. Haven’t we met before?
32. What did you say?
33. Please stop!
34. How can I get to Brightley?
35. Where can I get it?
36. There’s a concert on Wednesday
37. What’s it like?
38. What do you think of him?
39. I need someone
40. What were you doing?
41. What do you do?
42. What do you know about him?
43. You shouldn’t do that.
44. I hope you enjoy your holiday
45. Where can I see a football match?
Advanced
46. When will it be ready?
47. Where did you go?
48. I think it’s awful
49. A room with a view
50. You’ll be ill
51. I don’t believe in strikes.
52. They look tired.
53. Would you like to…?
54. Holiday plans.
55. The second shelf on the left.
56. When you are ready…
57. Tell them about Britain.
58. I liked everything.
59. Classical or modern?
60. Finale

Download
 BBC DVD English 
passunlock : englishcoban

Làm sao để tăng tốc độ đọc hiểu khi Học Tiếng Anh

Làm sao để tăng tốc độ đọc hiểu khi Học Tiếng Anh

 Có bao giờ bạn cảm thấy việc đọc hiểu một đoạn văn hay một bài báo bằng tiếng Anh mất rất nhiều thời gian? Có khi tốc độ đọc trung bình của bạn lên tới từ 200 đến 350 từ trong một phút nhưng bạn lại không nắm được nội dung của toàn bài hay bỏ qua một vài ý chính? 
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn không biết cách đọc hiểu nhanh và hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc của mình.
1.     Trước hết bạn hãy đọc lướt qua tài liệu. Hãy xác định đâu là những đề mục chính, các phần, và cả những tài liệu liên quan? Mục đích của việc này là để nắm rõ những nội dung chính mà bạn cần quan tâm đồng thời bạn sẽ quyết định quá trình đọc sẽ đi theo hướng nào. 
2.     Trong khi đọc, bạn hãy chú ý điều chỉnh tốc độ. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu cứ phải tập trung chú ý vào tất cả các phần, các nội dung trong bài. Có thể đọc chậm lại nếu bạn cảm thấy đây là phần quan trọng của bài. Và đừng quên tăng tốc trước một phần quá quen thuộc và cực kỳ dễ hiểu (hoặc là phần không cần phải hiểu rõ).

3.     Thay vì lúc nào cũng chăm chăm chú ý tới từng từ một trong đoạn văn, bạn hãy thử đọc cả một nhóm từ cùng một lúc có liên quan chặt chẽ với nhau. Như vậy có thể rút ngắn được thời gian đọc khá nhiều. Nếu cần bạn có thể sử dụng một số chương trình máy tính như Speed Reader hoặc Rapid Reader được tạo ra để hỗ trợ người đọc có thể tăng tốc độ đọc của mình với những từ và chữ cái nhấp nháy.
4.     Hãy chú trọng tới hiệu quả của việc đọc, có như vậy mục đích ban đầu bạn đặt ra mới thành công. Nói một cách khác là bạn nên tập trung vào các từ chính trong câu, hay các ý chính trong bài. Sẽ rất lãng phí thời gian nếu bạn mất quá nhiều công sức vào các liên từ, giới từ, hay các mạo từ (a, an, the, but, and, or, nor, but, etc.)
5.     Hãy đánh dấu quá trình đọc một đoạn văn bằng bất kỳ cái gì có thể được. Một cái bút chì, bút nhớ, ngón tay của bạn đều có thể là tiêu điểm điều khiển mắt bạn hướng từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới. Như vậy bạn sẽ không bỏ lỡ các ý chưa đọc mà cũng tránh phải đọc đi đọc lại vì nhầm. Đó quả là một công cụ hữu ích giúp bạn kiểm soát được quá trình đọc của mình. Và tất nhiên, bạn sẽ đọc nhanh và đúng hơn rất nhiều.
6.     Kể về những gì bạn đã đọc. Một số người đọc nhận thấy rằng khi nói chuyện về những nội dung đã đọc với bạn bè hay người thân họ có xu hướng tổng hợp kiến thức tốt hơn đồng thời cũng nhớ lâu hơn.
7.     Hãy tự lựa chọn một quá trình đọc phù hợp cho mình. Không nên áp đặt bởi vì mỗi người tuỳ vào khả năng đọc, cũng như bản thân mức độ khó dễ của tài liệu mà có tốc độ đọc khác nhau. Có thể bạn không thể nào tập trung vào một tài liệu quá một giờ (hoặc nửa giờ), vậy thì tại sao phải cố gắng làm việc đó? Hãy chọn  một khoảng thời gian nhất định trong ngày lúc mà bạn cảm thấy minh mẫn nhất và sẵn sàng để đọc bất kỳ thứ gì.
8.     Một không gian phù hợp cũng rất quan trọng. Hãy thực hành đọc ở một nơi mà bạn không bị xao nhẵng, bị quấy rầy hoặc một nơi có khả năng truyền cảm hứng cho bạn.
9.     Luyện tập! Chỉ có luyện tập! Hãy luyện tập thật nhiều! Đó cũng là bí quyết thành công khi muốn học bất cứ kỹ năng nào trong tiếng Anh. Bạn hãy chăm chỉ đọc, đọc mọi thứ về mọi chủ đề mà bạn quan tâm vào bất kỳ lúc nào có thể. Và đừng quên ghi nhớ những thông tin quan trọng. Trong khi đọc nếu có chỗ nào chưa hiểu rõ thì tốt nhất nên bỏ qua để không làm cản trở quá trình đọc của mình. Và tất nhiên là bạn sẽ quay trở lại và nghiên cứu kỹ hơn sau đó.
Như vậy có thể thấy việc đọc hiểu có thể là rất thú vị và cung cấp cho ta nhiều kiến thức, nhưng đôi khi lại không cần mất quá nhiều thời gian nếu chúng ta biết cách tăng giảm tốc độ đọc. Có rất nhiều phương pháp để không những đọc nhanh mà còn hiệu quả nữa. Nhưng điều quan trọng là bạn hãy tìm một phương pháp hợp lý nhất cho mình. Tất cả những gì bạn cần là một quyển sách, đồng hồ, và một cây bút mà thôi. 
Nội dung được xem nhiều nhất

Một số câu nói hay trong công việc


Một số câu nói hay trong công việc


Tham khảo nhiều hơn tại
Our work must be an expression of our best ability and our best attitude.
Công việc cần phải là sự thể hiện khả năng và thái độ tốt nhất của chúng ta.

Our work shows what kind of a person we are. Your work shows who you are.

Công việc thể hiện con người chúng ta. Công việc cho thấy ta là ai.
 
Why do I work? There are many reasons.
Tại sao tôi làm việc? Có rất nhiều lý do.
 
I do things because I am interested in doing them. Some of those things I called work and some others I called play or hobby. 
Tôi làm việc vì tôi thích thú được làm việc. Có một số tôi gọi là công việc, và số khác tôi gọi là thú vui hay sở thích.
 
 
For me hobby and work overlaps. Reading is my hobby, and it is also work. Writing is my hobby and writing is also work. 
Với tôi, sở thích và công việc thì đan xen. Đọc là thú vui, và nó cũng là công việc. Viết lách là thú vui, và nó cũng là công việc.
 
I write about the things that I really love. I express what I really feel, what I really believe and practice. Therefore it is self-expression.
Tôi viết về những thứ mà tôi thực sự yêu mến. Tôi bộc lộ những gì tôi thực sự cảm nhận, những điều tôi thực sự tin tưởng và thực hành. Do đó nó là sự tự biểu lộ.
 
Our work should be self-expression. If we don’t express ourselves in what we do, it becomes very boring. Work becomes boring if we do it just because of the money we get from it.
Công việc nên là sự tự biểu lộ. Nếu chúng ta không biểu lộ bản thân qua những gì ta làm, nó trở nên rất nhàm chán. Công việc sẽ trở nên nhàm chán nếu ta làm vậy chỉ vì tiền.
 
When I really express myself in my work I feel happy. I get energy. After working I feel relaxed.
Khi tôi thực sự biểu lộ bản thân trong công việc, tôi thấy hạnh phúc. Tôi có năng lượng. Và sau khi làm việc tôi thấy thư giãn.
 
When you work with the best of your ability and attitude you don’t lose anything. 
Khi bạn làm việc với khả năng và thái độ tốt nhất, bạn không mất bất cứ thứ gì cả.
 
You give the best of you and therefore you get the best. And by giving the best you become a better person, that is really what you get. What you get is ‘what you are.
Bạn cho đi điều tốt nhất, và do đó bạn nhận được điều tốt nhất. Và bằng cách cho đi điều tốt nhất, bạn trở nên tốt hơn, đó là điều bạn thực sự nhận được. Bạn nhận được điều bạn sẽ trở thành. 
 
Whatever you do, you do it to honor yourself. Your work must be a way of showing respect to your self.
Bất cứ thứ gì bạn làm, bạn làm chúng để trân trọng bản thân. Công việc của bạn cần phải là một cách để thể hiện sự tôn trọng chính bạn.
 
By looking at the way you work I can tell how much self-respect you have. And how much you honor yourself.
Bằng việc nhìn cách bạn làm việc tôi có thể nói mức độ tự trọng bạn có. Và mức độ trân trọng bản thân của bạn.
 
If you cheat you loose self-respect. If you loose self-respect you loose everything.
Nếu bạn lừa gạt bạn sẽ đánh mất sự tự trọng. Nếu bạn đánh mất sự tự trọng, bạn mất tất cả.
 
There are many misfortunes in our lives, but the worst of them is loss of self-respect.
Có rất nhiều điều không may mắn trong cuộc đời, nhưng điều tệ nhất là đánh mất sự tự trọng.
 
If you don’t do your work with the best of your ability you are dishonoring yourself.
Nếu bạn không làm việc với khả năng và thái độ tốt nhất, bạn đang không trân trọng chính mình.
 

Làm thế nào để làm giàu vốn từ vựng của mình



Làm thế nào để làm giàu vốn từ vựng của mình
Từ vựng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong giao tiếp. Những người không được đào tạo tiếng Anh chính thống nhưng vẫn có thể giao tiếp với người nước ngoài nhờ vào vốn từ vựng phong phú của mình. Bạn có thể đọc tiểu thuyết, báo thể thao hoặc báo địa phương. Đọc vì sở thích chứ không phải đọc để phục vụ cho công việc hoặc việc học tập của bạn. Đọc độc lập giúp tăng vốn từ vựng bởi vì chúng ta được tiếp cận với từ mới và có thể đoán được nghĩa của từ thông qua ngữ cảnh. Dưới đây là một số cách giúp phát triển vốn từ vựng thông qua quá trình đọc độc lập:

1. Đọc nhiều loại sách khác nhau
Đọc nhiều loại sách sẽ giúp bạn biết được kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau và đó cũng là chìa khoá để tăng vốn từ vựng. Tiểu thuyết, hài, thơ, truyện giả tưởng, v.v - tất cả đều có từ vựng thuộc lĩnh vực của riêng nó. Mỗi chủ đề đều có nhóm từ vựng riêng, do vậy, vốn từ vựng của bạn sẽ tăng lên cùng với số đầu sách mà bạn đọc.

2. Đọc tác phẩm của các tác giả khác nhau

Mỗi tác giả có cách thiết lập từ vựng và cách sử dụng ngôn ngữ riêng. Đọc sách báo của các tác giả khác nhau sẽ mở rộng các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và làm giàu vốn từ vựng của bạn.

3. Đọc từ nhiều nguồn khác nhau

Đọc tạp chí, tin tức, sách, báo trên mạng có thể giúp bạn sử dụng tiếng Anh thành thạo hơn. Lý do là vì tác giả viết cho những phương tiện truyền thông khác nhau sử dụng ngôn ngữ theo những cách khác nhau. Ví dụ, sách in thiên về mô tả hơn các hình thức viết khác; do vậy, chúng là nguồn tính từ và trạng từ tốt cho bạn tham khảo.

4. Giữ một quyển sổ ghi bên mình

Bạn hãy ghi lại những từ mới, tra cứu chúng trong từ điển và viết ra định nghĩa của chúng. Việc đoán nghĩa của từ qua văn cảnh chỉ giúp bạn hiểu từ đó một cách tạm thời, hời hợt mà thôi. Bằng cách tra cứu định nghĩa, bạn sẽ có thông tin đầy đủ về từ đó. Việc ghi chép lại cũng giúp cho bạn ghi nhớ nhanh và hiệu quả hơn.

Tăng vốn từ vựng thông qua các hoạt động

Bạn còn có thể tăng vốn từ vựng bằng cách đặt mình vào môi trường giầu ngôn ngữ như viện bảo tàng, vườn thú, v.v

1. Đi thăm viện bảo tàng

Bạn nên chọn những viện bảo tàng dành cho trẻ em bởi vì những đồ vật được trưng bày ở đây khá gần gũi với cuộc sống hàng ngày và thường có lời minh họa, chỉ dẫn cụ thể. Một sự lựa chọn khác nữa là “living museum” (bảo tàng sống), ở đó bạn có thể được nói chuyện với nhiều giáo sư trong lĩnh vực chuyên môn. Nhiều bảo tàng có những chương trình giao lưu hay triển lãm rất thú vị mà bạn có thể đăng ký tham gia. Chính vì thế mà bảo tàng chính là một địa chỉ học từ vựng lý thú.

2. Đi thăm vườn thú

Đến đây bạn sẽ biết được tên của các loài động vật khác nhau. Ngoài ra, bạn còn học được tên thức ăn của mỗi động vật và những quy định về môi trường sống của chúng.

3. Tham gia các lớp học

Bạn có thể tham gia các lớp học kỹ năng như đan len, nấu ăn, v.v. Mỗi kỹ năng lại có những từ riêng để mô tả dụng cụ, các quy trình và vật liệu. Do bạn thực hiện công việc bằng tay nên não của của bạn sẽ hoạt động nhiều hơn khi bạn đọc những từ đó trên sách. Hoạt động đó sẽ tạo ra nhiều mối liên hệ hơn tới não của bạn. Bạn không những nhìn thấy từ mà bạn còn được trải nghiệm cùng với nó. Do vậy, bạn có thể ghép từng từ với mỗi quá trình hoạt động của cơ thể. Như thế, bạn sẽ nhớ nhanh và lâu hơn rất nhiều.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ sử dụng những cách được đề cập trong bài báo này để tăng vốn từ vựng và mở rộng sự hiểu biết của mình về thế giới mà chúng ta đang sống. 
Chúc các bạn  học tiếng Anh tốt 

10 mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tốt hơn


10 mẹo nhỏ giúp bạn học Từ Vựng TOEIC tốt hơn
Để nhớ từ vựng thật nhiều, để nhớ lâu thì có lẽ ai cũng đều nan giải về vấn đề ấy. Một học sinh muốn giỏi Tiếng Anh bao giờ cũng phải trang bị cho mình một vốn từ vựng kha khá, để từ ấy ta vận dụng nó vào Tiếng Anh hàng ngày.
 
 
Sau đây là 10 mẹo giúp bạn học từ vựng tốt hơn khi  học TOEIC
 
1. Hãy học những từ có liên quan đến nhau
Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.
 
2. Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích
Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy.
 
3. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh
Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.
 
4. Sử dụng video
Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó sẽ rất tốt cho phần listening toeic
 
5. Thu một cuốn băng từ vựng
Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.
 
6. Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa
Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.
 
7. Luyện tập từ mới khi viết luận
Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.
 
8. Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp
Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.
 
9. Luyện tập từ mới khi nói hoặc tham gia CLB tiếng anh
Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.
 
10. Hãy đọc nhiều
Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới.

Phân biệt Advise, Suggest và Recommend



 
Advise, recommend và suggest là những động từ tương tự nhau khiến chúng ta dễ nhầm lẫn trong khi Học Tiếng Anh. Hãy xem cách sử dụng của những động từ này.
 
I was looking for a new camera. A friend of mine recommended I shop at B&H Camera Shop in NYC. I went there yesterday. The salesman was very knowledgeable and he suggested a Sony camera. It seemed like a good one, but I didn’t buy it right away. I remembered my father once advised me to take my time buying something so expensive. He always advised checking several models and stores before buying.
Dialog
  • Jen: I would really like to buy a bike for riding in Central Park on the weekends.
  • Jack: Good idea. I suggest that you try my friend’s bike shop downtown.
  • Jen: Will he give me good advice?
  • Jack: Definitely. He’ll probably advise you to try a few different bikes before you choose one. If you tell him I sent you, I think he’ll give you a discount.
  • Jen: Great! Thanks for recommending him to me.
Advise có 2 cấu trúc (hãy nhớ: advise là động từ và advice là danh từ. 2 từ này phát âm khác nhau).
 
1.    advise + [someone] + [to do something]
  • My father advised me to take my time.
  • advised Kim to take the TOEFL exam.
2.    advise + [doing something]
  • He advised checking several models and stores before buying.
  • Mom always advised washing your hands before eating.
Recommend and suggest have three possible structures:
1.    recommend / suggest (that) + [someone] + [do something]
  • A friend of mine recommended (that) I shop at B&H Camera in NYC.
  • suggested (that) Brad and Angie go to Hawaii for vacation.
2.    recommend / suggest + [-ing word]
  • He suggested checking several models and stores before buying.
  • Mom always recommended washing your hands before eating.
3.    recommend / suggest + [something]  + [to someone]
  • He suggested B&H Camera to me.
  • recommend this website to all of my students
Kiến thức hay về Toeic

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Để học tiếng Anh giao tiếp tốt


Nếu chú ý tới những phần dưới đây, bạn sẽ Học tiếng anh giao tiếp tốt hơn rất nhiều đó!


Tự tạo môi trường học tiếng Anh cho tiêng mình



Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có khả năng nói một ngôn ngữ, là bởi ngôn ngữ đó bao trùm cuộc sống của mỗi người. Tôi đã gặp những học viên chưa bao giờ đặt chân đến một quốc gia nói tiếng Anh nhưng khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt đến kinh ngạc. Bạn cũng có thể làm được như vậy, nếu bạn tự tạo ra môi trường tiếng Anh thường xuyên hàng ngày cho mình, từ việc xem phim, nghe nhạc, tham gia câu lạc bộ tiếng Anh… Tốc độ học tiếng Anh của bạn sẽ nhanh hơn nhiều. Bên cạnh đó, tham gia 1 CLB Tiếng Anh hoặc học trên các website miễn phí cũng giúp chúng ta có rất nhiều bài tập nghe nói.


Tìm những nguồn tài liệu hữu ích cho việc học của bạn


Thành ngữ Tiếng Anh có câu “practice makes perfect” – luyện tập làm nên sự hoàn hảo. Nhưng câu này không hoàn toàn đúng nếu bạn lựa chọn sai tài liệu để học. Nếu bạn không chắc về một tài liệu tiếng Anh có được người bản ngữ sử dụng không, hãy tham khảo ý kiến từ một giáo viên chuyên nghiệp.

Tự tạo niềm vui, động lực khi học tiếng Anh


Vốn dĩ chúng ta luôn ước mơ nhiều và bỏ cuộc cũng nhiều. Vì vậy, nếu việc luyện nói tiếng Anh chỉ là một hoạt động nhàm chán, sớm muộn bạn cũng sẽ tìm ra cớ để trì hoãn hoặc bỏ việc đó đi. Vậy để luyện nói tiếng Anh như một niềm vui, bạn sẽ có động cơ để duy trì việc học. “Niềm vui” có thể là xem một bộ phim hay kênh truyền hình tiếng Anh mà bạn yêu thích, tham gia câu lạc bộ tiếng Anh hay chọn một khóa học phù hợp.

Xem thêm: