Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Sửa âm theo giọng chuẩn giúp bạn nói tiếng Anh tốt hơn


Luyện nói tiếng Anh - Có một nguyên tắc là, khi âm của bạn giống hoặc gần giống âm bản xứ, bạn sẽ nghe được giọng người bản xứ dễ dàng. Khi giọng quá khác, thì dù người ta nói tiếng Việt cũng rất khó để bạn nhận ra. Hãy tưởng tượng một người Miền Tây Nam Bộ lần đầu tiên ra Huế sẽ rất vất vả để nghe được chất giọng ở đây.

Trong tiếng Anh có tổng cộng 21 nguyên âm (nguyên âm ngắn, nguyên âm dài và nguyên âm đôi) và các tổ hợp âm tiêu biểu khi các nguyên âm này kết hợp với các phụ âm còn lại. Khi nhuần nhuyễn các nguyên âm đơn lẻ và các tổ hợp âm tiêu biểu, bạn sẽ sửa được toàn bộ âm trong các từ khác mà không gặp chút khó khăn nào.

Để bắt đầu sửa âm, bạn phải bắt đầu từ việc tập chính xác các nguyên âm trong 1 từ. Sau đó, tập ghép nguyên âm đó với các phụ âm đứng trước và đứng sau nó một cách độc lập nhau và sau cùng ghép tất cả các âm trong từ lại với nhau, từ chậm đến tốc độ bình thường. Âm hình thành từ việc ghép một nguyên âm với các phụ âm có thể có trong các từ khác nhau gọi là tổ hợp âm.


Để tập được tất cả các âm và tổ hợp âm, bạn chỉ cần học nhuần nhuyễn 100 từ đầu tiên là đã có thể sửa được toàn bộ âm của mình. Từ đó trở đi là thời gian bạn lặp lại âm đúng trong các từ mới để biến âm chuẩn thành âm tự nhiên của mình.



Sau khi đã tập âm, học từ vựng và học câu nói thông dụng, hãy bắt đầu luyện nghe. Nhưng hãy chú ý, có rất nhiều lời khuyên khác nhau về cách luyện nghe, nhưng các bạn hãy chú tâm luyện nghe theo phương pháp “nghe chủ động”.

Nghe chủ động là quá trình tìm hiểu thật kỹ những từ mới, cấu trúc mới có trong bài nghe. Đối với những người có vốn từ nhiều như những người làm công tác dịch thuật nhưng khả năng nghe còn yếu thì có thể luyện nghe theo phương pháp thụ động, nghĩa là nghe và cố đoán nghĩa. Nhưng đối với người mới học hay người có vốn từ chưa nhiều, đừng cố đoán nghĩa vì việc đó chỉ làm mất thời gian mà kết quả chẳng khá hơn là bao. Khi nghe 1 bài có 100 từ mà có đến 50% từ mới thì vừa luyện nghe vừa đoán thì thật chẳng biết đến bao giờ mới giỏi được.

Vì thế, mỗi ngày, hãy lấy 1 đoạn hội thoại hoặc 1 bài viết ngắn khoảng 10-15 câu. Sau đó tìm hiểu tất cả những từ mới, tra cứu cách đọc và ngữ nghĩa, tìm hiểu các cấu trúc lạ trong các câu để nắm vững rồi bắt đầu luyện nghe. Trong khi luyện nghe, hãy cố gắng cho đến khi nghe rõ từng từ, cố gắng tập nói theo cho giống giọng bản xứ và cứ nghe đi nghe lại cho đến khi thuộc nhuần nhuyễn và nói theo đúng ngữ âm, ngữ điệu toàn bộ bài mới bắt đầu luyện bài tiếp theo.



Hãy làm như thế khoảng 20 bài, bạn sẽ thấy trình độ tiến bộ vượt bậc. Nhưng đừng vì thế mà dừng lại, kế hoạch của bạn là 1 năm, hãy tiếp tục.


Đọc thêm:

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Học giao tiếp tiếng Anh qua điện thoại

Học tiếng Anh giao tiếp công việc qua điện thoại

Với cấu trúc mới của Toeic bổ sung thêm kĩ năng Toeic speaking, chúng ta cần bỏ thời gian để trau dồi khả năng nói tiếng Anh, luyện tập trong nhiều tình huống khác nhau như: trao đổi công việc trực tiếp, qua điện thoại, phỏng vấn, buổi họp ... để nâng cao vốn từ vựng, diễn đạt sao cho tự nhiên và chính xác nhất. Sau đây bài viết sẽ chia sẻ những lưu ý khi luyện giao tiếp qua điện thoại dành cho các bạn đang luyện thi Toeic nói riêng và các bạn học tiếng Anh nói chung. 


☻Khi bạn muốn nói chuyện với ai đó hoặc muốn ai đó nối máy cho bạn:

A: Hello, can I speak to Mr. Al please? Chào chị, xin cho tôi nói chuyện với ngài Al?
B: Speaking (= This is Al speaking here). Tôi đang nói đây (= Đây là Al đang nói điện thoại).

A: Hi, is John there? Chào, John có ở đó không?
B: Hang on and I'll get him for you. Chờ một chút và tôi sẽ gọi anh ta giùm bạn.

A: Good morning, can you put me through to your sales team please? Chào buổi sáng, xin vui lòng cho tôi nói chuyện với bộ phận bán hàng?
B: Certainly. Just hold the line please. / I'll just put you on hold for a moment. Vâng. Xin vui lòng chờ trong giây lát/ Tôi sẽ chuyển máy cho anh/chị trong giây lát.

A: Is that Tonny? Đó có phải là Tonny không?
B: Who's calling please? Xin hỏi ai đang nói chuyện đầu dây?
A: It's Fiona. Fiona đây
A: Hello, Mark here. How can I help you? Chào, tôi là Mark. Tôi có thể giúpgì cho anh/chị đây?

Bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu câu thông dụng sau:

- Who would you like to speak to? Anh/chị muốn gặp ai ạ?
- Hold the line, I'll put you through. I'll pass you over to … department. Xin vui lòng giữ máy, tôi sẽ nối máy cho anh/chị tới…phòng.
- Could I speak to Mr.Tonny, please? Tôi có thể nói chuyện với ngài Tonny được không ạ?
- Am I speaking to Mr.Tonny? Tôi muốn nói chuyện với ngài Tonny, được chứ?
- Could you put me through to Mr. Tom, please? Làm ơn nối máy cho tôi gặp ngài Tom được không ạ?.
- Could you please tell him I phoned? Xin báo giúp ông ấy là tôi gọi được không?

☻Khi bạn muốn gọi để hỏi hoặc nói về việc gì:

- What does it concern, please? Anh/chị gọi về vấnđề gì ạ?
- Would you mind telling me what you're calling about? Anh/chị có việc gì không ạ?
- I'm calling about …Tôi gọi để nói về việc…
- It’s about…..về viêc….

☻Khi bạn bận hoặc trả lời là người khác bận, bạn nên khéo léo nói sao cho người khác không bị mất lòng:

- Mr. Tom is speaking on another line. Ngài Tom đang bận điện thoại.
- Mr. Tom isn't in (yet). Ngài Tom chưa về ạ.
- Mr. Tom is away on business. Ngài Tom đi công tác rồi ạ.
- Mr. Tom is on holiday (this week).Tuần này ngài Tom đi nghỉ ạ.
- Mr. Tom is out for lunch. Ngài Tom đi ra ngoài ăn trưa rồi ạ.
- I'm afraid, Mr. Tom is not available at the moment. He will be back any minute.Tôi e rằng ngài Tom không rỗi vào lúc này. Ông ấy sẽ trở lại ngay bây giờ.
- I'm sorry, but the line is engaged. There's no reply. Tôi xin lỗi, máy đang bận, không có ai trả lời.
- If you hold the line, I'll try again. Would you like to hold? Nếu anh/chị chờ được máy, tôi sẽ thử nối máy lần nữa. anh/chị có muốn chờ không ạ?

- Can I take a message? Tôi có thể để lại lời nhắn được không?
- Would you like to leave a message for Mr.Tonny? Anh/chị có muốn để lại lời nhắn cho ngài Tonny không ạ?.
- If you give me your phone number, … will call you back. Tôi sẽ gọi lại nếu anh/chị để lại số điện thoại.

- Could I have your name, please? Anh/chị vui lòng cho biết tên?
- Could I help you? / Maybe I can help you? Tôi có thể giúp gì cho anh/chị đây?

☻Khi ai đó vắng mặt, bạn muốn yêu cầu để lại lời nhắn:

A: Hello, can I speak to Mary? Chào, tôi có thể nói chuyện với Mary không?
B: I'm sorry she's not in. Can I take a message? Xin lỗi cô ấy không có đây. Chị có muốn để lại lời nhắn không? 
A: Yes please. Can you tell her that I'll meet her at 7.30 not 8 at the cinema?
Vâng, làm ơn. Xin vui lòng nói với cô ấy là tôi sẽ gặp cô ấy lúc 7.30 chứ không phải là 8.00 tại rạp chiếu phim.

B: Can I speak to Mrs.Ina please? Xin vui lòng cho tôi nói chuyện với bà Ina?

A: I'm sorry she's not at his desk. Would you like to leave a message? Xin lỗi, bà ấy không có mặt  ở bàn làm việc. Anh/chị có muốn nhắn gì không ạ?

B: No, that's OK, bye then. Không, được rồi.Tạm biệt. 

☻Khi bạn nói chuyện với tiếp tân hoặc tổng đài viên

A: Can you put me through to Mark's office? Anh/chị có thể nối máy cho tôi tới văn phòng của Mark không?
B: I'm sorry the line's busy. Do you want to hold? Xin lỗi, máy đang bận. Anh/chị có muốn chờ không?
A: No, I'll try again later. Không, tôi sẽgọi lại sau.

A: Can I have extension 397 please? Tôi muốn nói chuyện với máy số 397?
B: I'll put you through. It's ringing for you now. Tôi sẽ nối máy cho anh/chị. Chuông đang reo.

☻Chấm dứt cuộc gọi

Khi chấm dứt cuộc gọi bạn cũng nên nói sao cho thật lịchsự, nhẹ nhàng. Những mẫu câu sau đây sẽ giúp bạn làm người nghe ở đầu dây cảm thấy hài lòng nhất:
A: I'm sorry she's not here right now. Tôi xin lỗi cô ấy không có ở đây.
B: OK, I'll call back later. Bye. Không sao. Tôi sẽ gọi lại sau. Chào chị.
A: Bye. Chào anh.
A: Well thanks for that. Bye then. Được rồi, cảm ơn vì tất cả.Tạm biệt nhé.
B: Bye. Tạm biệt
Chủ đề được xem nhiều nhất

Sentence Stress - Bí quyết giao tiếp hoàn hảo

Sentence Stress - Bí quyết giao tiếp hoàn hảo


Trọng âm câu rất quan trọng vì trong khi nói tiếng Anh, từ mà bạn nhấn trọng âm cũng như cách bạn đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu nói.
Ví dụ:
  • 'love you. (Tôi yêu em - chứ không phải là thích)
  • 'I love you. (Tôi - chứ không phải ai khác - yêu em)
  • I love 'you. (Người tôi yêu là em - chứ không phải ai khác)
Xét về mặt nội dung, từ trong câu được chia làm 2 loại:
  • Những từ thuộc về nội dung (content words)
  • Những từ thuộc về mặt cấu trúc (structure words)
Những từ thuộc về nội dung là những từ khoá của một câu. Chúng là những từ quan trọng, chứa đựng nghĩa của câu.
Những từ thuộc về mặt cấu trúc là những từ ít quan trọng hơn. Đây là những từ phụ trợ để cấu tạo ngữ pháp cho câu làm cho câu đúng về "cấu trúc" hoặc ngữ pháp.
Vì vậy, bạn vẫn hiểu nghĩa của một câu khi bỏ đi phần structure words. Nếu bạn bỏ phần content words, bạn sẽ không hiểu đựoc ý nghĩa của câu đó. Hãy tưởng tượng bạn nhận được một thông điệp dưới đây:
SELL CAR GONE FRANCE
Đây là câu chưa hoàn chỉnh, nó không "đúng về mặt ngữ pháp" nhưng bạn hoàn toàn có thể hiểu nghĩa của câu này. Chỉ cần 4 từ: Somebody wants you to sell their car for them because they have gone to France, mà bạn vẫn có thể hiểu đựoc ý nghĩa của câu. Chúng ta có thể thêm vài từ:
SELL my CAR I've GONE to FRANCE
Có 4 key words trong câu này đó là: sell, car, gone, France được đánh trọng âm.
Tại sao điều này lại quan trọng trong phát âm? Bởi vì nó mang lại giai điệu, "tiếng nhạc" cho ngôn ngữ. Đó chính là âm điệu của tiếng Anh và điều này sẽ tạo nên sự thay đổi trong tốc độ nói tiếng Anh. Cách nhịp giữa từ được đánh trọng âm là như nhau.
Trong câu trên, có 1 âm tiết giữa SELL và CAR và 3 âm tiết giữa CAR và GONE. Nhưng cách nhịp time (t) giữa SELL và CAR và giữa CAR và GONE là bằng nhau. Chúng ta nói liền giữa những từ đựơc nhấn trọng âm, bằng cách nói "my" chậm hơn, và "because I've" nhanh hơn.
Vậy trong một câu, chỗ nào sẽ được đánh trọng âm ? Sau đây là một số qui tắc cơ bản:
  • Từ thuộc về mặt nội dung : được đánh trọng âm, gồm có:
Những từ mang nghĩaVí dụ
Động từ chínhgo, talk, writing
Danh từstudent, desk
Tính từbig, clever
Trạng từquickly, loudly
Trợ động từ (t/c phủ định )can’t, don’t, aren’t
Đại từ chỉ địnhthis, that, those
Từ để hỏiwho, which, where
  • Từ thuộc về mặt cấu trúc : không đánh trọng âm
Từ đúng về mặt cấu trúcVí dụ
Đại từI, you, he ,they
Giới từon, at, into
Mạo từa, an, the
Liên từand, but, because
Trợ động từcan, should, must
Động từ “to be”is, was, am
 Ví dụ:
  • I am talking to the clever students.
  • You’re sitting on the desk, but you aren’t listening to me.
  • He’s writing quickly, so it’s difficult for him to hear me.
 *** Chú ý: Đôi khi chúng ta đánh trọng âm vào những từ mà chỉ có ý nghĩa về mặt cấu trúc, ví dụ như khi chúng ta muốn sửa thông tin.
 Ví dụ:
  • "They've been to Mongolia, haven't they?"
  • "No, THEY haven't, but WE have.
 Khi "to be" là động từ chính, nó ko được đánh trọng âm cho dù trong tình huống này "to be" là content word.
Hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta không phát âm trọng âm khi giao tiếp bằng tiếng Anh thì sẽ phiền toái thế nào trong việc hiểu người khác và làm cho người khác hiểu mình? Chính vì thế hãy bắt tay vào thực hành ngay từ hôm nay bạn nhé!
Tham khảo thêm

Lộ trình 990 TOEIC dành cho người mất gốc

Lộ trình 990 TOEIC dành cho người mất gốc

Muốn nói,viết… để người ta hiểu đúng ý của mình, thì chắc chắn ngữ pháp phải đúng.Tuy nhiên, có những điểm ngữ pháp khó, không phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc và đặc biệt trong bài thi TOEIC.
TOEIC 900 điểm lộ trình học TOEIC cho người mới bắt đầu
Vì thế, quan trọng nhất là các em cần một người định hướng xem mình NÊN và KHÔNG NÊN học cái gì.
I. 0-200: Bắt đầu từ con số 0
Thời gian mà cô mong muốn các bạn dành cho level này là khoảng 1.5 đến 2 tháng. Như một tờ giấy trắng, các em cần học những từ vựng và ngữ pháp cơ bản nhất.
Các điểm ngữ pháp mà các em ưu tiên tập trung gồm:
A. Tenses (thì): Lại là thì, nhưng thì gắn với động từ. Và động từ trong một câu thì bao giờ cũng gắn liên với việc nó diễn ra ở hiện tại, quá khứ hay tương lai.
Ví dụ nhé: Nếu cô nói với một anh chàng nào đó là: I love you. (Thực ra anh chàng đó là chồng cô ý mà, ngày nào cũng nói các em ạ). Vậy động từ mà cô dùng ở đây là “Love”, diễn ra ở hiện tại, thể hiện một sự thật hiển nhiên :D
Thế nhưng nếu cô dùng câu I loved you, thì có nghĩa là em đã từng yêu anh, giờ không còn nữa, dùng ở thì quá khứ đơn. Câu này chỉ nói với bạn trai cũ thôi các em ạ.
Còn câu I will love you (forever), cô sẽ dùng để nói với em Nhím và các em bé tương lai khác của cô, rằng: mẹ sẽ yêu con mãi mãi, nói về những việc sẽ diễn ra ở tương lai.
Vậy rõ ràng, việc dùng động từ theo các thì trong Tiếng Anh không phải vì người bản ngữ muốn thế, mà vì bản thân chúng ta muốn thế.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng các em đừng tham lam học nhiều thì cũng một lúc. Đừng nóng vội nhé. Học từng thì một vì đây là thời gian xây dựng nền tảng, chậm mà chắc mới tốt. Trong tiếng Anh có rất nhiều thì, nhưng những thì mà cô kì vọng các em dành nhiều thời gian và công sức nhất (bởi vì những thì này hay dùng, phổ biến trong đời sống và công việc), theo thứ tự quan trọng bao gồm:
1. Các thì đơn (Hiện tại đơn – Present simple, Quá khứ đơn – Past simple, Tương lai đơn – Future simple)
2. Các thì tiếp diễn (Present continuous, Past continuous, Future continuous)
3. Các thì hoàn thành (Present Perfect, Past perfect, Future Perfect)
4. Động từ khuyết thiếu (Modal verb – chính là các từ như can, may, must..)
B. Part of the speech: Các bộ phận của một câu
Gồm các loại từ hết sức cơ bản: Adjective (Tính từ), Noun (Danh từ), Pronoun (Đại từ), Adverb (Trạng từ), Articles (Mạo từ), Preposition (Giới từ).
Một số bạn thắc mắc tại sao không có Verb (Động từ) đúng không? Đấy chính là những bài học về thì mà các em đã học từ trước rồi. Ngoài ra còn liên quan đến một nội dung nữa là: Sentence structure (Cấu trúc câu), chúng mình nên học ở giai đoạn thứ 2 nhé.
Song song với việc luyện tập các kiến thức ngữ pháp, các em cũng nên để tai mình làm quen với Tiếng Anh. Phương pháp nghe mà cô áp dụng ở level này là chọn những bài tập dễ thở, nghe để bắt từ, chép lại từ, mở tape script (tức là phần ghi lại những gì người ta nói) để chép lại câu đầy đủ, nghe đến khi thuộc cả câu, thuộc theo kiểu nhắm mắt vẫn có thể nhớ người ta nói gì các em ạ. Tức là mỗi câu các em cần nghe khoảng ít nhất 3-4 lần. Kĩ năng nghe có thể lên rất nhanh, phụ thuộc vào mức độ thường xuyên mà các em dành cho việc nghe.Cô kì vọng các em sẽ dành ít nhất là 30 phút – 1h mỗi ngày để luyện nghe nhé.Nếu dành nhiều hơn, các em sẽ đạt kết quả nhanh hơn. Dễ mà đúng không các em?
Dưới đây là một số sách các em NÊN HỌC, trong biển sách tràn lan trên thi thị trường nhé:
1. Ngữ pháp Tiếng Anh (Tác giả: Mai Lan Hương – Nguyễn Thanh Loan): Ưu điểm của quyển này là có tiếng Việt, sẽ không làm các em vã mồ hôi như mấy quyển sách toàn bằng Tiếng Anh. Gồm đầy đủ những phần mà cô gợi ý cho các em.Tuy nhiên, phần về các Thì bị gộp lại thành 1 bài, cô sợ sẽ hơi đồ sộ và phân tích không được kĩ. Các em nên tìm hiểu thêm từng thì trên Internet và làm thêm các bài tập ở ngoài cho kiến thức được chắc hơn.
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
2. Grammar in Use 4: Cực kì nhiều, cực kì đầy đủ, đến mức độ quá nhiều, các em nhớ chọn những chủ điểm mà cô đã nêu ra thôi nhé. Vì đây là một một quyển từ điển ngữ pháp dành cho người học tiếng Anh, tức là nội dung ngữ pháp gì cũng có, có nhiều phần nâng cao không phù hợp với sức đề kháng của các bạn mới bắt đầu đâu nhé.
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
3. ABC TOEIC: Gồm 2 cuốn là ABC TOEIC Listening Comprehension (Nghe) và Reading Comprehension (Đọc). Bộ sách đơn giản, giống như giới thiệu các bạn mới chập chững bắt đầu luyện thi TOEIC, nên các em đừng lo bị nản trong quá trình học nhé. Là một quyển sách tốt để ôn cả từ vựng và luyện nghe.Cô chú ý thêm là những từ vựng trong sách đều là thói quen của bài thi TOEIC tức đều là những từ chọn lọc rồi nhé.
Cô ưu tiên các bạn trình độ 0-200 nhiều quá, và chia sẻ nhiều vì các bạn hay sợ hãi và dễ bỏ cuộc.Cố lên các em nhé. Các bạn ở các Level khác cũng đừng ghen tị nhé!
II. Lộ trình học TOEIC 200 – 350:
lo trinh hoc toeic cho nguoi moi bat dau
Đây là trình độ mà cô gọi là Pre-TOEIC các em ạ. Trình độ của các em giờ không được gọi là a bờ cờ nữa rồi. Chắc chắn về các thì trong Tiếng Anh, và những bộ phận cơ bản của câu rồi, nội dung tiếp theo mà các em cần học gồm các nội dung ngữ pháp như sau:
1. Sentence structure – Cấu trúc câu, giúp các em ăn điểm các câu về từ loại: Noun, Adj, Adv…
Ví dụ: The weather today is … hot.
A. believe        B. believable               C. unbelievable                       D. unbelievably
Dù phía trước từ cần điền là “be”, rất nhiều bạn rất nhanh chọn tính từ B hoặc C. Tuy nhiên sau đó mình còn một tính từ là từ hot -> Từ cần điền là Trạng từ do Adv + Adj. Vậy đáp án là D.
Một cách học đúng là cách học không cần dịch nhiều, thậm chí không cần dịch, mà vẫn chọn được đáp án đúng các em nhé.          
2. Conjunction:Từ nối
3. Relative Clause: mệnh đề quan hệ
4. Conditional: Câu điều kiện, đặc biệt là câu điều kiện loại 1, vì đây là câu điều kiện hay xuất hiện nhất trong bài thi TOEIC.
5. Passive voice: Câu bị động
Đến giai đoạn này, cô chia sẻ luôn với các em về cách học từ vựng, sao cho lâu quên và sát với bài thi nhất. Ngắn gọn lắm: Học theo cụm. Cô lấy ví dụ nhé:
Từ meet (v) chỉ có nghĩa là gặp khi trong công thức meet somebody. Đặc biệt, meet with somebody: gặp, bàn bác, đàm phán với ai, mang nghĩa trang trọng, khá quen mặt trong bài thi TOEIC.
Tuy nhiên, meet (v): đáp ứng + something. Các cụm ăn điểm: meet the requirements: đáp ứng được yêu cầu, meet the deadline: đáp ứng được hạn chót, meet the demand: đáp ứng được yêu cầu…
Sách tham khảo:
Tham khảo thêm cách sách ở trên cho các nội dung ngữ pháp
Very easy TOEIC: Bộ sách phù hợp với trình độ của các bạn lắm lắm. Sau khi đã có những kiến thức cơ bản ở level 0-200, cuốn sách này sẽ dễ nuốt hơn so với việc học nó ngay từ đầu các em nhé. Sách gồm cả kĩ năng đọc và nghe.
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
Các em cũng có thể ôn thêm bộ Starter TOEIC nhưng mà bỏ phần từ vựng của sách này đi vì nội dung khá khó so với trình độ này và không sát với bài thi TOEIC cho lắm nhé.
350 – 500:
Các nội dung ngữ pháp nâng cao gồm:
Rút gọn mệnh đề quan hệ
Đảo ngữ của câu điều kiện: Đặc biệt là đảo ngữ của câu điều kiện loại 1.
Nhân tiện đây cô chia sẻ luôn một thói quen của bài thi TOEIC vậy nhé. Cô có một câu ví dụ như thế này:
….. anyone come late for the meeting, please advise our staff.
A. If                B. Should        C. May                        D. When
Nhìn vào câu này rất nhiều bạn chọn thật nhanh, đáp án A. If, dấu hiệu là “please”
Tuy nhiên động từ come đang để ở dạng nguyên thể, trong khi câu đúng phải là “If anyone comes..” do chủ ngữ anyone là chủ ngữ số ít.
Đáp án đúng và là thói quen ra đề là B. Should, vì ta có công thức Should S + V (nguyên thể)
Các trường hợp đặc biệt của câu bị động/ Phân biệt động từ dạng chủ động và bị động
Sách tham khảo:
Ngoài những sách ngữ pháp ở trên, các em có thể tham khảo một số bộ sách sau:
600 essential words for the TOEIC: Bộ sách từ vựng kinh điển cho những người học TOEIC. Tuy nhiên, từ vựng là vô biên, học cái gì, học làm sao, học như thế nào mới là những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả việc học của các em. Những chủ đề mà cô kì vọng các em sẽ học thật sâu vì quá quen thuộc:
1. General Business
2. Office issues
3. Restaurant and events
4. Travel
5. Entertainments
Link download (600 essential words for the TOEIC)
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị cho mình một cuốn sổ ghi chép những cụm từ là THÓI QUEN của đề thi nhé các em. Dưới đây là tập hợp 1 số Link download các cụm từ đó.
Adjective collocations – Cụm tính từ
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
Adverb collocations – Cụm trạng từ
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
Noun collocations – Cụm danh từ
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
Verb collocations – Cụm động từ
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
Bộ sách luyện kĩ năng: TOEIC Rainbow, Big step TOEIC 1,2
Bộ sách luyện đề: Ở giai đoạn này các em nên bắt đầu luyện đề, nên chọn những bộ đề dễ như Economy Vol 1, hoặc bộ Finish TOEIC (Reading và Listening riêng) nhé.
Link download (Economy volume 1) :  
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
Link download (Finish TOEIC):
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
Sau khi làm đề, ngoài việc check đáp án thật kĩ, các em cũng cần có một người học cùng, xem và giải thích những lỗi sai của mình. Có vậy vừa điểm vừa tăng, vừa học được thêm từ mới nữa nhé.
III. Lộ trình học TOEIC 500 – 650 - 750 điểm
Ngoài việc nắm chắc các nội dung ngữ pháp cả cơ bản và mở rộng, các em nên tập trung vào từng kĩ năng và luyện đề thường xuyên hơn.
Từ vựng: Bắt đầu học vào các chủ đề sâu hơn trong môi trường làm việc, gồm các chủ đề sau trong cuốn 600 essential words for the TOEIC:
1. Personnel
2. Purchasing
3. Finance and Budgeting
4. Management issues
Bộ sách luyện kĩ năng:
Big step 3: Độ khó cao, không quá dễ thở, như Big step 1,2. Tuy nhiên não người cũng như cơ vậy, muốn “to, đẹp, hiệu quả” thì phải chịu những căng thẳng nhất định rồi J
TOEIC ICON Intensive: Tên sách có chữ Intensive, tức là không nhẹ nhàng, nhưng càng học càng thấy lên, vì từ vựng và nội dung rất phù hợp các em nhé.
Sách luyện đề:
Link download (Economy Volume 2)
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
750+
Với trình độ 750+, các em cần tập trung để giải quyết những câu khó của cả 2 phần. Một vài bộ sách cô gợi ý cho các em làm thêm:
Reading:
TOEIC Intensive Reading
Listening
TOEIC Training Reading Comprehension 860: Có bộ từng vựng đi theo cụm rất sát đề, chia sẻ về những bẫy mà các em hay mắc phải, đồng thời cũng có các bài tập để các em luyện tập và áp dụng luôn.
Economy volume 3
Link download (Economy volume 3)
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
Bộ Longman Actual test: Đánh giá của cô là bộ này khó hơn bộ Economy. Xét về mặt sát đề hay không thì bộ Economy cô vẫn đánh giá cao và sát hơn bộ Longman. Tuy nhiên bộ Longman có mức độ khó cao hơn bộ Economy, mang nhiều thử thách hơn nếu các em đã bị “bão hòa” với Economy nhé.
Link download (New Real Longman – Actual test)
Download tài liệu: TẠI ĐÂY
 IV. Trước khi đi thi + Phương pháp luyện đề:
Tập trung vào luyện đề chuyên sâu, các kiến thức cơ bản đã phải nắm chắc rồi.Muốn đạt điểm cao hơn ngoài những thói quen của bài thi, còn phải làm thật nhiều đề.Tại sao? Để biết được những bẫy của đề bài, cũng như là những lỗi sai mình hay mắc phải.
Trước khi đi thi khoảng 1 tháng: luyện đề chuyên sâu, tổng hợp và theo dõi biểu đồ điểm cụ thể từng phần của mình để nắm được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong bài thi.
Rèn luyện với áp lực thời gian, với một chiến thuật thời gian hợp lí. Ví dụ: Với phần Reading, cô thường khuyên các bạn có lượng từ vựng và ngữ pháp tốt rồi nên làm phần đọc hiểu trước, trung bình mỗi câu dành khoảng 45-60s. Vì lúc bắt đầu làm bài bao giờ cũng là lúc các bạn sung sức và có đầu óc minh mẫn nhất. Thâm chí học sinh của cô, đăng kí thi buổi sáng lúc 7h30, nên ngày nào 7h30 cũng thức dậy làm bài thi cho quen “múi giờ” các em ạ.
Khi luyện nghe trong môi trường yên tĩnh, nên nghe loa ngoài cho giống với bài thi thật các em nhé (không dùng headphone nha)!
Nghe: luyện chuyên sâu từng kĩ năng một, luyện từng phần một, tập trung vào các phần mà điểm của mình chưa ổn. Sau đó mới chuyển sang làm cả đề, vì muốn xây nhà tốt, thì móng và từng bộ phận phải tốt đã.

Tham khảo thêm :

Những cụm từ rắc rối nhất trong tiếng Anh giao tiếp

Những cụm từ rắc rối nhất trong tiếng Anh giao tiếp

Trong từ “Company” thì ai cũng biết đó là “công ty”. Nhưng xem phim thấy 2 người trong xe hơi nhìn vào gương chiếu hậu rồi nói “We’re got company” thì bạn sẽ hiểu như thế nào?
Trung tâm dạy tiếng anh - địa chỉ trung tâm dạy tiếng anh giao tiếp uy tín chuyên nghiệp

Ở đây “company” nghĩa là “cái đuôi” – Chúng ta có cái đuôi bám theo.

Một nghĩa khác của “company” là “bạn bè”.

Ex: “We’re are judged by the company we keep” – “Người ta sẽ xét đoán bạn qua bạn bè mà bạn đang giao du”.

Thế mới có cách chơi chữ độc đáo với từ “company”.


- “Good” từ này đơn giản ai cũng biết. Nhưng gặp câu sau thì phải dè chừng “I’m moving to Europe for good”. Vì “for good” là thành ngữ “mãi mãi, đi luôn”. Hay từ “good” trong câu sau chỉ tương đương như “very”: “I’ll do it when I’m good and ready”. trung tâm tiếng anh

Cụm từ “as good as” tưởng đâu là so sánh bằng, nhưng thật ra chúng mang nghĩa “gần như, hầu như” trong câu sau: “The US$2,000 motorbike is as good as new”.

- “Rather” và “fairly” đều dịch là “khá” nhưng ý nghĩa lại rất khác nhau.

Ex: + “We’re having rather cold weather for October.” – “Tháng mười mà thời tiết như thế này thì hơi lạnh”

+ “rather” mang ý nghĩa chê, thất vọng, trong khi đó “fairly” mang ý nghĩa khen: “Oh, it’s fairly easy” – “Ồ, bài tập này khá dễ”. Sẽ khác với câu “Oh, it’s rather easy” – “Ồ, bài tập này xoàng quá”.


- “Continuous” và “continual” đều có nghĩa là “liên tục”. Nhưng “continual loss of power during the storm” có nghĩa là mất điện liên tục suốt trận bão (có điện rồi lại mất điện), còn “continuous loss of power during the storm” lại là mất điện hẳn suốt trận bão.

Tiếng anh giao tiếp thông dụng - tầm quan trọng của tiếng anh giao tiếp thông dụng hàng ngày

- “Housewife” và “homemaker”

“Housewife” nghĩa là người nội trợ theo nghĩa người Anh. Nhưng người Mỹ rất ghét từ này, họ cho rằng nó hạ thấp vai trò phụ nữ. Họ thích từ “homemaker” hơn.

Nhất là các cụm từ trong tiếng Anh. Ngay cả những loại từ thương mại như “trade” có nghĩa là buôn bán, trao đổi, nghề nghiệp. Nhưng khi dùng với các từ “down, up, in, on” lại có những hàm ý khác nhau. 
học tiếng anh online tốt nhất

Ex: bạn có một chiếc xe hơi, bạn đổi lấy một chiếc mới hơn, tốt hơn và bù thêm một khoản tiền thì dùng “trade up”, đổi xe cũ hơn và nhận một khoản tiền bù thì dùng “trade down”.

- “Trade in” mang ý nghĩa chung, đổi hàng này lấy hàng khác. Còn “trade on” thì mang ý nghĩa xấu “lợi dụng” như “Children of celebrities who trade on their family names”.
Chúc các bạn học tiếng Anh tốt

Tham khảo:

Mẹo học tiếng anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả

Mẹo học tiếng anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả

Mẹo học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày - Ngày nay, ngày càng có nhiều các bạn học sinh, sinh viên, người đi làm nhận thức được vai trò quan trọng của Tiếng Anh giao tiếp hàng ngày trong học tập cũng như trong công việc.
 

Tham khảo thêm:

Nhiều bạn bỏ ra cả năm trời để tìm ra phương thức học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả. Đó có thể là học tiếng Anh trên lớp, tham khảo các nguồn trên Internet, giao lưu kết bạn với người nước ngoài....Tuy nhiên, trong số đó, có nhiều bạn thực sự mệt mỏi với những bài giảng chỉ nghe mà không được thực hành nhiều, học mãi mà không thấy tiến bộ. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc tìm ra mẹo học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả hiệu quả, quyết định đến 60% kết quả của bạn.

Đầu tiên, bạn phải xác định mục tiêu học tiếng anh giao tiếp hàng ngày của mình là gì ?

Một khi bạn đã quyết tâm học tiếng anh giao tiếp hàng ngày rồi, bạn phải xác định được mục tiêu của mình, tức là bạn phải trả lời được câu hỏi bạn học tiếng anh giao tiếp hàng ngày để làm gì? Đây chính là bước đệm, là nền tảng ban đầu để bạn chinh phục tiếng Anh giao tiếp. Chỉ khi thực hiện tốt bước đệm này, bạn mới có thể tiến đến những bước làm tiếp sau. Chính vì vậy bạn cần phải tìm ra cho mình những mục tiêu thiết thực hữu ích nhất cho mình khi học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày.

-    Học tiếng anh giao tiếp hàng ngày để đi nước ngoài, đi du lịch hoặc tiếp xúc với những người nước ngoài, có thể mua bán trao đổi với người nước ngoài một cách dễ dàng.

-    Học tiếng anh giao tiếp hàng ngày để trao đổi công việc khi đi làm, cũng như làm tại các công ty liên doanh với nước ngoài…

-    Hoặc cũng có thể đơn giản là bạn xác định mục tiêu là học tiếng Anh giao tiếp để kết hôn với người nước ngoài thì sao ^-^...

Nhưng dù là mục đích nào đi chăng nữa thì bạn phải luôn xác định được mục tiêu học tiếng anh giao tiếp hàng ngày để làm gì? Như vậy, bạn mới có thể biết được  học cái gì và nên học như thế nào. Cách học tiếng anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả sẽ giúp bạn chinh phục tiếng Anh giao tiếp một cách dễ dàng nhất,  nhanh chóng sở hữu và sử dụng nó một cách nhuần nhuyễn.
                                                                           

Ví dụ như, bạn muốn học tiếng anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả, bạn có thể tìm một bộ phim hoạt hình, phim tiếng anh có phụ đề sau đó thì bắt chước lại những câu nói của họ và tiếp hiểu xem hoàn cảnh giao tiếp tiếng anh của họ là gì? Từ đó áp dụng vào hoàn cảnh giao tiếp hiện tại, hoặc bạn nên tìm những đoạn văn tạo động lực, nội dung trong đoạn văn có ý nghĩa mà bạn cảm thấy hứng thú học….


Tiếng anh gaio tiếp hàng ngày - Cách học tiếng anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả by Ms Hoa TOEIC

                 Tiếng anh giao tiếp hàng ngày - Meo hoc anh van giao tiep hang ngay hay

 

Thứ hai, Duy trì thói quen luyện tập nó hàng ngày

Để bạn có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh  trong công việc tốt bạn đừng quên việc tạo cho mình thói quen duy trì luyện tập hàng ngày, sẽ chẳng có ai thông minh đến mức có thể học một lần rồi nhớ mãi, hầu như tất cả những người có thể giao tiếp tiếng Anh nổi tiếng ở Việt Nam thì để tạo nên sự thành công như ngày hôm nay không thể thiếu yếu tố duy trì luyện tập mỗi ngày. Bạn hãy nhớ rằng quá trình duy trì khổ luyện chính là bí quyết tạo nên sự thành công của học tiếng anh giao tiếp trong công việc hàng ngày đấy. (Có công mài sát có ngày nên kim mà ^-^ )

Thứ ba, Kết hợp cả kỹ năng nghe và nói                          

Cách học tiếng anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả tức là rèn luyện kỹ năng nghe và nói, đây chính là 2 kỹ năng quan trọng nhất trong đỉnh cao giao tiếp quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, hai kỹ năng này bạn phải được kết hợp chặt chẽ với nhau. Nếu một người chỉ có rèn luyện kỹ năng nghe, thì nó chỉ tăng khả năng của bạn là hiểu người khác nói gì chứ không thể nói được những điều mà mình muốn đối đáp lại, hoặc ngược lại nếu một người nào đó chỉ có rèn luyện kỹ nói, thì quá trình trao đổi với người khác sẽ rất khó khăn vì không nghe được họ nói gì, như vậy sẽ biết phải trả lời như thế nào.

Chính vì vậy, để có thể giao tiếp tiếng anh tốt thì bạn phải rèn luyện kết hợp cả hai kỹ năng này, tốt nhất là hãy cố gắng để luyện tập tiếng Anh giao tiếp  với người thật, tốt nhất là với người nước ngoài, hoặc những người giỏi tiếng Anh hơn bạn, hoặc cùng lắm thì với bạn bè cũng được. Đừng tập một mình!

Thứ tư, Bạn hãy học ngữ cảnh trước, học từ vựng sau

Thông thường có những bạn luôn đặt ra mục tiêu cho mình là một ngày phải học thuộc từ 10 -15 từ mới và ngày mai lại quên ngay. Hoặc là bằng cách học một từ nào đó, ví dụ học từ “talk” thì liệt kê ra tất cả cách sử dụng của từ đó?. Học như vậy đến khi giao tiếp bạn phải “lục lọi” tất cả những từ mà mình đã học và lắp ghép lại từng câu với nhau và xem xét xem nó có thể dùng trong trường hợp này không. Bạn sẽ nói lập bập, ngắt quảng và chỉ sau một lúc là sẽ bối rối.

Thay vào đó, bạn hãy học các "ngữ cảnh" và các từ, cụm từ gắn với ngữ cảnh đó. Khi gặp tình huống tương tự bạn đã có sẵn tiếng Anh phù hợp để "bật" ngay ra rồi, thay vì phải suy nghĩ lâu.


Tiếng anh giao tiếp hàng ngày - Cách học tiếng anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả


Thứ nămHoc Anh van giao tiep hang ngay không phải là để biết mà phải được vận dụng vào thực tế

Nếu như bạn quan niệm học cho xong, cho biết thì đó là một quan niệm sai lầm, và nó sẽ chẳng mang lại cho bạn kết quả gì đâu. Bạn phải biết cách vận dụng vào hoàn cảnh giao tiếp hàng ngày. Tại sao ư ? Như bạn đã biết chỉ cần 3000 từ vựng tiếng Anh cơ bản là có thể nói tiếng Anh dễ dàng, nhưng trên thực tế có nhiều bạn có rất nhiều vốn từ vựng, thậm chí lên đến 4000 – 5000 từ nhưng vẫn không thể giao tiếp được, lý do là các bạn chỉ học để đó và không bao giờ áp dụng vào thực tế.

Vì thế vấn đề ở đây không phải là học nhiều, mà là sử dụng được tất cả những gì bạn đã học. Thay vì dành nhiều thời gian học từ mới và mẫu câu mới, hãy  chăm chỉ luyện tập hàng ngày để sử dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt vốn từ đang có của bạn trước đã.


Với mẹo học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả này hy vọng sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản cũng như cái nhìn tổng quát về mục đích, cách thức thực hiện khi bắt tay vào việc chinh phục tiếng Anh giao tiếp. Sử dụng nhuần nhuyễn một ngoại ngữ là cả một quá trình rèn luyện, kiên trì. Chính vì vậy, các bạn hãy bắt đầu ngay quá trình chinh phục tiếng Anh.

Chúc các bạn có nhiều niềm vui và gặt hái thật nhiều thành công trong việc học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả nhé!

Quá khứ phân từ (V-ed) và Hiện tại phân từ (V-ing)

Quá khứ phân từ (V-ed) và Hiện tại phân từ (V-ing)

Một số phân tích cơ bản để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chủ điểm ngữ pháp quan trọng này - Quá khứ phân từ (V-ed) và Hiện tại phân tư (V-ing) trong lúc luyện toeic

Xét ví dụ sau:
The film is so (1)…........It makes me (2) …...........
A. Interested
B. Interesting
Đáp án của 1 là : interesting và câu 2 là: interested.
Tại sao lại như vậy?
Nếu các bạn tinh ý một chút thì có thể nhận thấy rằng, kết cấu của câu đầu tiên là: S+be+ adj. Vậy ở đây chúng ta xác định adj phải là tính chất của Subject đó. Vì lẽ đó, “interesting” là đáp án chính xác.
Ở câu 2, ta thấy xuất hiện một tân ngữ “me”, kết cấu của câu là “ S+makes+Object+adj”. Vậy ta cần một adj diễn tả được cảm nhận của Object đó. Do đó, đáp án chính xác là “ Interested”.
Sau đây là tóm tắt cách sử dụng tính từ “V-ed” và “V-ing”
1. V-ing:
diễn tả bản chất, tính chất của một ai hoặc cái gì đó
He is such an interesting guy.
My job is boring
The film was disappointing. I expected it to be better.

- Nằm trong cấu trúc:
 I find English interesting/ fascinating... (bản chất của English)

2. V-ed
- Tính từ tận cùng bằng đuôi –ed cho bạn biết một người nào đó cảm thấy như thế nào về một cái gì đó.

Are you interested in buying a car?
Did you meet anyone interesting at the party?

Everyone was surprised that he passed the examination.
It was quite surprising that he passed the examination.

3. Một số cặp tính từ tận cùng -ing và -ed:

Fascinating – fascinated
Exciting – excited
Amusing – amused
Amazing – amazed
Embarrassing – embarrassed
Terrifying – terrified
Worrying – worried
Exhausting – exhausted
Astonishing – astonished
Shocking – shocked
Disgusting – disgusted
Confusing – confused
Frightening – frightened

Hi vọng các bạn đã biết cách phân biệt 2 dạng V-ed và V-ing sau bài chia sẻ vừa rồi.
Sau đây là một số bài luyện tập.
Chúc các bạn ôn thi Toeic tốt

Gerund & To-infinitive

 Gerund & To-infinitive TRONG BÀI THI TOEIC

Một số đặc điểm đặc trưng và cách sử dụng Gerund và Infinitive trong một số trường hợp cụ thể lúc luyện thi toiec

1. Những động từ theo sau là to-inf hoặc -ing có nghĩa thay đổi

 

1. Forget + to inf (=forget to do st)
I’m sorry, I forgot to lock the car
Forget + -ing form (=forget a past event)
We’ll never forget visiting Paris

2. Remember + to inf (=remember to do st)
Remember to read the instructions
Remember +-ing form (=recall a pass event)
I don’t remember meeting Al before

3. Mean + to inf (=intend to)
He mean to move the Newcastle
Mean +-ing form (=involve)
Working harder means getting more money

4. Go on + to-inf (=finish doing sth and start doing sth else) After finishing her BA, she went on to get a master’s degree.
Go on + -ing form (=continue)
She went on watching TV

5. Regret + to-inf (=be sorry to)
regret to tell you that you have failed.
Regret + -ing form (=have second thoughts about sth already done)
I regret telling lies.

6. Would prefer + to-inf (specific preference)
I’d prefer to have an early night tonight
Prefer + -ing form (in general)
prefer reading  a book to watching TV
Prefer + to-inf + (rather) than + inf without to
prefer to read a book (rather) than watch TV.
7. Try + to-inf (=do one’s best; attempt)
She tried hard to cope with her new job.
Try + -ing form (=do sth as an experiment)
Try adding some more sauce to your pasta.

8. Want + to-inf (=wish)
want to find a better job.
Want + -ing form (=sth needs to be done)
Your dress wants cleaning

9. Stop + to-inf (=pause temporarily)
He stopped to buy some milk on his way home.
Stop + -ing form (=finish, cease)
Stop talking to each other, please!

10. Hate+ to-inf (=hate what one is about to do)
hate to interrupt, but I must talk to you.
Hate +-ing form (=feel sorry for what one is doing)
hate making you feel uncomfortable

11. Be sorry + to-inf (=regret)
I’m sorry to hear he has been injured.
Be sorry + -ing form (= apologize)
I’m sorry for misunderstanding/having misunderstoodwhat you said

2. Những động từ theo sau là V-ing hoặc to- inf nhưng nghĩa không thay đổi
 
●  Begin, continue, intend, start + to-infi hoặc –ing .
Tuy nhiên, chúng ta thường không có 2 động từ cùng đuôi -ing đi cùng nhau
 
Chúng ta sử dụng:
She began laughing/to laugh. They are beginning to shout.
Nhưng không sử dụng:
They are beginning shouting.

Tham khảo